SGTT
- Nếu kinh đô Thăng Long có một ngàn năm tuổi, thì thành phố Hà Nội mới
có hơn 120 tuổi (từ năm 1888) khi vua Đồng Khánh trao cho Pháp lập một
“thành phố nhượng địa” (chữ của nhà sử học Dương Trung Quốc). Và người
Pháp, ngay lập tức, với ý thức nghiên cứu thực chứng đã có những bộ ảnh
hết sức chân thực về cuộc sống bấy giờ của người Hà Nội.
Công
chúng sẽ nhìn thấy những bộ ảnh ấy tại triển lãm “Để hiểu hơn về một Hà
Nội xưa” do tạp chí Xưa và nay phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức từ
25 – 31.1 tại 47 Bà Triệu.
Tiến
sĩ dân tộc học Đào Thế Đức, thư ký tòa soạn tạp chí Xưa và nay cho
biết, trong số hơn 100 chủ đề được trưng bày trong triển lãm này, những
tác phẩm về sinh hoạt hàng ngày thu hút người xem hơn cả.
Câu hỏi về áo yếm
Một
chủ đề được người xem quan tâm và đặt nhiều dấu hỏi là áo yếm. Trong
nhiều tấm bưu ảnh là những phụ nữ mặc áo yếm trong sinh hoạt đời thường:
khi trò chuyện trong nhà, khi tưới cây, khi hút thuốc… Điều kỳ lạ với
người xem là độ “hở hang” của những phụ nữ này. Trái với quan niệm “hiện
hành” của nhiều người về sự kín đáo của người Hà Nội, phần lớn người
trong ảnh đều mặc áo yếm mà hở ngực. Chiếc yếm chỉ che kín phần giữa
ngực, còn hai bầu ngực thì lại hoàn toàn lộ ra! Hở hơn cả câu ca dao
“Đàn ông đóng khố đuôi lươn. Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”!
Về
điều này, ông Lê Cường, hội viên hội Khoa học lịch sử nói: “Điều này
chứng tỏ, nho giáo đã không chạm tay đến tất cả mọi người trong xã hội.
Và trong dân gian, tín ngưỡng phồn thực vẫn có sức sống riêng. Điều này
không chỉ thể hiện rõ qua những cảnh yêu đương trên những thạp đồng Đào
Thịnh, bia chùa Tứ Liên mà còn tồn tại trong sinh hoạt thường ngày. Và
ngay cả những người có ý thức nho giáo thì các cụ cũng chỉ nho lúc đông
người thôi. Điều đó xin được khẳng định là không hề dung tục”.
Ông
Cường cũng cho rằng không nên nghi ngờ về tính “dàn dựng” phi thực tế
của bộ ảnh này bởi chúng được xây dựng trên tinh thần dân tộc học rất rõ
nét. Tuy nhiên, chính vì thế, bên cạnh tính tư liệu, nó không tránh
khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu.
“Sắp xếp chân thực”– dòng chảy khác của nhiếp ảnh
Cũng
đánh giá cao tính chân thực của các tác phẩm trong triển lãm, nhà nhiếp
ảnh Hữu Bảo nhận xét: “Những bức ảnh ở đây thể hiện rất rõ tâm thế của
một “nước lớn” khi tiếp cận những thông tin lý lịch bằng hình ảnh của
các thuộc địa của mình. Với những tấm bưu thiếp đẫm ý thức quảng bá du
lịch, người xem sẽ hiểu, xứ chồng con mình đang sống là như thế này”.
“Các
tác phẩm được chụp bởi những tay máy chuyên nghiệp và điều quan trọng
là họ rất tôn trọng văn hóa. Chẳng hạn, nếu như rất nhiều người có thể
sẵn sàng bạ đâu chụp đó, đặt ngay một chiếc bình cổ xuống đất để chụp
thì với những nhiếp ảnh gia chưa biết tên này, họ sẽ đặt nó trên một mặt
bàn trang trọng tương xứng với đồ vật. Xem ảnh để thấy rằng đôi khi với
vốn kiến thức và ý thức ít ỏi, chính chúng ta tự hạ bệ văn hóa của
chúng ta. Tất cả rất chân thực”. Về ý thức “sắp xếp chân thực” mà ông
Bảo nhắc tới, có bộ ảnh học thêu có bức chụp mấy chục người xếp thành
nhiều hàng từ cao xuống thấp, trên tay cầm khung thêu. “Trên thực tế,
chẳng ai ngồi như vậy để học thêu cả, song nó cho ta hình dung rõ một
trường học thêu có thể có bao nhiêu học viên, và khi tới trường họ ăn
vận thế nào”, ông Bảo nói.
Rõ
ràng, những phục trang dân tộc, những tái hiện sinh hoạt đời thường cho
thấy tính lịch sử, tính giới thiệu và cũng cho thấy một dòng chảy nhiếp
ảnh khác có giá trị riêng mà không cần phải chờ khoảnh khắc đẹp… Cũng
có thể gặp tư duy phân tích ở bộ ảnh Nghề người mẫu. Dựa trên một loạt
ảnh sinh hoạt khác nhau, người xem có thể gặp cùng một khuôn mặt. Bộ ảnh
cũng chứng tỏ nghề người mẫu ảnh ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất sớm,
ngay khi người Pháp tiếp nhận Hà Nội.
“Rõ
ràng, nhiếp ảnh có nhiều dòng chảy khác nhau. Và sắp xếp để có tư liệu
chân thực cũng là một trong số những dòng đó”, ông Bảo khẳng định.
Mặc
dù vậy, ông Đào Thế Đức cũng cho biết cuộc trưng bày “Để hiểu hơn về
một Hà Nội xưa” ngoài việc để công chúng biết thêm về quá khứ, còn có
mục đích phát hiện thêm những tư liệu qua đóng góp của họ trước khi bộ
ảnh được xuất bản thành sách. Vì trên thực tế, những tấm ảnh này vẫn còn
nhiều chú thích sai hoặc chưa có chú thích.
Kiều Trinh
Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa
(LĐ)
- Trên thềm năm mới 2010 - năm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội,
triển lãm ảnh "Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa" (khai mạc chiều 25.1) được
sự phối hợp tổ chức của Tạp chí Xưa & Nay và Thư viện Hà Nội, do
Cty CP càphê Trung Nguyên và HP tài trợ, là một hoạt động văn hóa rất
đáng lưu tâm.
Một
số tấm ảnh trong triển lãm này người xem có thể đã được gặp ở đâu đó
qua những trang tư liệu hay các cuộc triển lãm, nhưng ở tập hợp trưng
bày này, những nhà tổ chức triển lãm đã có thêm phần chú giải cô đọng,
súc tích về phong cảnh, địa danh hay tập quán... giúp mọi người vừa có
cơ hội tiếp cận các tấm ảnh xưa của Hà Nội, vừa thêm dịp hiểu biết về
những thời đoạn lịch sử, văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến.
Bởi lẽ, những thăng trầm của lịch sử đã cho thấy: Kinh đô Thăng Long có 1.000 năm tuổi, nhưng địa danh Hà Nội mới chỉ có chừng 170 năm (1831) và thành phố Hà Nội cũng mới có hơn 120 tuổi (1888) - kể từ khi Vua Đồng Khánh trao cho Pháp lập một “thành phố nhượng địa”. Đó là thời kỳ lịch sử mà sự giao thoa văn hóa đã góp phần làm thay đổi diện mạo, tạo tiền đề cho sự hình thành một thành phố hiện đại ngày nay.
Bởi lẽ, những thăng trầm của lịch sử đã cho thấy: Kinh đô Thăng Long có 1.000 năm tuổi, nhưng địa danh Hà Nội mới chỉ có chừng 170 năm (1831) và thành phố Hà Nội cũng mới có hơn 120 tuổi (1888) - kể từ khi Vua Đồng Khánh trao cho Pháp lập một “thành phố nhượng địa”. Đó là thời kỳ lịch sử mà sự giao thoa văn hóa đã góp phần làm thay đổi diện mạo, tạo tiền đề cho sự hình thành một thành phố hiện đại ngày nay.
Một góc triển lãm. |
Qua các mảng trưng bày như: Cổ tích, phố cổ, đời sống, kiến trúc tây... người xem bắt gặp những hình ảnh xưa của một số phố “Hàng” ở HN gắn liền với những ngành nghề, tập quán, sinh hoạt, trang phục; những kiến trúc, công trình như: Nhà Đấu xảo, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên, cột cờ HN, thành cổ HN, rạp chiếu phim, vườn bách thảo...
Tạp chí Xưa & Nay đã kỳ công tụ hội những nhà sưu tập ảnh, những người yêu HN, trong đó có nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain để tạo dựng nên cuộc trưng bày những tri thức về một HN xưa đầy sinh động. Cũng phải kể tới việc hợp tác của HP trong việc in các tấm ảnh xưa theo công nghệ tiên tiến, trên các tấm laminage khổ 60x80cm, khiến hình ảnh quá khứ thêm phần rõ nét.
Ảnh từ triển lãm: Chợ Đồng Xuân. |
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, việc trưng bày này nhằm thu hút sự quan tâm, đóng góp ý kiến, tư liệu, hình ảnh về HN của đông đảo công chúng để BTC tiếp tục hiệu chỉnh, bổ sung cho những cuộc trưng bày tiếp sau hoàn chỉnh hơn vào giữa năm nay. Triển lãm tại Thư viện HN kéo dài tới hết tháng 1.2010 và tiếp đó sẽ được trưng bày tại “Càphê Trung Nguyên sáng tạo” nằm ở cuối đường Điện Biên Phủ. Cũng trong buổi khai mạc triển lãm, Tạp chí Xưa & Nay đã trao tặng Bảo tàng HN một số tấm sắc phong nằm trong khuôn khổ dự án “Tìm và hoàn trả sắc phong”.
Ảnh khỏa thân của thiếu nữ Việt xưa
Những phụ nữ Việt, già có, trẻ có, đã khỏa thân trong nhiều tư thế,
nhiều dáng điệu, trong những bối cảnh và phục sức khác nhau.
Những bức ảnh phụ nữ Việt khỏa thân này nằm
trong số hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
của nhà nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp Pierre Dieulefils
(1862-1937). Ông đã mô tả rất chân thực hình ảnh và cuộc sống của những
tầng lớp người Việt Nam dưới thời Pháp cai trị. Những bức ảnh đó được
đánh giá cao bởi tính chân thực, giàu tính tư liệu, được chụp bởi tay
máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa, và còn được chụp với
với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn
hóa bằng hình ảnh.
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội. Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.
Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội. Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.
Bộ ảnh này sau đó được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Mời độc giả thưởng thức trọn vẹn cả bộ ảnh đậm chất văn hóa và nghệ thuật này.
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ. Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội. Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.
Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội. Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.
Bộ ảnh này sau đó được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ. Mời độc giả thưởng thức trọn vẹn cả bộ ảnh đậm chất văn hóa và nghệ thuật này.
Theo Afamily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm