Cuộc sống thường nhật Sài Gòn trước1975
Da Kao 67-68 - Rạp ciné CASINO DAKAO
Saigon 67-68
Quán bar đội lốt nhà hàng.
"Thực đơn" là bia rượu, "thực khách" là lính Mỹ, chiêu đãi viên là các em váy ngắn, áo hở ngực. Lính Mỹ vô uống bia sẽ được vài em ngồi cùng nói chuyện, từ A tới Z -- tiền thân của bia ôm sau này. Sau khi quân đội Mỹ rút về nước năm 73, hết khách Mỹ nhiều quán đóng cửa, một số chuyển qua phục vụ khách Việt, chịu chơi không khác khách Mỹ, và từ "bia ôm" ra đời. Bia ôm từ đó mọc lên như nấm.
Ngã tư Hồng Thập Tự - Pasteur - 1966. Xa xa là câu slogan rất hiện đại của hãng dầu Shell.
Phà Thủ Thiêm - Sau khi đường hầm Thủ Thiêm đuợc đưa vào sử dụng cuối năm 2011, bến phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động kể từ ngày 1/1/2012, sau gần 100 năm có mặt tại nơi này.
Phà Thủ Thiêm - Sau khi đường hầm Thủ Thiêm đuợc đưa vào sử dụng cuối năm 2011, bến phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động kể từ ngày 1/1/2012, sau gần 100 năm có mặt tại nơi này.
Ngã tư Phan Thanh Giản - Đinh Tiên Hoàng 67-68: Người cảnh sát đang thò tay vào cái hộp trắng để thay đổi đèn tín hiệu. Ngày xưa đèn ở ngã tư chưa được tự động hóa như bây giờ, phải có 1 ông cảnh sát đứng để bật tắt thay đổi xanh đỏ điều tiết giao thông.
Cô gái là nhân viên sở Mỹ: Trước 1975 tại miền Nam VN, hầu hết phụ nữ làm việc tại các văn phòng hay trường học đều mặc áo dài.
Mậu Thân 1968 - cầu Nhị Thiên Đường nối Quận 8 với trung tâm Sài Gòn: Gọi là cầu Nhị Thiên Đường là do lúc đó có bảng quảng cáo dầu Nhị Thiên Đường ở ngay đầu cầu. Sau đợt Tổng tấn công năm Mậu Thân, nhịp sống sinh hoạt của Sài Gòn đã nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng Quân đội VNCH vẫn phải tăng cường, thiết giáp luôn túc trực ở những nơi trọng yếu...
Kênh Nhiêu Lộc nhìn từ trên cầu Công Lý
Lính Mỹ và lính VNCH gọi đây là "Black Market" - chợ đen: Cuối thập niên 60 đầu 70, bắt đầu từ chiều tối là dân chợ đen bày đồ tuôn từ PX Mỹ ra trước thương xá Tax bán, đủ thứ thượng vàng hạ cám nhưng nhiều nhất là đồ hộp ăn sẵn của quân đội Mỹ (gọi là C-rations) mà dân Sài Gòn thời đó rất khoái.
Còn đây là C_ration_box
Một ngõ hẻm Chợ Lớn
Quân cảnh VNCH: Tiêu chuẩn tuyển Quân cảnh ngày trước là 1m68 trở lên, cân nặng 65 - 70 kg, ngoài ra còn có Quân cảnh riêng của từng binh chủng. Trường hợp QC mặc quân phục trơn bắt quân nhân vi phạm quân kỷ thuộc binh chủng nào ,thì sau đó phải liên lạc cho QC binh chủng của quân nhân đó đến giải đi. Một ví dụ:
...nắng Trương Minh Giảng
Mưa Sài Gòn...
...phố bỗng là dòng sông uốn quanh
Sài Gòn 1971 - Chiếu phim dạo cho trẻ em: 1 chiếc xe chiếu phim như trên đại loại chiếu những đoạn phim câm trắng đen "Xặc-Lô" hay hoạt họa chuột Micky dài chừng vài phút. Thông thường ông "chủ rạp" bắt khán giả nhí phải ngồi chờ như trong hình cho đủ khách mới chiếu. Ở mỗi ống dòm có 1 cái cửa sắt, sau khi trả tiền, ông ta sẽ kéo 1 sợi dây từ chổ ông ta đứng để kéo cái cửa lên thì mới thấy được cái màn ảnh ở trong hộp. Với khán giả nhí hồi đó xe chiếu phim này là 1 kỳ thú.
Chợ tết Xuân 1970 (chợ Bến Thành)
Xích lô Sài Gòn
Cúng cô hồn ở một xóm nghèo...
Gánh nước từ vòi nước máy công cộng. Thùng gánh nước được tái chế từ những thùng dầu hôi. Dầu hôi xài xong đục bỏ nắp, gắn thanh gỗ ngang đóng đinh hai đầu là thành thùng xách hay gánh nước, nhà nào cũng có vài cái.
Nhà này đẻ khiếp thật...
Áo dài trên đường Lê Lợi - Sài Gòn 1964
Các em bé thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến
...phố bỗng là dòng sông uốn quanh
Cám ơn bạn rất nhiều. Mình rất thích xem lại những tấm hình xưa như thế này.
Trả lờiXóaHổng biết sao ,Ròm xem những hình xưa hoài mà hổng có chán .Ròm cứ xem đi xem lại rồi lại đi truy lùng những hình xưa ,hình nào thích lại chôm về hehehehe
XóaCòn những hình ảnh hiện nay của VN ,R hoàn toàn không thích xem .Thỉnh thoảng nghía một cái trong những bài viết tin tức ,coi có gì mới hay không .