27 thg 8, 2012

Hình ảnh cứu hỏa của Sài Gòn xưa .(1971)


Trích đoạn lời kể của 1 công dân lớn tuổi trong thiên đàng xã nghĩa :

-"Ngày xưa, hồi mày còn chưa ra đời, Sài Gòn đã có chữa cháy bằng máy bay. Cứ có cháy trong phố chật hẹp , là trực thăng lại lạch phạch bay tới, thả gầu múc nước từ Sông Sài Gòn, mang đến đổ ào, đám cháy tắt phụt!"...




* Sưu tầm từ : maithanhhaiddk blog .

Ngày xưa .....lúc này là 20 tết năm 1971 (20 tháng chạp năm tân hợi)
Vụ cháy xảy ra tại Quận 4 đ Bến vân đồn ,chiếc CH 47 múc nước gấn đó ..cầu ông lảnh sông SG ,lúc này tôi có đứng xem và phụ bà con chạy dọn đồ đạc ..Quê hương cua tui mà lị hè hè trực thăng chửa cháy có 2 giờ là tắt ngúm ..


nam64 wrote on Dec 19, '11
40 NĂM TRƯỚC, SÀI GÒN ĐÃ CHỮA CHÁY BẰNG... MÁY BAY.
http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/12/may-bay-chua-chay-o-sai-gon-nam-1970.html
haiquamuckinh wrote on Dec 19, '11
nam64 said
40 NĂM TRƯỚC, SÀI GÒN ĐÃ CHỮA CHÁY BẰNG... MÁY BAY.
http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/12/may-bay-chua-chay-o-sai-gon-nam-1970.html
 
Để rồi 40 năm sau cả nước lay hoay tìm cách chữa cháy bằng trực thăng?!
Sao mình bị ớn lạnh ....
nam64 wrote on Dec 19, '11
Một toán lính cứu hỏa đang vất vả tìm cách cứu 1 cô gái bị đè dưới đống đổ nát của tòa nhà vừa bị VC đặt mìn


Cột khói đen bốc lên cao tại 1 khu vực trung tâm SG , và các xe cứu hỏa tại hiện trường


Lính cứu hỏa dọn dẹp xác chết VC tháo chạy bỏ lại :




Lính cứu hỏa tất bật cứu 1 người phụ nữ bị kẹt trong ngôi nhà đang bị cháy do rocket của VC :

Giải quyết xong ổ đề kháng của VC , tiếp theo là phần việc của người lính cứu hỏa


vulep wrote on Dec 19, '11
Lữa cháy cái nào cũng thua hết ,, Lữa giờ độc hơn lữa xưa.
trangden wrote on Dec 19, '11, edited on Dec 19, '11
- Chủ nghĩa cs sinh ra đói nghèo - ngu dốt , mục đích chính của nó là dùng bánh vẽ xã hội công bằng bình đảng đển che đậy sự cai trị độc tài . Chỉ lo nhiêu đó thì làm gì còn cái đầu óc để lo cho dân ...
- Cai trị độc tài thì phải có phe đảng bè phái , chính đó là nguyên nhân sinh sản mọi thứ tiêu cực trong xã hội - chính quyền của cs
- Giả dối sẽ sinh ra giả dối đó là điều tất nhiên .

Me ! nói bốc c... "ta xây lại bằng mười" , thấp hơn mười lần thì có ...
huynhtran wrote on Dec 20, '11
Những hình ảnh thật có giá trị lịch sử và nhân văn.
vulep wrote on Dec 20, '11
Lũa bây giờ dốt cháy CS mới ghê hỉ
vulep wrote on Dec 20, '11, edited on Dec 20, '11
Một phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tỵ nạn kể chuyện làm báo.
http://condannuocviet.multiply.com/journal/item/994/994?replies_read=1
Quê Mẹ: Xin anh cho biết về cơ cấu hoạt động và mục đích của chương trình phát thanh dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam ?

bà mẹ nó kiều bào đói lắm lắm tết nầy không có gạo nấu cớm ăn đấy.
không thấy thằng chó nào phát tiền ăn hết .M mày CS. ((
zipposgvn wrote on Dec 20, '11

Thì ra 40 năm trước Sài Gòn đã có lực lượng PCCC bằng trực thăng! 
vulep wrote on Dec 20, '11

Monday, December 19, 2011

* Trực thăng cứu hỏa Mỹ (kỳ 1)

Do có nhiều vụ cháy rừng và cao ốc lớn,Mỹ sở hữu đội ngũ trực thăng cứu hỏa đông đảo, kể từ trực thăng do thám, cứu hộ và chữa cháy.
Các trực thăng này đa phần được cải tiến từ máy bay quân sự.
Nhắc tới các dòng trực thăng cứu hỏa của Mỹ thì đặc điểm nổi bật là đa số chúng đều có nguồn gốc từ các trực thăng quân sự. Và hiện tại, quân đội Mỹ cũng khá thường xuyên điều trực thăng tới hỗ trợ các chiến dịch cứu hỏa cháy rừng lớn tại các bang như Carlifornia và Nevada.
Khi trực thăng quân sự tham ra các chiến dịch cứu hỏa, ngoài phi công chính và phụ thì thường có thêm một sỹ quan quản lí bay quân sự đi kèm.
CH-53E “Super Stallion”

CH-53E “Super Stallion” mang theo túi chứa nước để chữa cháy rừng tại Mỹ.

Nhà sản xuất: Sikorsky Aircraft Corp.
Đội bay: Phi công chính, phi công phụ và một quản lý bay.
Lượng nước mang được: 7600 lít.
CH-53E là chiếc trực thăng lớn nhất trong biên chế quân đội Mỹ với 3 động cơ. CH-53E có khả năng mang tới 16 tấn hàng hóa.
Trong những đám cháy rừng, CH-53E sẽ là phương tiện dập lửa chủ chốt vì khả năng mang được một lượng lớn nước.
CH-47 “Chinook”

CH-47 “Chinook” cứu hỏa cũng giỏi như chiến đấu.

Nhà sản xuất: Boeing/Vertol Aircraft.
Đội bay: phi công chính, phi công phụ và một quản lý bay.
Lượng nước mang được: 7600 lít.
CH-47 tiếp tục là một máy bay trực thăng vận tải quân sự hạng nặng của Mỹ được chuyển đổi thành trực thăng cứu hỏa.
Trong một chiến dịch chữa cháy, CH-47 sẽ mang các túi chứa nước để cứu hỏa cỡ lớn để dập tắt đám cháy, sau đó tận dụng tải trọng “khủng” của mình để thực hiện công tác cứu hộ, sơ tán nạn nhân bị thương.
CH-46 “Sea Knight”
Có trọng tải nhỏ hơn "Chinook" nên CH-46 “Sea Knight” thiên về khả năng cứu hộ.

Nhà sản xuất: Boeing/Vertol Aircraft.
Đội bay: phi công chính, phi công phụ và một quản lý bay.
Lượng nước mang được: 850 lít.
CH-46 “Sea Knight” và người anh em CH-47 “Chinook” luôn được tin tưởng bởi độ bền bỉ của hai cánh quạt riêng biệt. CH-46 “Sea Knight” chủ yếu sử dụng để sơ tán và làm công tác hậu cần trong các đám cháy.
AH-1 Firewatch “Cobra”
AH-1 Firewatch “Cobra” có tốc độ nhanh và di chuyển linh hoạt.

Nhà sản xuất: Bell Helicopter.
Đội bay: phi công chính, một nhóm điều hành bay qua điện đàm.
Lượng nước mang được: không.
AH-1 Firewatch “Cobra” là chiếc con cưng của lực lượng cứu hỏa rừng của Mỹ.
Do có tốc độ bay nhanh và linh hoạt nên nhiệm vụ chủ yếu của AH-1 là quan sát và nắm bắt tình hình đám cháy.
Đây được xếp vào loại máy bay cứu hỏa chiến thuật. AH-1 thường được trang bị những máy quay tầm nhiệt, do vậy phi công có thể xác định những đám cháy còn âm ỉ.
UH-60 “Blackhawk”
UH-60 “Blackhawk” tham ra một chiến dịch chữa cháy rừng ở California.

Nhà sản xuất: Sikorsky Aircraft Corp.
Đội bay: phi công chính và phi công phụ và một quản lý bay.
Lượng nước mang được: 3.000 lít.
UH-60 “Blackhawk” là một máy bay quân sự nổi tiếng của quân đội Mỹ. Những chiếc UH-60 “Blackhawk” thuộc biên chế của lực lượng phòng vệ Mỹ khá hay được điều động để “đánh lẻ” trong những chiến dịch chữa cháy rừng. Và UH-60 “Blackhawk” thể hiện rằng ngoài kỹ năng chiến đấu thì trực thăng này cũng là một lính cứu hỏa lành nghề.
Alouette 316B

Nhà sản xuất: Aerospatiale
Đội bay: phi công chính.
Lượng nước mang được: 700 lít.
Alouette 316B là máy bay trực thăng của Pháp. Với cửa kính buồng lái rất lớn nên phi công có tầm nhìn rộng và bao quát. Alouette 316B được sủ dụng chủ yếu cho các hoạt động quan sát và thu thập thông tin. Ngoài ra, với thùng chứa nước khoảng 700 lít, Alouette 316B cũng tỏ ra hữu hiệu với các đám cháy trong thành phố.
Điểm yếu của Alouette 316B là độ ồn của động cơ lớn và tiêu tốn nhiên liệu, ngoài ghế của trực thăng thì chỉ có thêm 3 ghế phụ.
SA 315 “Lama”
SA 315 “Lama” gần như tương đồng với Alouette 316B và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giám sát.

Nhà sản xuất: Aerospatiale
Đội bay: phi công chính.
Lượng nước mang được: 700 lít.
SA 315 có những đặc điểm gần như tương đồng với người anh em Alouette 316B. Nhiệm vụ chủ yêu của SA 315 là quan sát, thu thập thông tin.
MD 500D
MD 500D trong biên chế lực lượng cứu hỏa California.

Nhà sản xuất: Hughes Helicopters/McDonnell Douglas
Đội bay: phi công chính.
Lượng nước mang được:450 lít.
MD 500D là một trực thăng dân dụng được phát triển từ mẫu trực thăng quân sự OH-6A. Bản thân OH-6A là một trực thăng do thám được sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam nên MD 500D được sử dụng để quan sát và hỗ trợ dập lửa. Chỉ có 3 ghế phụ nên MD 500D cũng bị hạn chế trong quá trình cứu hộ.
Bell 206B “JetRanger”
Bell 206B “JetRanger” là máy bay hạng nhẹ trong dòng Jet Ranger nổi tiếng của Bell Helicopter.

Nhà sản xuất: Bell Helicopter
Đội bay: phi công.
Lượng nước mang được: 450 lít.
“JetRanger” là một mẫu máy bau trực thăng khá toàn diện với độ tin cậy cao, có khả năng cất-hạ cánh ở những địa điểm nhỏ. Ngoài ra, khả năng cất-hạ cánh ở những điểm có độ cao lớn khiến cho “JetRanger” đặc biệt phù hợp cho việc chữa cháy các vụ hỏa hoạn nhà cao tầng. “Jet Ranger” có thể mang 450 lít nước và có 4 ghế phụ khá thuận tiện cho công tác cứu hộ.
Với những ưu điểm trên, “JetRanger” có thể sử dụng cho mọi nhiệm vụ như: cứu hộ, quan sát và chữa cháy.
Bell 206L-III “LongRanger”
Bell 206L-III “LongRanger” có khoang hành khách lớn phù hợp với chức năng cứu hộ.

Nhà sản xuất: Bell Helicopter
Đội bay: phi công.
Lượng nước mang được: 450 lít.
“LongRanger” là một bản nâng cấp của “JetRanger” với chiều dài lớn hơn và thêm 2 ghế phụ để phục vụ công tác cứu hộ.
Thông tin được tham khảo từ "Cẩm nang máy bay cứu hỏa Mỹ" của Phòng cứu hỏa California.
Hữu Nghĩa (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm