27 thg 8, 2012

Hình ảnh về Ban Mê Thuột ngày xưa (thập niên 1960).


Ban Mê Thuột - Buồn Muôn Thuở - Bụi Mù Trời - 
Bùn Một Tấc - Buồn Mà Thương

Buồn Muôn Thuở (xứ cao nguyên vắng vẻ và có nơi thấy thấp thoáng mái nhà sàn người thiểu số) 
Bụi Mù Trời (cũng đúng vì xứ đất đỏ bazan mà), 
Bùn Một Tấc (xứ mưa dữ lắm) 
Buồn Mà Thương (cái này thì tùy mỗi người có thương nhiều hay chỉ in ít... trong lòng nhưng có thương là được).
***************
TÊN GỌI CỦA BANMÊTHUỘT 

 Xưa kia Banmêthuột thuộc về vương quốc Champa, bị xoá bỏ trên bản đồ vào năm 1832, sau đó quốc trưởng Bảo Ðại đổi thành Hoàng Triều Cương Thổ vào năm 1950.

 Đến năm 1955, khi Ngô Đình Diệm phế truất vua Bảo Đại, thành lập nền Đệ nhất Cộng hoà, đã sát nhập Hoàng Triều Cương Thổ vào Trung phần và vùng đất này được gọi với tên là vùng Cao nguyên Trung phần.

 Buôn Ma Thuột gốc tiếng Edé (phát âm là Ê đê), nghĩa là "Bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn Ama Y Thuột - (Ama: Cha, Y Thuột: Tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng)

 Con sông duy nhất cắt tỉnh Darlac là nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Campuchia, cắt Quốc Lộ 14 tại cây số 14, tính từ thị xã Banmêthuột và đó là con sông chảy qua cao nguyên Lâm viên.

 Con gái và đàn bà Thượng đều có một chữ 
đứng trước tên của họ, phát âm là “ Hờ ” - Con trai và đàn ông Thượng đều có một chữđứng trước tên của họ, phát âm là “ i “như tiếng Việt.

 Tỉnh Darlac (Banmêthuột, Daklak) gồm có 4 quận (Như Thương không nhớ hết những phân cấp hành chính của quận Banmêthuột, Phước An và Lạc Thiện):
Quận Banmêthuột
Quận Buôn Hô: Gồm có 8 xã - Xã Hà Lan A, B, C, Xã Buôn Hô, Xã Buôn Hô Trong, Xã Đạt Hiếu, Xã Tân Mỹ, Xã Buôn Tring, Xã Draisy, Xã HoGiêr.
Quận Lạc Thiện
Quận Phước An

 Quốc lộ 21 Nối liền từ Banmêthuột --- Nha Trang
Quốc lộ 14 Nối liền từ Quảng Đức --- Buôn Hô --- Pleiku

 Lak = Hồ = Hồ Lak
D'ray = Thác = D'ray Sap
Chư = Đồi = Chư Pao
Plei = Làng = Pleiku
Ea = Buôn = Ea Sup
K'rông = Sông = K'rông Ana 

Như Thương



















Nguồn : 
http://www.quehuongngaymai.com Phạm Thắng Vũ

*******************

BANMETHUOT XUA

( click hình xem lớn )



Cổng trường Trung Học BMT,ảnh chụp trước năm 68,sau đổi thành trương Trung Học Tổng Hợp BMT
Lịch sử phát triển của trường THTH BMT qua các thời kì (click vào hình để xem rõ hơn)
Phòng Giáo Sư,Hiệu trưởng và phòng Giám Học của trườngQuang cảnh lễ chào cờChuẩn bị vào lớpHồ pitsin ở Trần Hưng Đạo,Thỉnh thoảng được nghỉ tiết học,lén vào bơi,cái hồ bé xíu mà bơi hoài không qua chiều ngang hồ!Nhà thờ Cột đèn ba ngọn thời đó,bây giờ sạch và đẹp lắmCổng chùa Khải Đoan phía đường Quang TrungTháp Phật trong chùa Khải ĐoanMặt chính chùa KĐ
Cầu 14,thời còn xử dụng được ,bây giờ hư hỏng nhiều,người ta xây cầu mới bên cạnh
Cảnh đẹp của thác DraysapThiếu nữ dân tộc ở buôn làng.Người dân tộc trên đường phố,họ gùi hàng ra chợ bán,hình ảnh này không còn thấy nữaCảnh buôn làng và con người thời đó

Nhà làng của người dân tộc trong buônNói tới BMT đừng quên nói tới voi,bây giờ voi già và ít hơn thời đóHãng xe Đại Nam chạy suốt BMT -SaigonPhi trường Phụng Dực
Bungalow nhìn từ khán đài sân bóng đá BMT, làm toàn bằng gỗ sau bị cháy(coi hình ở phía dưới)

++++++++++++++++++++++++++++++++
chotdilaiden wrote on Nov 19, '11
Thanks bạn hiền đã post!
Những hình ảnh xưa cũ này, có giá trị tuyệt đối!
thuyen55904 wrote on Nov 19, '11
khôg từ BMT nhưng cũng có 1 thời gian ngắn sống nơi đó. Agreed with ban chotdilaiden! Những hình ảnh xưa này thật quí hiếm. Thanks!!Trong kinh sách Phật thường nói; quá khứ không truy tìm, tương lai không mong đợi, chỉ có giây phút hiện tại này; và khuyên mọi ngừơi hảy sống tốt, sống bình an trong mỗi sát na, vì vô thường đến bất cứ lúc nào khôg ai đóan được, lúc áy mình có thể bình thản chấp nhận được, đời người 1 thấy đó rồi mất đó, suốt cuộc đời người ai ai cũng mong đợi, mong đợi...lúc 13t mong mau đến 18t, lúc hoc trung hoc, mong tot nghiep, tot nghiep mong vao dai hoc, luc đi lam mong mot ngay kia ve hưu để có thể tự do làm chuyện mình thích, nhưng khi đên tuổi chưa về hưu thì người đã già ngắc rồi, tinh thần, engery, suc khoe khog còn mạnh mẻ như xưa để thực hiện đìều mình mong muốn + châm chạp. Nhưng thực tế nếu không có quá khứ, thì không có hiện tại, và tương lai thì chưa đến...
dothehung53 wrote on Feb 2
Cám ơn về những hình ảnh quý giá. Thành phố này là nơi tôi coi như là quê hương. Rất vui khi được nhìn lại những hình ảnh này. Tuy nhiên xin phép cho tôi được "hiệu đính" và góp ý một số vấn đề sau đây:
1/ Sông Sêrêpok không phải bắt nguồn từ Cambodia, ngược lại sông này chảy từ địa phận Darlac vào Cambodia rồi nhập dòng sông MêKong đổ ra biển. Có thể nói đây là con sông chảy ngược vì đa số sông ở Việt Nam chảy theo hướng Tây Đông (vì địa mạo), còn sông này chảy theo hướng Đông Tây. Sông này bắt nguồn từ địa phận huyện Krong Bông (Khuê Ngọc Điền), khu vực giáp với huyện Lak ngày nay (ngày xưa thuộc địa giới quận Lạc Thiện). Khu vực này còn có núi cao nhất tỉnh Darlac là ngọn Cư YangSin.
2/Bản đồ được đăng tải là bản đồ TP Ban mê thuột mới vì có tên các phường và khu vực phi trường L19 cũ đã được thổ cư hóa.
3/Cầu 14 cũ (bắc ngang sông Sê rê pok ở cự ly 14km tính từ TP Ban mê thuột) là cầu phía bên phải của hình 2 cầu đã đăng tải, cầu này do ông Eiffel người Pháp thực hiện từ thời Pháp thuộc, cầu kiaa được xây dựng hoàn thành sau này khoảng cuối thập niên 80s.
4/Các chú thích liên quan đến tiếng Thượng (Ê đê) của anh em dân tộc thiểu số chưa đúng lắm, thí dụ Cư=Núi không phải là Đồi, Êa=Nước (con nước, nguồn nước,suối,...) không phải là buôn. Thông thường người Thượng LUÔN LUÔN lập buôn bên cạnh một con suối, một nguồn nước nào đó nên thường gọi tên buôn theo tên suối; thí dụ buôn Ea Sup thì hiểu ngay rằng buôn này nằm gần nguồn nước có tên là Sup.
Trân trọng
Đỗ Thế Hùng
nam64 wrote on Feb 2
Đỗ Thế Hùng 
Cám ơn những chú thích thêm cho Entry nhà Ròm .
tunthai wrote on Feb 2
Cảm ơn Ròm, tui có người bạn hay nói là lên Ban Mê Thuột chơi, mà tới bi giờ tui mới thấy Ban Mê Thuột ra làm sao Hehhehehee .... quê quá Ròm ơi! ;)
thahuong82 wrote on Feb 28
Đơn vị tôi đồn trú tại Phi trường Phụng Dực,tháng 3-75 "người anh em" cho xơi pháo liên tục sau đó tấn công bằng đặc công đầu tiên vào TĐ231/PB sau đó đến Tr.Đoàn 53 rồi đến chiến thuật bộ binh tùng thiết,tụi tôi đã anh dũng chiến đấu 1 chọi 10 và hầu hết SQ tiểu đòan tôi đều tử trân,còn lại 4 mạng.....!!!)
BMT tôi thuộc từng con đường ngỏ phố,nhìn lại những hình ảnh(củ) thấy bồi hồi xót xa vô cùng

4 nhận xét:

  1. chua khai doan truoc thap nien 70 khong co cau thang len chinh dien bang beton xin cam on nam rom

    Trả lờiXóa
  2. Cam on nam rom nhieu, minh xem hinh ve bmt xua thay nho lai nhung nam ma minh da duoc song tai do.

    Trả lờiXóa
  3. Buôn ma thuột, Buôn Ama Ythuột

    Thông tin Đăk Lăk - Buôn Ma Thuột
    Tỉnh Đắk Lắk nằm trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, phía bắc và đông bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Căm-pu-chia và tỉnh Đắk Nông, phía đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa.



    Trả lờiXóa
  4. admin cho the cho minh anh goc cua bo suu tap tren duoc ko ah! minh yeu BMT lam! emai cua minh! huuquyen1208@gmail.com

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm