10 thg 3, 2013

Cuộc sống thường nhật Sài Gòn trước1975

Hôm nay xem lại thì thấy hình ảnh bị chạy loạn hết rồi ,phải đưa lên lại từ hầm hình tư liệu của ròm .Mấy cái chú thích kèm theo khó đưa vào , khi nào rảnh Ròm đưa vào sau .
 *****
Ròm đã tìm lại được nguồn hình và đem chú thích cho hình ảnh xưa vhttp://thienkhan.multiply.com/

 Đã xem hình xưa thì cũng nên đọc thêm bài viết về Sài Gòn xưa của chị Hoàng Lan Chi
Lan Chi năm 18t
Lan Chi năm 18t

 Sài Gòn ngày ấy
Posted on August 4, 2011 by hoanglanchi

Năm 1954 – 60

Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tầu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ thì số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội. Mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Xem thêm bên trang của chị Hoàng lan Chi nha 

==> http://hoanglanchi.com/?p=920
____________________________
 19-05-2012
Cuộc sống thường nhật Sài Gòn trước1975








Các em bé thật hồn nhiên và dễ thương trong cuộc sống tạm bợ, vất vả giữa cuộc chiến







Áo dài trên đường Lê Lợi - Sài Gòn 1964



Phà Thủ Thiêm - Sau khi đường hầm Thủ Thiêm đuợc đưa vào sử dụng cuối năm 2011, bến phà Thủ Thiêm đã chính thức ngừng hoạt động kể từ ngày 1/1/2012, sau gần 100 năm có mặt tại nơi này






Xích lô Sài Gòn

Lính Mỹ và lính VNCH gọi đây là "Black Market" - chợ đen: Cuối thập niên 60 đầu 70, bắt đầu từ chiều tối là dân chợ đen bày đồ tuôn từ PX Mỹ ra trước thương xá Tax bán, đủ thứ thượng vàng hạ cám nhưng nhiều nhất là đồ hộp ăn sẵn của quân đội Mỹ (gọi là C-rations) mà dân Sài Gòn thời đó rất khoái.

Chợ tết Xuân 1970 (chợ Bến Thành)

Cúng cô hồn ở một xóm nghèo...

 Gánh nước từ vòi nước máy công cộng. Thùng gánh nước được tái chế từ những thùng dầu hôi. Dầu hôi xài xong đục bỏ nắp, gắn thanh gỗ ngang đóng đinh hai đầu là thành thùng xách hay gánh nước, nhà nào cũng có vài cái.


Nhà này đẻ khiếp thật...Nhưng họ có thể nuôi thoải mái




Ngã tư Phan Thanh Giản - Đinh Tiên Hoàng 67-68: Người cảnh sát đang thò tay vào cái hộp trắng để thay đổi đèn tín hiệu. Ngày xưa đèn ở ngã tư chưa được tự động hóa như bây giờ, phải có 1 ông cảnh sát đứng để bật tắt thay đổi xanh đỏ điều tiết giao thông.

Da Kao 67-68 - Rạp ciné CASINO DAKAO

Ngã tư Hồng Thập Tự - Pasteur - 1966. Xa xa là câu slogan rất hiện đại của hãng dầu Shell.


Cô gái là nhân viên sở Mỹ: Trước 1975 tại miền Nam VN, hầu hết phụ nữ làm việc tại các văn phòng hay trường học đều mặc áo dài.


Quán bar đội lốt nhà hàng. 
"Thực đơn" là bia rượu, "thực khách" là lính Mỹ, chiêu đãi viên là các em váy ngắn, áo hở ngực. Lính Mỹ vô uống bia sẽ được vài em ngồi cùng nói chuyện, từ A tới Z -- tiền thân của bia ôm sau này. Sau khi quân đội Mỹ rút về nước năm 73, hết khách Mỹ nhiều quán đóng cửa, một số chuyển qua phục vụ khách Việt, chịu chơi không khác khách Mỹ, và từ "bia ôm" ra đời. Bia ôm từ đó mọc lên như nấm.

Còn đây là C_ration_box



Một ngõ hẻm Chợ Lớn

Kênh Nhiêu Lộc nhìn từ trên cầu Công Lý

Quân cảnh VNCH: Tiêu chuẩn tuyển Quân cảnh ngày trước là 1m68 trở lên, cân nặng 65 - 70 kg, ngoài ra còn có Quân cảnh riêng của từng binh chủng. Trường hợp QC mặc quân phục trơn bắt quân nhân vi phạm quân kỷ thuộc binh chủng nào ,thì sau đó phải liên lạc cho QC binh chủng của quân nhân đó đến giải đi. Một ví dụ:


Sài Gòn 1971 - Chiếu phim dạo cho trẻ em: 1 chiếc xe chiếu phim như trên đại loại chiếu những đoạn phim câm trắng đen "Xặc-Lô" hay hoạt họa chuột Micky dài chừng vài phút. Thông thường ông "chủ rạp" bắt khán giả nhí phải ngồi chờ như trong hình cho đủ khách mới chiếu. Ở mỗi ống dòm có 1 cái cửa sắt, sau khi trả tiền, ông ta sẽ kéo 1 sợi dây từ chổ ông ta đứng để kéo cái cửa lên thì mới thấy được cái màn ảnh ở trong hộp. Với khán giả nhí hồi đó xe chiếu phim này là 1 kỳ thú.

..phố bỗng là dòng sông uốn quanh

Mưa Sài Gòn..

nắng Trương Minh Giảng


Mậu Thân 1968 - cầu Nhị Thiên Đường nối Quận 8 với trung tâm Sài Gòn: Gọi là cầu Nhị Thiên Đường là do lúc đó có bảng quảng cáo dầu Nhị Thiên Đường ở ngay đầu cầu. Sau đợt Tổng tấn công năm Mậu Thân, nhịp sống sinh hoạt của Sài Gòn đã nhanh chóng trở lại bình thường, nhưng Quân đội VNCH vẫn phải tăng cường, thiết giáp luôn túc trực ở những nơi trọng yếu...

28 nhận xét:

  1. có lẻ tui với rom xem xem tuổi nhau,từ khi tình cờ lạc vào nhà rom thăm một vòng mà đả mê mẫn với bao nhiêu bài viết và từng chi tiết hình ảnh+video clip làm tui nhớ tiếc SG xưa với nhiều kỹ niệm thần tiên thời thơ bé không biết gì về chiến sự đang xãy ra,được xem qua những hình ảnh sống động như biết nói là một bằng chứng mà lũ con cháu cs sáng con mắt bớt đi thói ngông cuồng và có thể thoát khỏi u mê,đó là công sức góp phần không nhỏ của các bạn bloger trong cuộc chiến internet hiện nay,xin chân thành cảm ơn namrom.

    Trả lờiXóa
  2. Ròm cũng cùng tâm trạng với hùnglê đó .

    Trả lờiXóa
  3. Thèng Ròm khiến tao nhớ Xì Goòng! Phạt quỳ ủa quên phát huy Ròm cưng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehehe anh già làm hết hồn ,tưởng bị phạt quỳ vỏ mít đó chứ hihihi

      Xóa
  4. chú Ròm sn 1964 hả chú. Bài viết của chú hay quá ^^, con sn1991, vô tình lên google search cho bố xem trường thiếu sinh quân Vũng Tàu nơi bố ngày xưa đi học, thấy đc bài viết của chú :D Hiii

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. namrom64 là &$ đúng là sn đó . Ah thì ra bố của Sang cũng ở VT và đã có học qua ở trường TSQ ,hay quá .Thời trước 75 Ròm học ở trường tiểu học Lam Sơn dưới chân núi lớn gần sân vận động Lam Sơn ,có thể bố của Sang biết đó .
      Những hình ảnh trong Blog của Ròm là gom về từ mọi nơi trên mạng Net, chứ không có tự viết bài đâu .(có lúc có để nguzồn hình ,bài viết co lúc không ,tùy theo nơi Ròm đem về có hay không ,...)

      Xóa
    2. Dạ bố con ở Sài Gòn, ngày xưa học trường TSQ Vũng Tàu chú àh ^^

      Xóa
  5. chú Ròm sn 1964 hả chú. Bài viết của chú hay quá ^^, con sn1991, vô tình lên google search cho bố xem trường thiếu sinh quân Vũng Tàu nơi bố ngày xưa đi học, thấy đc bài viết của chú :D Hiii

    Trả lờiXóa
  6. chú Ròm sn 1964 hả chú, con sn 1991, vô tình lên google search trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu cho bố con xem lại trường cũ. Vô tình con thấy trang của chú, bài viết của chú hay quá, lại có nhiều hình ảnh, vô cùng đáng xem :D qua nó con mới biết thêm về Sài Gòn xưa :D

    Trả lờiXóa
  7. Chào các anh, các bạn, mình là người Việt sống tại Việt Nam, sinh năm 91, khi mà chiến tranh đã lùi xa. Mình là một trong những thanh niêm bị nhồi sọ. Cho tới 3 năm trước, mình vẫn còn tin là "CS đã giải phóng cho Miền Nam, nhờ vậy mới có ngày hôm nay" nhưng sau đó mình tìm hiểu ra, nhiều người đã biết những gì CS cho mình biết, tin những gì chúng muốn mình tin. Cách đây một năm mình đã biết thêm nhiều về Sài Gòn, về miền Nam tự do, và biết rằng Sài Gòn đã từng giàu đẹp như vậy trong khi miền Bắc thật gớm chết. Thật đau xót khi biến cố "Tháng 4 đen" xảy ra, nhiều người bị bắt bở, cải tạo, bà con thiếu ăn, đói khổ, đồng bào phải trở thành thuyền nhân, thành kẻ tị nạn lênh đênh trên biển tìm tự do. Và CS là tội đồ của đất nước, Việt Nam sẽ phát triển ra sao nếu VNCH vẫn còn, tự do và dân chủ vẫn còn, và mình vẫn là người dân của miền Nam.
    .
    Khi mình biết rồi thì ba mình mới nói: "Giờ con biết thì ba cũng nói, khi còn miền Nam, ba mới 14, 15 tuổi nhưng đã biết rồi, bên nào tốt, bên nào ác độc, giết chóc. Mọi thứ đã lùi xa, nhưng ba còn nhớ mãi, nhưng bây giờ nói ra thì sẽ bị vào nhà đã"
    Bọn CS đã bưng biết thông tin, biến nhiều người thành Hồng Vệ Binh, mình đã từng cãi nhau với một số bạn trên lớp mình, bọn nó nói mình là "phản động", mình không trách bọn nó vì bọn nó đã bị nhồi sọ quá nhiều, không được thấy những gì mình thấy, không được biết nửa triệu đồng bào bị giết oan trong vụ "Đấu tố địa chủ", nhiều điều trái khuáy, biết bao nhiều người phải rời bỏ tổ quốc khi miền Nam thất thủ. Và bây giờ đây, ngay hiện tại đây, CSVN đang hèn nhát để tấc đất của tổ quốc lọt vào tay bọn Trung C, vẫn những luận điệu hèn nhát, đàn áp và giam giữ người yêu nước, biện hộ rằng đó là phần tử phản động, diễn biến hòa bình, đừng nghe theo lời xúi dục. Và nhiều người yên ổn mà đâu biết rằng người dân bị cướp đất, bị giết trong đồn công an và bị che đậy và nói rằng là tự sát. Ôi, đau đớn thay cho tổ quốc.

    Nhưng...
    tôi mong một ngày, dân chủ sẽ trở lại trên Việt Nam, CS sẽ sụp đổ, và VN lại trở lại như xưa, đồng bào hải ngoại sẽ về lại quê hương của mình. Và ta sẽ cùng bảo vệ đất nước trước khi quá muộn. :)

    Trả lờiXóa
  8. chú Nam có facebook ko, cho con xin đi chú ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ròm hổng có facebook Tommy ơi . Lúc trước có dùng thử qua theo phạm vi gia đình ,chỉnh khóa tất cả để chỉ dùng cho liên lạc với người thân của Ròm ở nhiều nước khác nhau .

      Sau khi thử qua xong thì Ròm thấy không hạp mấy ,thành ra quay trở về Blog và cho tới nay hổng có trở lại facebook nửa hehehe

      Xóa
  9. Tôi là 1 thương phế binh Cộng Hòa,trước ở TD 1/46 SD 25 BB,hiện vẫn đang sống ở VN,bạn bè cho địa chỉ này,mấy ngày nay miệt mài ở đây,nhưng mà Nam ơi tại sao xem mà cứ trào nuoc mắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem mà trào nước mắt là vì anh là "Nhân Chứng Sống" ,đã thấy ,đã biết ,đã ......đủ thứ hết trong cái thời trước 75 đó anh .Ròm rất cảm phục và cám ơn những người như anh ,đã hy sinh bản thân mình cho dân miền Nam VNCH .

      Xóa
  10. Chào Năm Ròm
    Sưu tầm thêm và lưu trữ lại cho mọi người xem và sử dụng khi cần nhé.
    Tôi có một bài viết về Sài Gòn ngày xưa ở đây:

    http://hoanglanchi.com/?p=920

    Hoàng Lan Chi

    www.hoanglanchi.com



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn chị Hoàng Lan Chi .Cho Ròm giới thiệu bài viết của chị lên trên nha .

      _____________________________________
      Sài Gòn ngày ấy
      Posted on August 4, 2011 by hoanglanchi

      Năm 1954 – 60

      Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tầu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy nguời Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Nguời hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Nguời Pháp trên tầu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. À mà tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa nguời di cư vào Nam? Nếu họ cứ mặc kệ thì số dân Bắc có đến đuợc miền Nam dễ dàng không?

      Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tầu. Rồi xe đưa vào Saigon. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội. Mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu nguời là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

      Xem thêm bên trang của chị Hoàng lan Chi nha ==> http://hoanglanchi.com/?p=920

      Xóa
    2. Ròm sinh 1964 thì cỡ tuổi em út tôi. Bài Sài Gòn ngày ấy bị tha đi nhiều vì viết về Sài Gòn với mọi khía cạnh, mỗi thứ một chút.

      Ròm mail cho tôi nhé : lanchi7@yahoo.com

      Cần nói chuyện riêng...

      Hoàng Lan Chi

      Xóa
  11. NGÀY XƯA KHI RỢ HỒ CHƯA CƯỚP NƯỚC MIỀN NAM DỄ THƯƠNG VÀ AN LÀNH . GIẶC HỒ
    VÀO LÀM NÁT HẾT QUÊ HƯƠNG

    Trả lờiXóa
  12. tuyệt lắm bạn ơi phát huy thêm nữa đi cố gắng tìm thêm ảnh sài gòn trước 75 nữa nha

    Trả lờiXóa
  13. co len rom oi
    suu tam anh cua ban rat tuyet

    Trả lờiXóa
  14. Nhớ SAIGON xưa... muốn khóc vì uất hận...!

    Trả lờiXóa
  15. Thăm nhà chú Ròm riết nghiện luôn hihi

    Trả lờiXóa
  16. ngày trước, các hộp đèn xanh đèn đỏ có tự động chứ, ban ngày có cảnh sát không cần tự động, khi trời về chiều không có cảnh sát, sẽ chuyển qua hệ thống tự động.

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm