28 thg 10, 2012

Hình xưa Sài gòn trên bưu thiếp cũ & Trò chơi "đua chó đuổi mèo" thời Pháp

Sài Gòn đẹp mộc mạc trên những bưu thiếp cũ

Công viên trước nhà hát thành phố.

Đền kỷ niệm.

Đền kỷ niệm.

Tòa nhà Continental.

Nhà hát thành phố.

Viện bảo tàng.

Các cửa hàng trên đường phố.

Một hiệu sách.

Cảnh chợ búa Sài Gòn.

Chợ Cầu Ông Lãnh.

Tàu sân bay Pháp ở cảng Sài Gòn.

Bệnh viện quân đội Pháp.


Trò chơi "đua chó đuổi mèo" ở Sài Gòn xưa

82.jpg - 264.50 KB
Trường đua Phú Thọ ngày khánh thành.


Vừa chiếm Sài Gòn, người Pháp đã bắt tay ngay vào công cuộc thay đổi bộ mặt của thành phố, với nhiều công trình  mở mang đường xá, đô thị.

Đến năm 1906, cái gọi là cờ bạc công khai mới thật sự xuất hiện ở đây. Vào thời điểm đó, một người Pháp tên Jean Duclos chở từ Hà Nội vào Sài Gòn 8 con ngựa giống Arập, loại ngựa tốt mã, lớn con, chạy đua giỏi. Mục đích của Duclos đã rõ là sẽ tổ chức loại hình đua ngựa tại Sài Gòn.

 

Thời ấy, dân Sài Gòn chưa hề thấy kiểu đua ngựa theo cách của người Tây phương. Có chăng chỉ là nghe đồn về các cuộc đua ngựa từ Hà Nội (cũng do Duclos tổ chức). Trước khi đặt chân đến Sài Gòn, Duclos đã khôn khéo cho phe cánh của mình xâm nhập trước.
 

83.jpg - 14.30 KB
Van den Born cất cánh ở trường đua Phú Thọ vào ngày 10/12/1910.


Những người này đã chọn vùng đất cao ở khu vực Phú Thọ Hòa để lập trường đua ngựa lần đầu tiên. Một số người Sài Gòn bắt đầu làm quen với môn chơi mới mẻ này, rồi sau đó thì say mê theo kiểu đỏ - đen.

Khi đã đam mê rồi thì khó có thể rút ra được và kịp đến khi Duclos đem ngựa từ Bắc vào, một cơn sốt đua ngựa rộ lên không thể ngờ nổi, không ai can nổi.

Chỉ trong vòng sáu tháng, với gần 200 cuộc đua, con số hiến thân trên đất Sài Gòn đã tăng đến phát sợ. Nhiều người vỡ nợ, tán gia bại sản do đua ngựa. Nhưng sức đam mê thì không giảm. Duclos hốt bạc triệu đợt ấy.

 

Qua đến năm 1912, đua ngựa đã lên đến cao trào. Sau đó, ông Monpezat, một người Pháp tiếp bước Duclos làm trùm đường đua. Trường đua Phú Thọ ra đời trong hoàn cảnh ấy.
 

88.jpg - 71.92 KB
Trường đua Phú Thọ xưa.


Cũng vào năm này, một người Pháp khác, ông Ganesco, nguyên là con trai một nhà báo Pháp, nổi tiếng ở Paris, do bố quen thân với vị thống đốc Nam Kỳ vừa nhậm chức là Rodier nên được gửi sang Sài Gòn phục vụ Dinh Thống đốc, chức danh văn phòng.

Nhưng giữ chức không lâu, Ganesco lại bị thu hút bởi một cuộc làm ăn chơi mới lạ và hấp dẫn: Tổ chức đua chó! Đã có đua ngựa, vậy tại sao không đua chó như các nước phương Tây đã làm?

 

Ông Ganesco đến thương lượng với người thầu trường đua Phú Thọ, dùng trường đua này cho việc đua chó.

Ông Monpezat (chủ trường đua ngựa) phản bác ngay ý tưởng của Ganesco, với lý do người dân An Nam vốn không thích đua chó vì chưa quen và cũng bởi quá nhỏ con, chạy trông không hấp dẫn.

 

Thế là Ganesco bày ra trò đua chó ở Tầm Vu. Trước ngày khai trương, Ganesco đăng bố cáo trên các báo Pháp ngữ xuất bản ở Sài Gòn, đồng thời yết bản cáo thị ở trước mặt chợ Tầm Vu để bá tánh tường lãm, với nội dung chính: Giải thích cách đua chó, nêu các luật lệ cuộc đua, cách thức đánh cá và trúng thưởng.
 

84.jpg - 102.12 KB
Bán hàng rong ở Trường đua Phú Thị xưa.


Theo đó, đua chó khác với đua ngựa ở chỗ: Ngựa thì chạy với sự điều khiển của nài, còn chó thì không có ai điều khiển, chỉ chạy với con mồi nhử phía trước.

Do mới lạ và hấp dẫn nên các cuộc đua chó của Ganesco nhanh chóng thu hút ở khắp nơi, kể cả dân đánh cá ở đua ngựa, làm cho trường đua ngựa phải lao đao. Trong cạnh tranh, chẳng ai kể tình đồng hương!

Lão Tây Monpezat nóng mũi với thành công của Ganesco, nên nghĩ cách phá bĩnh. Trước tiên là đầu độc đàn chó đua ở Tầm Vu, làm cho lực lượng đàn chó này hao hụt đáng kể. Đó là những con chó Berger nhập từ Đức, Pháp rất khôn, đã được huấn luyện kỹ.

Bị hao hụt chó, các cuộc đua bị ảnh hưởng mạnh. Cũng may, một vài giống chó địa phương đã kịp thích nghi, được đưa vào thế chỗ.

 

90.jpg - 87.38 KB
Khán đài trong trường đua Phú Thọ xưa.


Năm 1913, trường đua ngựa ở Sài Gòn phát triển mạnh, nên cuộc cạnh tranh giữa nhóm đua chó ở Tầm Vu càng căng thẳng hơn.

Trong bất cứ cuộc cạnh tranh nào đều có người thắng kẻ bại. Mà người thắng lại là Ganesco. Trong lúc ông ta vượt qua bao cuộc phá bĩnh và cứ ngỡ là sẽ tồn tại lâu dài, chợt một tai nạn nghề nghiệp đã làm hỏng mọi việc làm ăn của ông ta.

Nguyên vào một buổi đua Đô Hội (cuộc đua quy tụ những con chó đua hay nhất) có rất nhiều quan chức Pháp ở Sài Gòn về tham dự, giữa chừng, con mèo làm mồi sổng dây buộc, rơi xuống giữa đường đua và bị lũ chó đua hăng máu vật chết tươi, trước mắt hàng chục ngàn khán giả. Qúa bất nhẫn, chính thống đốc Rodier đã tức tốc ra lệnh dẹp ngay cái trò chơi độc ác này.

 

91.jpg - 31.42 KB
Khán đài dành cho các "quan" Pháp.
92.jpg - 45.08 KB
"Khán đài" của những người coi "cọp".

Dù sau đó, Ganesco có lý giải, hứa thay đổi bằng con mồi giả, nhưng lệnh cấm đã ban hành, không rút lại. Thế là từ đó, trò Đua chó đuổi mèo tuyệt tích. Dù sao cũng thấy rõ khi đi khai hóa văn minh, những kẻ thực dân không chỉ mang theo rượu, thuốc phiện để thực hiện ngu dân mà còn có cả những trò chơi đỏ đen để móc hầu bao dân bản xứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm