13 thg 8, 2012

Hình ảnh những bản nhạc xưa.


Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích.

Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người...
Đây là bản Lòng Mẹ nổi tiếng cúa Y Vân



Bản Mùa Thu Trong Mưa của Trường Sa
Con Đường Mang Tên Em của Trúc Phương
Thành Phố Buồn của Lam Phương. Mưa Trên Phố Huế của Minh Kỳ.
Bài không tên của người nhạc sĩ mang nhiều tai tiếng trong trại Tù CS, Vũ Thành An.
Nhạc của Phạm Duy, người nhạc sĩ đã quay lưng lại với nổi đau của dân tộc.
Phạm Duy đã quay về đầu quân với những người đang ngồi trên đầu dân tộc




Đặng Thế Phong - Văn Phụng - Văn Cao
Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương
Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh
Thu Ca của Phạm Mạnh Cương
Từ Linh - Cung Tiến
Lê Thương - Dương Thiệu Tước
Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã rên rĩ cho nổi đau của dân tộc . Nhưng khi dân chúng đau đớn thật sự thì người nhạc sĩ nầy mãi mê với rượu, cho đến chết không còn than vãn nữa.


macabongsaigon wrote on May 20, '11
Cảm ơn bạn cho xem những hình ảnh quý và hiếm.
huynhtran wrote on May 20, '11
Ôi! toàn là những album yêu thích thủa bé thơ..
Cám ơn em đã sưu tầm nhé.
huynhtran wrote on May 20, '11
Chị nghĩ TCS không như vậy đâu em.
nam64 wrote on May 20, '11
huynhtran said
Chị nghĩ TCS không như vậy đâu em. 
Em ôm hết hình ,luôn cả chú thích từ nguồn về chứ không phải của em .
Đối với TCS thì em thấy có rất nhiều chỉ trích lắm ,riêng em thì không có ý kiến gì cả .Em chỉ thích thưởng thức nhạc mà thôi hehehe mổi người một ý mà hihi
huynhtran wrote on May 20, '11
Hihi.. chị cũng thế.. lấy lòng "từ bi" mà nghe tất cả..hhiii
hongdwc wrote on May 21, '11
Về TCS, chú thích như vầy thì sai rồi.
"Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã rên rĩ cho nổi đau của dân tộc . Nhưng khi dân chúng đau đớn thật sự thì người nhạc sĩ nầy mãi mê với rượu, cho đến chết không còn than vãn nữa."

Mình cũng thích một số bài hát của TCS, và cũng có gặp mặt đôi lần. Vế đầu của chú thích có phần đúng: TCS đã rên rỉ. Nhưng chú thích thiếu, phải nói là hơn thế nữa, TCS đã to mồm kêu gọi dân miền Nam chống lại cuộc chiến tự vệ của họ, để họ "được" giải phóng. Còn vế sau của chú thích thì chỉ đúng được khỏan rượu. Vì đến khi mở mắt ra thấy mình bị lừa, người story-teller này lại chỉ lí nhí (chứ không to mồm như trước) than thân trách phận với "Mẹ (chân lý) bỏ con đi", tự an ủi với "Tôi ơi đừng tuyệt vọng" và thương hại phận dân tộc bằng một con mắt trong "còn hai con mắt khóc người một con".

Vâng, cuối đời anh nghiện rượu, mà phải rượu đắt tiền Whisky Chivas già tuổi mới được.

Những nghệ sĩ thành công về tài năng chưa chắc đã có cuộc đời đáng kính. Kệ họ đi. Mà kệ không được nhỉ. Người ta ai cũng thích được nghe nghệ sĩ dẫn dụ, thế mới chết. Chứ nếu không thì văn nô đã không được trọng dụng.

Có một điều đáng nhìn lại để tôn trọng TCS là anh đã phổ biến những lời rên rỉ của mình trong tình thế bị bịt miệng 100% để ít nhất nếu người nghe không hiểu và tha thứ cho anh thì anh cũng vẫn gửi gấm được một chút gì gọi là xin dân tộc tha thứ. Các nghệ sĩ đã từng lầm lỡ ai làm được như thế!
nam64 wrote on May 21, '11
hongdwc said
Về TCS, chú thích như vầy thì sai rồi. 
Cám ơn hongdwc đã cho Ròm biết thêm về TCS
Ròm trích một đoạn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Công_Sơn
..................
Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi[2].. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959[4]. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh LyVì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến,nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[5].Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[6], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay. Như: Huyền thoại mẹ, nối vòng tay lớn.
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính (Trốn lính thì trốn lính ,tại sao bị bắt buộc ?ai bắt buộc? Ròm không hiểu) nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo LộcLâm Đồng[7]
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật vàtiếng Việt), Ca dao MẹNgủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968[8].
Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.[9]
Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lậptự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được...
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[10]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[cần dẫn nguồn][11] hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên[8]. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ởhải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa XuânEm ở nông trường em ra biên giớiHuyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [12] [13]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [14] [15]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[16]. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân[17]. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh ganthận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)[18]. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.[19]
 ...........


nam64 wrote on May 21, '11
danchieu said
Hình bên trên entry em không coi được ạ, đã refresh rồi cũng không thấy hình.
Bên Ròm thỉ vẩn xem hình được bình thường mà hihi Tại sao thì Ròm cũng hổng có biết hehehe.

Thích TCS là một chuyện còn nghe nhạc của ổng là chuyện khác hehehe Ròm cũng chỉ thích nghe nhạc thôi hihihi đời tư củ ông ta ,chỉ xem cho biết chớ hổng có chú ý tới nhiều .
linalol wrote on May 21, '11, edited on May 21, '11
Theo tôi chắc TCS không có đi học tập cải tạo đâu! Từ 1975 đến 1979 tôi vẫn thấy TCS đi đi về về với mấy ông văn nghệ sĩ mới ở Bắc vô như HPNT, ...Hồi ấy đã thấy uống rượu rồi. Sau 1979, chuyển chổ ở nên không biết nữa. Có điều sau đó nghe bài "Huyền Thoại mẹ" trên đài phát thanh thì ông ấy đi học tập khi nào?
Lúc ấy tất cả giáo viên, văn nghệ sĩ, sinh viên, dân chúng...tất cả đều phải đi lao động công ích như làm đập thủy lợi, trồng sắn. Tùy theo đơn vị tập hợp mà có khi phải đi lao động rất xa như Tân Lâm, Nam Đông, Khe Tre... Có SV đã bỏ mạng vì bom mìn, sốt rét..
Sau một vài năm công việc này mới chấm dứt.
nam64 wrote on May 21, '11
linalol said
Theo tôi chắc TCS không có đi học tập cải tạo đâu! Từ 1975 đến 1979 tôi vẫn thấy TCS đi đi về về với mấy ông văn nghệ sĩ mới ở Bắc vô như HPNT, ...Hồi ấy đã thấy uống rượu rồi. Sau 1979, chuyển chổ ở nên không biết nữa. Có điều sau đó nghe bài "Huyền Thoại mẹ" trên đài phát thanh thì ông ấy đi học tập khi nào? 
Cám ơn chị cho biết thêm về TCS
Comment deleted at the request of the author.
hongdwc wrote on May 21, '11, edited on May 21, '11
Cần phân biệt "học tập cải tạo" (tù binh chiến tranh và tù chính trị, là loại tù khổ sai và lưu đầy trong thời gian vô hạn) khác với "học tập chính trị" hay "bồi dưỡng chính trị" (là tham dự chương trình tẩy não và học tập tư tưởng cộng sản tại chỗ, hệt như đi học phổ thông thôi. Học tập vui vẻ ngày 8 tiếng, cơm tự túc, thời gian từ vài tháng đến nửa năm. Sau đó "được" gọi bồi dưỡng hằng năm, mỗi lần 2 tuần.)

Sau 75 tất cả giáo viên miền Nam phải đi học tập chính trị hoặc bồi dưỡng chính trị rồi những người xuất sắc "được mời" tham dự hội "trí thức yêu nước" để phục vụ đảng cho tốt hơn. T C Sơn ở trong số những người xuất sắc này cùng với Trịnh Cung, Hoàng Phủ Ngọc Tường (kẻ tội đồ của dân Huế).

Được "đãi ngộ" như thế không làm TCS hài lòng. Nhưng anh vẫn tiếp tục phục vụ đảng bằng những "Em nông trường ra biên giới" hay "Huyền thoại mẹ".

Năm 1987, khi chia tay tiễn nhà văn Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng (cháu gọi Nhất Linh là bác ruột) lìa bỏ quê hương để trốn cộng sản, TCS mắng Thế Uyên là không hiểu người CS và không có ý muốn chung tay xây dựng đất nước hòa bình tươi đẹp. Bảy năm sau, Thế Uyên về Sài Gòn thăm lại bạn cũ dù người này đã chửi mình ngu và hèn thì TCS rươm rướm nước mắt: "Tôi đã sai. Anh tha lỗi." khi nhắc đến nhận xét của mình ngày tiễn Thế Uyên. Năm đó TCS đã trên 50 tuổi rồi.

Quá nửa đời người để chỉ biết rằng mình sai. Kể cũng OK.

Nhưng đến năm 61 tuổi, chết mà vẫn chưa hiểu ai đã lừa mình thì kể cũng hổ danh trí thức.

Chính vì sự im lặng của TCS trước những sai lầm của chính Sơn và sự im lặng của Sơn trước tội ác của cái tập đoàn Sơn hằng tin yêu đó mà đại đa số những người yêu nhạc Trịnh đều đã công khai tuyên bố rằng tôi yêu một số bài nhạc Trịnh, nhưng tôi không quan tâm đến đời tư chính trị hay tình ái của tác giả. Trong đó có tôi.

Về cá nhân, tôi nhận định về Sơn bằng chính câu nói Sơn đã từng nhận định về Thế Uyên, người thầy, cha và có lẽ cũng là bạn tôi. TCS đã để người đời thấy rằng mình là người CÓ TÂM, CÓ TÀI nhưng NGU VÀ HÈN. Tiếc rằng Sơn không sống đủ lâu để chứng minh rằng tôi sai và tôi xin lỗi ông ta. Hết.

===

Nhân nhắc đến "Em nông trường...", mình liên tưởng đến một điều khốn nạn mà đảng CS VN đã thực hiện nhằm hủy hoại tuổi thanh xuân của đại đa số thanh niên Sài Gòn ngay sau 1975: THANH NIÊN XUNG PHONG. 90% trong số "thanh niên xung phong" này (tuổi 18 đến 30) BỊ CƯỠNG BỨC phải bỏ nhà đến lao động khổ sai nơi rừng thiêng nước độc từ 3 đến 10 năm. Tội ác vĩ đại này chưa từng thấy ai nhắc. 
ntqt wrote on May 22, '11
nhắc đến Trịnh Công Sơn
http://hongdwc.multiply.com/reviews/item/47
ntqt wrote on May 22, '11, edited on May 22, '11
Những ngày đầu tiên trong chế độ cộng sản. Click vào để nghe


Hồi Ký Kale tập 04 click
here

http://motgoctroi.com/HoiKy/KH_KALE/HK_caitao_KaLe.htm
tienmoi wrote on Sep 9, '11
Cảm ơn anh NAM RÒM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm