29 thg 12, 2012

Hình xưa sông Sài Gòn

Hình ảnh Sông Sài Gòn xưa.


Nam Yết sưu tầm.
Hình ảnh Sông Sài Gòn xưa có Bộ Tư Lệnh Hải Quân với cầu tàu nơi các Chiến Hạm nghỉ bến sau những tháng ngày tuần dương giữ yên biển Mẹ, có Công trường Bạch Đằng (Mê Linh) tượng Đức Trần Hưng Đạo oai dũng và uy nghi như nói lên lời thề của Ngài đã được sử sách ghi lại: "Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không trở lại khúc sông này nữa".
Sông Sài Gòn còn có bến phà Thủ Thiêm, có bến Bạch Đằng với những Thương thuyền nội địa lên Xuống hàng hoá, có nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, có cột cờ Thủ Ngữ và Kho 4, Kho 5 với nhiều Thương thuyền Quốc Tế tấp nập chuyển vận hàng hoá. Sông Sài Gòn còn trải dài qua Tân Thuận và kho 18 đến tận Nhà Bè.
Những hình ảnh sông Sài Gòn xưa thật khó phai mờ trong ký ức của người Sài Gòn, và của những ai sinh ra và lớn lên tại Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.


Tượng Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Tổ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà.

27 thg 12, 2012

Phim xưa : Chuyến bay di tản cuối cùng khỏi Đà Nẵng

Chuyến bay di tản cuối cùng khỏi Đà Nẵng World Airways 727-100 này có sức chứa 120 chỗ ngồi nhưng trong lúc hỗn loạn đã có hơn 300 người leo lên hầm bánh đám, khoang hành lý và hành khách.

00:17 Tường thuật từ Sài Gòn của phóng viên Đài TV CBS cho biết có hàng ngàn người túa ra sân bay Đà Nẵng bằng mọi phương tiện để cố leo lên được máy bay di tản trước những người khác.

00:39 Cửa sau của máy bay vừa hạ xuống thì những con người hốt hoảng dẫm đạp lên nhau để ào lên máy bay. Phi công báo cáo từ buồng lái cho biết tình trạng hỗn loạn đã vượt ngoài vòng kiểm soát.

00:57 Nhiều lần phi công đã lái máy bay đi để hy vọng làm đứt đoạn đám đông bám vào cầu thang ở phía sau. Không có một sự kiểm soát nào cả vì những chỉ huy cao cấp của quân đội đã bỏ chạy hết bỏ lại lính tráng tự lo liệu.

26 thg 12, 2012

SÁCH CŨ MIỀN NAM 1954 - 1975

SÁCH CŨ MIỀN NAM 1954 - 1975
clip_image003
Một cảnh đốt sách thật tang thương tháng 5 năm 1975 ở Sài Gòn


Đã định tâm như thế rồi. Cho nên, khoảng 6 tháng trước khi về Sàigòn để thăm lại bạn bè, bà con mình, tôi đã nhờ bạn bè bên ấy tìm cho tôi những sách mà tôi muốn tìm. Thật ra ít có ai có thì giờ và có lòng để đi làm một công việc vô bổ như thế. Biết bao nhiêu phần đời tôi, biết tìm cái gì, biết mua ra sao. Rất may là tôi còn những người bạn có lòng để tâm giúp đỡ, tên anh là Hồ Công Danh. Đó không phải là đi mua sách cũ mà là một việc truy lùng, sục sạo, mò mẫm đầy bất trắc và may rủi, nhưng cũng đầy thú vị và mủi lòng.
clip_image001
Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn. Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế. Đứa may trốn thoát. Tôi có đứa cháu trai, hồi đó, 6,7 tuổi. Khi đi di tản năm 1975, cháu chỉ mang cặp sách của cháu và nhặt một cuốn sách giáo khoa tâm lý học tôi viết thời đó. Sang sau vài năm, cháu đưa lại cho tôi. Kể cũng mừng và cũng buồn cười. Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít. Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi. Các cháu ngoan bác Hồ. Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng.
Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở.

Hình xưa miền Nam vĩ tuyến 17 - Trước 1975 ( P3 )

Phần 3:
Hình ảnh miền Nam vĩ tuyến 17 -
 Trước năm 1975 


Hồi trước gọi là Ban mê Thuột
 
 
 
  BMT 1957, bên dưới cái chân dung hình như là cái sọ voi.

25 thg 12, 2012

Hình xưa : Chân dung Sài Gòn một thế kỷ (tiếp theo)

 Chân dung Sài Gòn một thế kỷ (phần đầu)

___________________

Chân dung Sài Gòn một thế kỷ 

Xin mời bà con cô bác anh chị em chiến hữu lên trực thăng đi tham quan 1 vòng quanh Sài Gòn để mỗi người tự cảm nhận và có sự so sánh cho riêng mình...

+ Khởi hành từ phi trường Tân Sơn Nhất nhé



+ Đường vào sân bay Tân Sơn Nhất, nay là đoạn cuối đường Trường Sơn hướng vào sân bay

Hình xưa miền Nam vĩ tuyến 17 - Trước 1975 ( P2 )

Phần 2:
Hình ảnh miền Nam vĩ tuyến 17 -
 Trước năm 1975 


Hình ảnh Quy nhơn - Bình Định ngày xưa

Toàn cảnh Quy Nhơn năm 1973

 
Ga Quy Nhơn năm 1974

Xóm Ga năm 1974

Hình xưa miền Nam vĩ tuyến 17 - Trước 1975 ( P1 )

 Phần 1:
Hình ảnh miền Nam vĩ tuyến 17 -
 Trước năm 1975 

  Vài hình tướng Trưởng lúc làm tư lệnh quân đoàn IV ở Cần Thơ, ông là một trong những tướng giỏi của VNCH

 






Phim xưa :Thời bao cấp ,VN sau 75

Vietnam after 1975
Thời bao cấp
Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%9Di_bao_c%E1%BA%A5p



Nguồn clip tài liệu :
http://www.youtube.com/watch?v=CQL4PGFJVKY

21 thg 12, 2012

Vài hình Sài Gòn xưa, những mùa Giáng Sinh

Sài Gòn, những mùa Giáng Sinh xưa
 
Từ Uyên/Người Việt

Giáng Sinh thời thanh bình
Không biết khởi đi từ năm nào nhưng chắc chắn là vào thời đệ I Cộng Hòa, mùa Giáng Sinh đến với người dân Sài Gòn đã trở nên tưng bừng như một lễ hội lớn.

Noel Sài Gòn 1966. (Hình: skyscrapercity.com)
Khi dọc vỉa hè con đường Lê Lợi (lúc ấy nhiều người còn gọi là Bonard) những Thiệp Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới Dương Lịch được bày bán tràn lan trên những mảnh ni lông rộng bằng cái chiếu, thì khách bộ hành ai nấy đều thấy len lén một niềm vui nó cứ lớn lên dần, cho dù là “người ngoại đạo.” Giáng Sinh lại đến rồi! Một mùa hội vui cho tuổi trẻ!
Người ta nghĩ đến những “Bal Famille” của nữ Trung Học Marie Curie, của Ðại Học Dược Khoa và của hàng chục nơi con em của những gia đình cao sang quyền quí tổ chức. Những lời hẹn hò quấn quít của tuổi trẻ. Tuổi trẻ khi ấy còn nặng tính e ấp của nề nếp sống “phong gấm rủ là” chưa có được tự do thoải mái như bây giờ. Nhưng dịp Noel thì các gia đình lại tương đối buông thả cho con em được hưởng những thú vui của tuổi trẻ nhân ngày lễ tôn giáo nhưng đã trở thành ngày hội vui của nhân loại. Con gái có thể được phép gia đình cho đi chơi đến khuya. Con trai được quyền bạo dạn mời các bạn gái cùng lớp, cùng trường mà ngày thường chỉ dám nhìn trộm, không dám bắt chuyện.

20 thg 12, 2012

Hình xưa : Tem thư " Người Cày Có Ruộng "


Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng Thống đương thời của miền nam Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Văn Thiệu ký ban hành tại thành phố Cần Thơ sắc luật NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG.
Ngay hôm ban hành sắc luật đó 26-3-1970 và liên tiếp những năm sau, 1971,1972,1973,1974, 1975…bưu điện Sàigòn đều phát hành tem thư “ Người Cày Có Ruộng” để kỷ niệm một sắc luật có giá trị lịch sử này của miền nam Việt Nam.

Liên tiếp 5 năm 1970 đến 1974 cứ đến ngày 26-3 là ThaiNC túc trực từ sớm tại bưu điện chính SaiGon , cạnh nhà thờ Đức Bà để dành giựt, chen lấn, nhiều khi suýt nữa phải oánh lộn để được mua và đóng dấu NGÀY ĐẦU TIÊN PHÁT HÀNH lên chiếc phong bì mà các bạn đang thấy đó.

Với những thằng bé sưu tầm tem thư như ThaiNC , những bộ tem được đóng dấu ngày đầu tiên phát hành rất quý. Và vui hơn nữa là những khi phải chen lấn chụp giựt để mua cũng là một cái thú của trẻ con thời bấy giờ...

Bộ tem cuối cùng Người Cày Có Ruộng phát hành ngày 26-3-1975 ThaiNC tôi không mua được vì tình hình SàiGòn lúc đó đã nóng bỏng lắm rồi. Các bạn thấy dưới đây bộ năm1975, là tôi chuyển từ Internet xuống, không phải của ThaiNC đang có. (Theo ThaiNC, dân lướt web)





Hình xưa : Vài hình Long Khánh thời 65/66

MỘT VÀI HÌNH ẢNH DO LÍNH MỶ CHỤP TRONG NĂM 1965-66 TẠI LONG KHÁNH .
CHỜ ĐỢI KHÁM BỊNH VÀ LẢNH QUẦN ÁO . QUẦN ÁO DO THÂN NHÂN CỦA LÍNH MỶ Ở CC WULZBURG , ĐỨC THU THẬP VÀ GỬI ĐẾN .

Hình xưa . Vài hình Cảnh Sát Quốc Gia của một thời


Cảnh Sát Việt Nam Cộng hòa

(Theo Wiki. ) ....Cảnh lực Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, hay Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa, hoặc từ năm 1962 đến 1975 là Cảnh sát Quốc gia, là lực lượng cảnh sát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH), thành lập từ năm 1955 đến năm 1975, đóng một vai trò quan trọng và hoạt động phối hợp chặt chẽ với Quân đội Việt Nam Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam.

 

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần


Máu Trung Tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ.



Ở tấm hình này, chiếc mũ đã bị ai đó lấy mất.

Học Viện CSQG - Trường Đào Tạo Sĩ Quan CSQG VNCH

16 thg 12, 2012

Hình xưa Cuộc Chạy Trốn Việt Cộng Lần Thứ Nhất: Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève chuẩn bị di cư vào Nam

Hình dân Bắc di cư 54 ,Ròm đã từng gom về rất nhiều .Hôm nay tình cờ tìm thấy thêm hình mà hình như Ròm chưa có .Làm biếng chọn ra hình chưa có ,Ròm đành gom hết về kèm chung chú thích theo nguồn từ một forum . Nếu có trùng hình thì chắc cũng hổng sao đâu há các bạn hehehe
 _______________________________
 
Cuộc Chạy Trốn Việt Cộng Lần Thứ Nhất: 
Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève chuẩn bị di cư vào Nam



Bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng Trống
Bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội

Hình xưa AN LỘC, MỘT THỜI CHIẾN TÍCH…

AN LỘC, MỘT THỜI CHIẾN TÍCH…
Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình


Nhìn hình Việt+ xưa để hả dạ phần nào . " Đừng Bắn! Con Xin Nộp Súng Đầu Hàng. "


Thời chiến tranh trước 30-4-1975, bọn Việt Cộng thường ngụy trang qua lớp áo nông dân hiền lành để hoạt động và thậm chí có lúc chúng còn ra tay sát hại chiến sĩ miền Nam VNCH nếu không cảnh giác.




Súng CKC của con đây. Ông ơi xin tha mạng.



Dạ! Đây là K54 của con, vẫn còn nguyên 6 viên đạn.



Để...để...để tui chỉ chỗ dấu... dấu... súng.

11 thg 12, 2012

Hình xưa : Trước 1975, người Sài Gòn đi xe gì?

Intro by Hàn : Dân nghèo thì đi lô ca chân (đi bộ) nhưng thời SG còn hoang vu vào những năm 30 (nhiều cánh đồng ruộng chung quanh) cho đến thập niên 50, chỉ có xe ngựa hay xe đạp. Giàu lắm thì mới có xe hơi thô kệt nhưng đã là rất văn minh thời đó. Hàn nhớ ông Hàn có chiếc taxi và mỗi lần muốn đề (mở máy chạy) phải quay như giựt cọng dây Yanmars cho đò máy!!! Vào mùa hè đỏ lửa thì dân SG hay đi mô bi lếch (mobylette) chiếc cho đàn ông màu xanh da trời, chiếc cho đàn bà thì màu đen thui nhưng đạp đã đời mới nổ máy, có thể dùng như xe đạp nếu hết xăng. Cũng có xe Vespa nhập từ Ý vào những năm 50, 60. Cũng có xe PC hiệu Honda của Nhật, Hàn thường đi học bằng xe này. Xe hơi thì lúc đầu là xe của Pháp Renault hay Peugeot. Và khi VNCH ban giao với Nhật thì có nhiều hiệu được nhập từ Nhật như Toyota, DatSun hay Mercedès của Tây Đức. Xe hàng hay xe đò thường của hiệu Ford của những năm 30. Và xe 2 bánh thì thường xe Nhật, Honda, Suzuki, Kawasaki... Hàn nhớ trong tuồng CL xa xưa có tên là Thảm Kịch Tuổi Xanh, Hùng Cường đã từng hát vui thế này Kawasaki, Honda, Súp Pe Xì Bo... Còn nhiều xe khác, mời ACE xem loạt hình dưới đây thì sẽ tường thôi..
Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam nước ta trước 1975 và cho đến nay. Bài viết hệ thống lại một cách khá toàn diện về những chiếc xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.


PART I

Mobylette, Vélosolex – Nét duyên dáng từ Pháp
Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Nam trước đây đều biết đến xe Mobylette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên chúng hiện diện rất nhiều trên đường. Xe Mobylette do hãng Motobécane chế tạo nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane.

Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái. Mobylette vàng nhỏ, chỉ có ống nhún phía trước, trong khi Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn.

10 thg 12, 2012

Hình xưa : Vượt biển tìm tự do

Hy vọng bà con thuyền nhân ngày ấy tình cờ ghé ngang đây và tìm lại được mình trong những hình ảnh xưa ,như Ròm đã tự tìm mình bao lâu nay.Chúc các bạn nhiều may mắn như là đtự chúc Ròm may mắn tìm được hình ảnh của mình trên đảo Palawan và Bataan Phi Luật Tân thời đầu 80.



9 thg 12, 2012

Hình xưa thời Cộng Hòa miền Nam

Tôn trọng luật giao thông, Saigon trước 1975
 

Một tấm hình hiếm hoi với cảnh quán La Pagode, nơi đóng đô của nhiều văn nghệ sỹ Sài Gòn. Nhìn kỹ ở ngã tư Tự Do - Lê Thánh Tôn sẽ nhận thấy người chạy xe đứng chờ đèn đỏ dù đường Lê Thánh Tôn vắng ngắt.  


Một trong những cái hay của người dân Saigon trước 1975 là ý thức an toàn giao thông và tôn trọng luật giao thông . Đèn đỏ thì dừng lại hết, không xẹt qua phải qua trái ngang xương cho dù đường vắng ít người .
Nhớ lúc trước, tôi bị cảnh sát công lộ chận lại 2 lần . Trước 75, người dân gọi họ là cảnh sát công lộ, chứ không kêu là cảnh sát giao thông như bây giờ . Cả 2 lần tôi bị chận lại, trong những giây phút đầu tiên sau khi tắp xe vô lề, tôi không hiểu tôi đã làm sai điều gì cho nên cũng có đôi phần ngạc nhiên .

6 thg 12, 2012

Hình xưa : Vài ảnh Ca Sĩ, Nhạc Sĩ Vang Bóng Một Thời

Những Hình Ảnh Ca Sĩ, Nhạc Sĩ Vang Bóng Một Thời

Những Hình Ảnh Ca Sĩ, Nhạc Sĩ Vang Bóng Một Thời

Ca Sĩ Khánh Ngọc (1955)

Ca sĩ MỘC LAN (1952)
Ca Sĩ Mai Hân (1966)
Ca Sĩ Trúc Ly

3 thg 12, 2012

Hình xưa : Sài Gòn Đẹp lắm Sài Gòn ơi !

*Chợ Bến Thành :
*Góc đường ngó ra nhà thờ Đức bà :

*Nhà thờ Đức bà :

*Dinh Độc lập:

*Tòa Đô chánh :

Hình xưa : Lễ bế mạc Khoá 1 Võ Bị Đà Lạt .


Lễ bế mạc Khoá 1 Võ Bị Đà Lạt .


- Tân thiếu úy thủ-khoa chào quân kỳ




Hình xưa : Lễ tốt nghiệp trường SQ Bộ binh Thủ Đức

Saigon 4 Dec , 1971 - Lễ tốt nghiệp trường SQ Bộ binh Thủ Đức:
President Nguyễn Văn Thiệu arrives for OCS graduation ceremonies at the ARVN Infantry School.

Minister Trần Thiện Khiêm arrives for OCS graduation ceremonies at the ARVN Infantry School.

LTG Nguyen Van La (left), Acting Chief of the Joint General Staff, LTG Pham Quoc Thuan, Chief of the Infantry School, and LTG Phan Trong Chinh (right), Chief of Command General Staff.