Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

14 thg 12, 2015

Hình xưa Bản Đồ Đô Thành Sài Gòn trước 75


Xem để biết cách đặt tên đường của Hà Nội hiện nay đấu với Đô Thành Sài Gòn Xưa .

Hôm trước anh Nhân Đức Lê có mời Ròm xem hình xưa về bản đồ đường sá Việt Nam trước 75 .... tò mò lò mò chôm về được thêm một số hình bản đồ Sài Gòn xưa ,đồng thời xem thấy được hai bài viết gần như đấu với nhau giửa Sài Gòn Xưa và Hà Nội Nay về cách đặt tên đường theo Lịch Sử Việt Nam . Mời cách Anh Chị Bạn xem những gì Ròm thấy được ......
Bài viết về cách đặt tên đường của Đô Thành Sài Gòn Xưa trước 75 xuất hiện vào tháng 8 2015 mà Ròm đã đem về Blog Hình Xưa của Ròm nè ===> Tên đường Sài Gòn xưa
(Ròm trích một đoạn về đây thôi vì bài này hơi dài ,mời xem thêm bên Blog Hình Xưa của Ròm )
......Nếu Quý vị nào năm nay niên kỷ đã đặng "Thất thập … tầm tử lộ", hoặc chí ít cũng khoảng "6 bó" và đã từng sống ở Sài Gòn lâu năm, chắc hẳn quý vị đã biết trước năm 1954, toàn bộ tên của đường phố này đều mang tên các danh nhơn cũng như các nhơn vật lịch sử của nước Pha lang sa. Điều này cũng dễ hiểu vì Hòn Ngọc Viễn Đông này lúc đó là thủ phủ của xứ thuộc địa Cochinchine (Cô Chín người Tàu), một lãnh thổ thuộc hải ngoại của nước Pháp. Kịp tới sau ngày 07.07.1954, (còn được kêu bằng Ngày Song Thất) đánh dấu ngày ông Ngô Đình Diệm nhận Chỉ Dụ của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam nhận chức vụ Thủ Tướng Chánh Phủ. Sau một thời gian ổn định tình hình nội trị, Thủ Tướng Diệm thành lập một Ủy Ban đổi tên đường cho Đô Thành Sài Gòn. Ủy ban này tập trung rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các học giả uyên bác, họp nhau lại để cùng tìm cách đổi tên đường từ tên Tây ra tên Việt sao cho thật phù hợp với tâm tình của người Việt mình. Và chính nhờ Ủy Ban này mà Thành Phố đã có được một diện mạo mới khiến cho dân Sài Gòn rất đỗi tự hào về Thành Phố mà mình đang sống trong đó. Tôi nói thí tỷ như đường mang tên Boulevard de Charner được đổi thành Đại Lộ Nguyễn Huệ, hoặc đường Avenue Galiéni thành Đại Lộ Trần Hưng Đạo …
 
Trên Đại Lộ Nguyễn Huệ ở giữa lộ có những Kiosque bán bông hay những nước giải khát chia cách có trồng bông kiểng để phân con lộ ra làm hai phần nên người Pháp đặt là Boulevard, trong khi đó trên Đại Lộ Trần Hưng Đạo thì không có mấy cái bồn bông trồng kiểng ở giữa lộ như bên Nguyễn Huệ nên người Pháp kêu bằng Avenue..... ( mời xem thêm theo link dưới ) http://namrom64.blogspot.de/2015/12…
 
Và đây là bài post của Kênh 14 , hai tháng sau khi có bài viết về đặt tên đường Sài Gòn Xưa theo Sử Việt nói về cách đặt tên đường của Hà Nội Hiện Nay ===> Giải mã quy luật đặt tên đường, tên phố ở Hà Nội (07:00:00 10/10/2015)

13 thg 12, 2015

Tên đường Sài Gòn xưa

Tên đường Sài Gòn xưa

Tên đường Sài Gòn xưa
Thể loại: Cổ Tích - Dân Gian - Dã Sử
Tác giả: Nam Vịnh Lão Gia
Ngày đăng: 08/08/2015

Đường xưa lối cũ,
có em tôi tóc xanh bay mơ màng
Đường chiều dịu nắng,
bóng em đi áo nâu in đường trăng
(Hoàng Thi Thơ)

Bài viết liên quan:
Bản đồ Saigon thời VNCH

      Nếu Quý vị nào năm nay niên kỷ đã đặng "Thất thập … tầm tử lộ", hoặc chí ít cũng khoảng "6 bó" và đã từng sống ở Sài Gòn lâu năm, chắc hẳn quý vị đã biết trước năm 1954, toàn bộ tên của đường phố này đều mang tên các danh nhơn cũng như các nhơn vật lịch sử của nước Pha lang sa. Điều này cũng dễ hiểu vì Hòn Ngọc Viễn Đông này lúc đó là thủ phủ của xứ thuộc địa Cochinchine (Cô Chín người Tàu), một lãnh thổ thuộc hải ngoại của nước Pháp.

      Kịp tới sau ngày 07.07.1954, (còn được kêu bằng Ngày Song Thất) đánh dấu ngày ông Ngô Đình Diệm nhận Chỉ Dụ của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam nhận chức vụ Thủ Tướng Chánh Phủ. Sau một thời gian ổn định tình hình nội trị, Thủ Tướng Diệm thành lập một Ủy Ban đổi tên đường cho Đô Thành Sài Gòn. Ủy ban này tập trung rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các học giả uyên bác, họp nhau lại để cùng tìm cách đổi tên đường từ tên Tây ra tên Việt sao cho thật phù hợp với tâm tình của người Việt mình. Và chính nhờ Ủy Ban này mà Thành Phố đã có được một diện mạo mới khiến cho dân Sài Gòn rất đỗi tự hào về Thành Phố mà mình đang sống trong đó. Tôi nói thí tỷ như đường mang tên Boulevard de Charner được đổi thành Đại Lộ Nguyễn Huệ, hoặc đường Avenue Galiéni thành Đại Lộ Trần Hưng Đạo …

10 thg 12, 2015

Hình xưa "Nạn Kẹt Xe hơi " tại Sài Gòn trước 75

Xưa lơ xưa lắc mà cũng bày đặt "kẹt xe " như xứ Tây hiện nay ...hihi 

Việt Dương Nhân ..... . Bùng Binh Chợ Bến Thành Sàigòn  . Ngán nhứt là lái xe tới đây lối 5, 6 giờ chiều... Bảy nhớ mãi đêm Noel 1974 Bảy bị kẹt 4 tiếng đ/h ngay đây  Sợ trễ, biết sẽ kẹt xe nên nhờ chú Tài-xế chở đi rước mấy nhỏ bạn đi Party sớm. Không ngờ kẹt tới 11 giờ mới tới. Giới nghiêm 12giờ khuya, chơi vui về trễ đêm ấy bị Cảnh Sát làm khó... Nhưng nhưng rồi cũng 'thông cảm' cho qua Nhớ quá Sài-Gòn Dấu Yêu 

 nguồn :  https://www.facebook.com/namrom64/posts/452068534987155…

*******************
Dạo một vòng trở về cái thời hồi đó trước 75 , xem xe hơi xế hộp trên đường phố Sài Gòn Xưa ....tiện tay chôm về vài chiếc xe xưa trước 75 trong miền Nam VNCH ......mới xem .


 Những ngày tết nhất hổng chỉ kẹt xe mà kẹt luôn cả người hihi 

9 thg 12, 2015

Hình xưa Rạch Giá của một thời trước 75 vài hình xem chơi .

Có ai rảnh về Rạch Giá của một thời trước 75 với Ròm một chuyến hông ???????
Nhỏ tới lớn có biết Rạch Giá đâu mà cũng bày đặc post hình Rạch Giá Xưa , siệc tình cái thèng ròm này hahaha gặp ai cắc cớ hỏi Rạch Giá ở đâu hướng nào gần đâu ,..... bù chớt cứng họng hổng biết trả lời hehehe


 Chùa Tam Bảo

 Tuấn Liễu Đường đi xuống dinh Tỉnh trưởng,Pháp đình Kiên Giang,Đình ông Nguyễn,Ty Khí tượng,trại Lính kèn và sân Vận động.Bungalow trước 1975 là Ngân hàng Việt nam Thương tín.Hình này chụp vào thời Pháp thuộc vì vẩn còn chiếc Xe tay,xe xích lô có từ thập niên 1940 trở về sau.

 Tuấn Liễu ....,cầu bị giật sập vào tháng 7/1967 làm chết hơn 30 người,đa số là đàn bà,trẻ em và các bác Xích lô.Hình này chụp từ phía Kho dầu,đường Nguyễn Thái Học.Sau này Công binh VNCH xây lại cầu mới và có đặt tấm bia phía bên này cầu,ghi rằng "Ngày...tháng bảy năm 1967.Ngày Uất hận của toàn dân Kiên giang vì trên 30 đàn bà,cụ già và trẻ em đã thác oan nơi đây.Xin cầu nguyện cho họ".Tấm bia đã bị nhổ bõ vào ngày 1/5/1975 sau khi Tiểu khu Kiên giang đầu hàng.

Miền quê trong miền Nam hồi xưa trước 75 .

Sinh Hoạt Nông Thôn miền Nam của một thời trước 75 .
Xem để thấy dân quê hồi xưa trong Nam như thế nào .


(Một comment mà Ròm nhận được từ bên FB )
FB Larry Harrison Đẹp đăng bài, tôi đã ở đó vào năm 1967 và nó đã không phải vì tôi muốn là bởi vì tôi đã đi thẳng vào quân đội sau trung học.
Có nhiều lý do mà chúng tôi những người Mỹ đã không biết cho đến khoảng 5 năm trước, khi họ cuối cùng đã phát hành một thông ti
n rất nhiều về cách thức và lý do tại sao chúng tôi ở Việt Nam.
Tôi sẽ được hạnh phúc hơn để chia sẻ một số thông tin này với bất cứ ai. Đây không phải là propoganda, nó là sự thật.

Tôi đã hai lần vào năm 2012 và tôi đã thấy cả nước từ đồng bằng sông Cửu Long đến Quảng Trị, vùng biên giới Lào, biên giới Thái Lan, Trung Quốc và Hà Nội. Tôi cũng đã từng đến Đà Nẵng, Nha Trang, Venna Đảo Ngọc, Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) và rất nhiều nơi ở giữa.
Clip này Ròm có post bên FB
https://www.facebook.com/1782901738516590/videos/2191763020963791/

Những bài đăng trong tầng lầu này