4 thg 4, 2013

Hình xưa : Vài hình về trao trả tù binh 1973 - " Trở về với cộng sản là tự sát"

 
Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi... (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội...
Bài viết này, tác giả viết về các sự cố xảy ra ở những buổi trao trả tù binh cho phe Việt Cộng trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973. Trước tiên, tác giả xin giải thích chữ Việt Cộng dùng trong bài viết là để chỉ chung Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam (tức Mặt Trận Giải Phóng và sau này họ cải danh là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (sau ngày 6-6-1969) nhưng ai cũng biết cả hai phe họ đều là một và đều do chính quyền Hà Nội chỉ huy).


Ngoại trừ phần lớn tù binh quân nhân Hoa Kỳ (hầu hết là phi công) được phe Việt Cộng trao trả tại sân bay Gia Lâm ở Hà Nội (giam tập trung ở nhà lao Hỏa Lò sau vụ tập kích Sơn Tây ngày 20-11-1970) thì chỉ có một số rất ít tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh như Úc, Tân Tây Lan... được trao trả tự do tại Lộc Ninh. Về tù binh các bên người Việt thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và Việt Cộng được Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thi hành Hiệp Định Ba Lê) ấn định sẽ được trao trả tại các địa điểm như bờ sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị), Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), Bồng Sơn (tỉnh Bình Định), Lộc Ninh, Minh Hòa (tỉnh Bình Long), Bình Thủy (tỉnh Cần Thơ)...

Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát có tên là International Commission of Control and Supervision (gọi tắt là ICCS) đã ấn định 4 đợt trao trả chính như sau:

Đợt 1 khởi sự từ 12 tháng 2 đến 26 tháng 2 năm 1973 và phía miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7000 (bẩy ngàn) tù binh (bao gồm cán binh trong các lực lượng võ trang cùng tù chính trị) để nhận lại 1032 (một không ba hai) người (thuộc quân nhân, công chức, cán bộ) và 163 tù binh quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 2 khởi sự từ ngày 8 cho đến ngày 13 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng là 5.596 (năm ngàn năm chín sáu) người để nhận lại 1.004 (một ngàn lẻ bốn) người cùng 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 3 khởi sự từ ngày 14 cho đến ngày 19 tháng 3, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 7.294 (bẩy ngàn hai chín tư) người để nhận lại 1.214 (một ngàn hai một bốn) người cùng 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Đợt 4 khởi sự từ 23 đến tháng 4 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả cho phe Việt Cộng 6.619 (sáu ngàn sáu một chín) người để nhận lại 2.178 (hai ngàn một bẩy tám) người cùng 149 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh.

Mỗi ngày trao trả thường có từ 8 đến 10 chuyến máy bay vận tải C 130 của phía chính quyền miền Nam VNCH chở tù binh phe Việt Cộng đến tại nơi trao trả. Tù binh thuộc Cộng Sản Bắc Việt (các lực lượng chánh qui xâm nhập) được trao trả tại Quảng Trị (bờ sông Thạch Hãn) và tù binh thuộc Việt Cộng miền Nam (gồm tù chính trị, các lực lượng võ trang địa phương...) được trao trả tại nhiều địa điểm ở miền Nam.

Ngoài ra, còn có các vụ trao trả lẻ tẻ không đúng theo kế hoạch mà ICCS đã dự trù. Nơi trao trả tù binh người Việt đầu tiên là tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long. Ta biết Lộc Ninh (cấp quận) nguyên là một vùng dân cư hẻo lánh nằm cạnh thung lũng sông Rừng Cấm của tỉnh Bình Long, khi trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa (1972) xẩy ra thì Lộc Ninh lọt vào tay Việt Cộng (vào ngày 7 tháng 4) và kể từ đây, Lộc Ninh trở thành thủ đô của cái gọi là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Ở Lộc Ninh có một phi trường nhỏ nằm giữa rừng cao su, cách quốc lộ 13 khoảng 1 km (thuộc quyền kiểm soát của trung đoàn 9 Bộ Binh miền Nam VNCH trước đó) và đã trở thành nơi để trao trả tù binh.

Các sự cố đã xẩy ra trong các buổi trao trả mà đều do tù binh phe Việt Cộng gây ra. Trong ngày cuối của đợt 2, một tù binh Việt Cộng tên Nguyễn Văn Chẳng (nguyên là quân nhân thuộc Công Trường 9) trong lúc chờ làm các thủ tục thì đột nhiên, anh ta xin được quay về trại tù (Phú Quốc) thay vì sẽ đi sang phần đất thuộc phe Việt Cộng (các lều dã chiến gần đó) để nhận tư trang mới. Sự chọn lựa của tù binh Nguyễn Văn Chẳng là một bất ngờ, làm bối rối tất cả những nhân viên có nhiệm vụ tiến hành việc trao trả-nhận lãnh người đang có mặt tại chỗ (bao gồm đại diện ICCS, phía miền Nam VNCH cùng phe Việt Cộng). Khi được thông báo tin có tù binh xin ở lại (không về với rừng sâu âm u cùng các đồng đội-đồng chí nữa) thì khá đông các tù binh Việt Cộng khác (từ các lều bên phe Việt Cộng) liền xông đến và đả thương anh Nguyễn Văn Chẳng liền. Các đại diện của ICCS cùng nhân viên phía miền Nam VNCH liền nhẩy vào can thiệp, đám tù binh gây rối bị giải tán và bị buộc phải quay trở về chỗ cũ (các lều dã chiến). Nguyễn Văn Chẳng được các đại diện của ICCS đưa gặp các nhân viên phía chính quyền miền Nam VNCH để làm các thủ tục mới về trường hợp của cá nhân anh (chuyển sang quy chế chiêu hồi) nhưng thật không ngờ, anh ta lại đổi ý lần nữa và xin được trao trả về với đồng đội của mình. ICCS đành tiến hành tiếp các thủ tục bàn giao anh ta cho phe Việt Cộng. Việc anh Nguyễn Văn Chẳng vừa xong thì chỉ chốc lát sau, có một tù binh thứ hai (không rõ tên) xin được ở lại phía chính quyền miền Nam VNCH. Khi được thông báo, các đại diện của ICCS đã vội cách ly anh nầy đến một chỗ khá xa các lều dã chiến của phe Việt Cộng (có lẽ họ rút kinh nghiệm từ chuyện đả thương vừa rồi). Khi các thủ tục cho việc xin ở lại này đã xong, đại diện của ICCS đã hộ tống người thứ hai này ra đến tận máy bay trong chuyến quay về lại phi trường Biên Hòa.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x603.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 799x561.


Bạn tù Việt Cộng đả thương Nguyễn Văn Chẳng trước sự chứng kiến của các đại diện ICCS và UBLHQS.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x602.


Tù binh Việt Cộng thứ hai được đại diện ICCS hộ tống đến máy bay C 130 để về lại phi trường Biên Hòa.


ICCS là tên gọi tắt của International Commission of Control and Supervision mà được dịch là Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (việc thì hành Hiệp Định Ba Lê 1973) nguyên khởi đầu có 4 quốc gia thành viên là Indonesia, Canada, Ba Lan và Hung Gia Lợi. Cuối tháng 7-1973 thì Canada từ bỏ nhiệm vụ và ra khỏi tổ chức ICCS (lý do là một thành viên người Canada bị phe Việt Cộng bắt giam và hăm dọa vô lý do) để liền sau đó, ghế trống này được thế bằng quốc gia Iran (tháng 1-1974) cho đến khi tàn cuộc chiến. Trong cuộc chiến tại Ban Mê Thuột (bắt đầu từ ngày 10-3-1975) phe Việt Cộng còn công khai bắt giữ 2 đại diện ICCS của Indonesia và Iran (cấp đại úy) và chỉ trao trả họ về nước sau khi đã chiếm được toàn miền Nam VNCH. Những phương tiện đi lại của ICCS (máy bay, xe cộ, tàu thuyền...) đều được sơn 4 vạch mầu da cam để tránh ngộ nhận có thể bị tác xạ. Thực tế đã có các vụ tác xạ vào phi cơ trực thăng UH (do phe Việt Cộng gây ra) nhưng được bào chữa là do phi công bay lạc nên phía Việt Cộng hiểu lầm là phía miền Nam VNCH cố tình sơn 4 vạch để bay đánh phá vùng cách mạng. ICCS không hoạt động từ đầu năm 1975 (vì sự vi phạm trắng trợn của phe Việt Cộng khi công khai tiến chiếm tỉnh Phước Long trong ngày 6-1-1975) cho đến khi tự động chấm dứt nhiệm vụ trong ngày 30-4-1975.

Mỗi buổi trao trả đều có mặt đại diện của ICCS và 4 bên gồm Mỹ, miền Nam VNCH, Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt (gọi là Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự (UBLHQS)có trụ sở chính là trại Davis nằm trong phi trường Tân Sơn Nhứt)


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 799x623.


Các đại diện của UBLHQS tại một buổi công tác.


Ngày 25-3 (cuối đợt 4) tại phi trường Biên Hòa, trong khi chờ đợi được trao trả cho phe Việt Cộng, 210 (hai trăm mười) tù binh xin được ở lại phần đất của chính quyền miền Nam VNCH thay vì về với phe Việt Cộng. Con số người hồi chánh quá đông đã gây bối rối cho tất cả các thành viên của ICCS cùng UBLHQS nên sự quyết định không được thống nhất. Số tù binh này liền tỏ ý quyết liệt, sẽ tự sát tại chỗ nếu như họ bị buộc phải trả về cho phe Việt Cộng. Cuối cùng ý nguyện của họ được chấp thuận.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 799x553.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x605.



210 tù binh Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH thay vì về với đồng chí và rừng núi âm u.


Tại sao lại có một con số quá đông tù binh xin chọn được hồi chánh khi mà cảnh xum họp với đồng đội mình chỉ sẽ diễn ra trong khoảng khắc? Câu trả lời sẽ không lạ khi ta quay trở về đợt trao trả đầu tiên tại phi trường Lộc Ninh. Buổi xế trưa ngày 22-2-1973, vừa được trao trả xong thì một nữ tù binh (trong số 904 phụ nữ) tên Bùi (người gốc Bình Định) đã bị bạn đồng tù giết chết trước sự chứng kiến của các nhân viên ICCS cùng UBLHQS. Lý do của việc thủ ác này được các tay thủ ác giải thích vì nữ tù tên Bùi đã phản bội lý tưởng Cách Mạng, là nhân viên của Thiên Nga, làm tay sai cho giặc (phía miền Nam VNCH) khi còn ở trại giam Quy Nhơn, Cần Thơ. Thấy có người bị giết chết, các đại diện của ICCS đòi lập biên bản, phía chính quyền miền Nam VNCH đòi phe Việt Cộng phải trao trả lại các hung thủ để họ sẽ truy tố. Đại diện của phe Việt Cộng (trong UBLHQS) từ chối với lý do người của họ phải để cho họ giải quyết và họ đã hứa sẽ thi hành (có hay không thì không ai biết) khi về tới căn cứ (sâu tuốt luốt trong rừng). Sau cùng, sự việc đành phải để êm xuôi vì trong Hiệp Định Ba Lê không có chi tiết về giải quyết các hành vi bạo động trong việc trao trả tù binh (Điều 8, Chương III). Một sĩ quan thuộc binh chủng Quân Cảnh miền Nam VNCH (tên Đoàn C Hậu) đã kể lại những nữ tù binh tham dự việc thủ ác như sau: " Từ lúc còn ở sân trại giam Cần Thơ cho đến khi chờ lên máy bay C 130 để đến đây (Lộc Ninh), cái đám giặc cái này lúc nào cũng lấy khăn che kín mặt như sợ ai nhìn thấy, biết tụi nó là Việt Cộng... Đâu ngờ đến đây lại giở trò ".


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 799x622.



Nữ tù binh Việt Cộng lấy khăn che kín mặt tại sân trại giam Cần Thơ.



210 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại miền Nam VNCH vì họ sợ hình ảnh thảm sát bởi đồng đội một khi đã bước chân hẳn vào rừng sâu âm u, không còn ICCS hoặc UBLHQS để có thể can thiệp. Những vụ tù binh bị bạn đồng tù giết chết trong các trại giam (Phú Quốc, Côn Đảo...) không xa lạ với các tù binh Việt Cộng. Nhẹ thì bị vây đánh tập thể, xô té xuống giếng nước (khi tắm rửa-giặt giũ)... Nặng thì bị móc bóng đèn (1 hoặc 2 mắt), lấy ráy tai (cây sắt đâm xuyên qua 2 tai)... và có thể tin tức về vụ giết người tại phi trường Lộc Ninh (trong buổi trao trả ngày 22-2-1973 kể trên) đã được các quân nhân Quân Cảnh miền Nam VNCH kể lại cho các tù binh nghe. Địa ngục trần gian mà phe Việt Cộng thường kể về các trại tù binh của chính quyền miền Nam VNCH (tại Phú Quốc, Côn Đảo...) chính là vì có những quỷ sứ (cái gọi là chi bộ Đảng CS trong nhà tù) sống lẫn lộn trong các phòng giam chứ không là ai khác.

Trong các buổi trao trả, tổng cộng có tất cả là 240 tù binh phe Việt Cộng xin được ở lại phần đất thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH (chuyển sang quy chế chiêu hồi) và không hề có một tù binh phía miền Nam VNCH nào xin được ở lại với phe Việt Cộng.

Có khi vì sốt sắng muốn bắt liên lạc với giới lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tháng 2-1967, chính phủ Hoa Kỳ khẩn khoản với chính quyền miền Nam VNCH trả tự do vợ của 2 nhân vật quan trọng (của phe Việt Cộng miền Nam) là bà Phạm Thị Yến (vợ của Trần Bửu Kiếm) và sau đó vào tháng 12-1967 lại giao thêm bà Mai Thị Vàng (vợ của Trần Bạch Đằng) như một cử chỉ muốn thương thảo dù khi đó phía quân đội Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam VNCH đang ở thế thượng phong tại các chiến trường. Kết quả là trận Tết Mậu Thân 1968 cho thấy thái độ Cộng sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam có muốn thương lượng tìm giải pháp hòa bình hay không.

Đặc biệt có một tù binh phe Việt Cộng (thuộc thành phần chính trị) được phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả nhưng phe Việt Cộng cương quyết không tiếp nhận dù biết rõ nhân thân tù binh này là đảng viên Cộng Sản (được kết nạp vào đảng ngày 3-2-1966), có bí danh là L.71 khi y hoạt động trong nội đô Sài Gòn. Tù binh đó là Huỳnh Tấn Mẫm, người có thời là quyền Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1969). Huỳnh Tấn Mẫm sinh năm 1943 tại Gia Định (ngoại ô Sài Gòn), sinh viên Đại học Y Khoa (1963)... Phe Việt Cộng giao cho Mẫm nhiệm vụ bằng mọi cách y phải nắm được những vị trí hợp pháp, công khai trong tập thể sinh viên để dấy lên mạnh mẽ phong trào sinh viên-học sinh đấu tranh ngay tại thủ đô Sài Gòn và y đã thi hành các việc phá rối-trị an như: Đốt xe Mỹ, Hát cho đồng bào tôi nghe (kêu gọi phản chiến có một phía), Chống Quân Sự Học Đường...

Sau 2 vụ Biệt Động Thành Việt Cộng (T4) ám sát sinh viên Lê Khắc Sinh Nhật (ngày 28-6-1971) và giáo sư Nguyễn Văn Bông (ngày 10-11-1971) thì Huỳnh Tấn Mẫm bị bắt giam (ngày 5-1-1972) cho đến 20-2-1974 thì phía chính quyền miền Nam VNCH trao trả y tại Lộc Ninh (chung với gián điệp Huỳnh Văn Trọng, luật sư Nguyễn Long, sinh viên Cao Thị Quế Hương...) nhưng phe Việt Cộng đã từ chối. Phía chính quyền miền Nam VNCH đành phải đưa Mẫm trở về, nhưng biết chắc nếu thả ra, y ta sẽ lại lãnh đạo một số sinh viên-học sinh ở thủ đô Sài Gòn và lợi dụng luật pháp để tiếp tục phá rối trị an xã hội. Chính quyền miền Nam VNCH đã giam y tại nhà lao Chí Hòa rồi chuyển sang giam tại Tổng Nha Cảnh Sát. Hai tháng sau, ngày 21-4-1974, Mẫm được chuyển ra trại chiêu hồi tại eo biển Lagi-Hàm Tân cho đến tháng 4-1975 thì nhân viên coi trại chuyển Mẫm về giam tại Sài Gòn (bót cảnh sát gần Thảo Cầm Viên). Ngày 29-4-1975, Mẫm được trả tự do và ngay sau đó (buổi tối) y lên tiếng trên hệ thống truyền thanh (Radio và Truyền hình), ngỏ lời cám ơn những người đã ủng hộ y và y yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH thả hết tù chính trị, kêu gọi đồng bào hãy ở lại, đừng di tản ra nước ngoài.




Huỳnh Tấn Mẫm trên đường ra tòa án ngày 20-4-1970.

Tại sao phe Việt Cộng lại cố tình không tiếp nhận tù binh Huỳnh Tấn Mẫm (nêu lý do Mẫm là sinh viên, không phải là tù binh (trong các lực lượng võ trang) và yêu cầu chính quyền miền Nam VNCH trả Mẫm về với gia đình). Có người cho là phe Việt Cộng làm vậy vì họ còn muốn lợi dụng Mẫm (ở thế hợp pháp sống trong lòng nội đô Sài Gòn) nhưng làm vậy, họ đã đẩy Mẫm phải tiếp tục cảnh tù đầy (bởi các quyết định của đồng chí mình). Phe Việt Cộng đối xử với Mẫm như vậy vì có thể thấy nếu tiếp nhận y vào mật khu thì khi có dịp tiếp xúc với các người trẻ khác (thanh niên dễ hòa đồng với nhau), có thể sẽ y gieo vào đầu óc họ các ý tưởng đấu tranh-biểu tình (như khi y còn hoạt động ở nội đô Sài Gòn). Và, nếu sự việc có vậy thì họ sẽ giải quyết trường hợp y ra sao? Làm giống như chính quyền Hà Nội đã làm (bắt tập trung cải tạo) với những công nhân (hồi hương từ nước Pháp về miền Bắc Việt Nam ngay sau Đệ Nhị Thế Chiến) đã lãn công, biểu tình (trước nhà máy) khi thấy công đoàn (đoàn viên đoàn Thanh Niên Lao Động) chà đạp quyền lợi của một số công nhân trong phân xưởng làm việc. Tốt hơn hết để cho chính quyền miền Nam VNCH tiếp tục giam cầm Mẫm trong bối rối (tìm cách giải quyết).

Nhìn các con số tù binh được trao trả trên đây, ai cũng thấy phía chính quyền miền Nam VNCH trả tự do nhiều người hơn bên phe Việt Cộng. Có buổi trao trả, phía chính quyền miền Nam VNCH trao cho phe Việt Cộng 1200 (một ngàn hai trăm) tù binh để nhận lại chỉ vỏn vẹn có 3 người tù mà họ phải nằm trên cáng như ở buổi trao trả ngày 21-3-1973 tại bờ sông Thạch Hãn.


This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x658.

3 người tù phía chính quyền miền Nam VNCH đổi lấy 1200 người tù phe Việt Cộng.


Phe Việt Cộng thường rêu rao phía chính quyền miền Nam VNCH thường cố tình ém nhẹm con số tù binh và họ phải làm dữ (tiếp tục đấu tranh) thì phía chính quyền miền Nam VNCH mới trao trả 3.506 (ba ngàn năm không sáu) tù binh cho đợt cuối cùng (từ ngày 8-2 đến ngày 7-3-1974). Trong các phiên họp của UBLHQS tại trại Davis, phe Việt Cộng vẫn lải nhải nói là không còn giam giữ bất kỳ một tù binh thuộc phía chính quyền miền Nam VNCH và giải thích tù binh phía chính quyền miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 là do Pathet Lào cầm giữ (trường hợp điển hình là đại tá Nguyễn Văn Thọ (Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) cũng như họ chối nói không biết về các tù binh biệt kích (chương trình OPLAN-34) của miền Nam VNCH bị bắt trên vĩ tuyến 17. Sau ngày 30-4-1975, những tù binh này tiếp tục ở tù thêm nhiều năm thì mới được thả. Về các tù binh Hoa Kỳ, phe Việt Cộng vẫn chối, nói không còn giam giữ bất kỳ người nào khi chiến tranh chấm dứt (quân nhân Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt vào ngày 29-3-1973) nhưng vào mùa Hè năm 1976, sau khi có sự tiếp xúc giữa nhân viên sứ quán Việt Cộng tại Paris-Pháp Quốc và một cựu nhân viên CIA (Frank Snepp) thì chính quyền Hà Nội đã trao cho chính quyền Hoa Kỳ danh sách mới của 12 quân nhân Mỹ mất tích. Những nguồn tin từ các người tù thuộc chính quyền miền Nam VNCH (thời gian bị tập trung tù cải tạo sau ngày 30-4-1975) cho biết, họ đã từng thấy (tận mặt) các tù binh Hoa Kỳ còn sống tại các trại giam đèo heo hút gió ở miền Bắc VN.

Phía chính quyền miền Nam VNCH đã không thể trao trả cho phe Việt Cộng một tù binh nổi tiếng khác vì lý do người này khăng khăng không nhận cấp bậc và chức vụ thật của y. Đó là Nguyễn Tài (hay Nguyễn Công Tài, con ruột nhà văn Nguyễn Công Hoan), mang cấp bậc là đại tá và là Thứ trưởng Bộ Công An của Cộng Sản Bắc Việt. Nguyễn Tài bị cảnh sát quốc gia bắt được khi hoạt động gián điệp tại nội đô Sài Gòn nhưng dù đã thấy các bằng chứng về mình (do cảnh sát miền Nam VNCH chưng ra), y vẫn chối, nói một cái tên khác và khai cấp bậc y chỉ là Đại úy. Chính vậy mà phía chính quyền miền Nam VNCH không thể trao trả y cho phe Việt Cộng trong các buổi trao trả tù binh được. Ngày 30-4-1975 Nguyễn Tài được một nhân viên cảnh sát quốc gia giải thoát khỏi nhà lao Chí Hòa nhưng khi về với phe mình thì y đã bị cấp trên nghi ngờ về lòng trung thành của bản thân. Y như trường hợp của các cựu tù binh Việt Cộng khác sau khi được tha, họ phải tập trung tại các trại an dưỡng ở Sầm Sơn-Thanh Hóa và phải buộc làm kiểm điểm nhiều lần y như đang bị ở tù lần nữa. Lãnh đạo phe Việt Cộng có cái suy nghĩ quái gở là khi nhận lãnh tù binh bên phe mình về thì một mặt gọi các tù binh nầy là anh hùng, kẻ chiến thắng... nhưng mặt khác thì lại nghi ngờ về sự trung thành của họ. Thậm chí có lãnh đạo đảng còn muốn các tù binh khi bị sa vào tay chính quyền miền Nam VNCH (tại mặt trận hay trên đường hoạt động) thì người đó nên chết đi còn hay hơn là ở tù (trong tay đối phương) và để cấp trên phải đi lãnh về.

Ngày nào đó, nếu có một tù binh Hoa Kỳ còn sống mà vượt thoát được đến nơi tự do, thì đây sẽ là một sự cố lớn trong các sự cố về việc trao trả tù binh của các bên tham chiến trong thời chiến tranh tại Việt Nam.




Tù binh Mỹ (cấp trung tá) Ronald Dodge còn sống nhăn khi bị bắt nhưng phe Việt Cộng vẫn chối không biết tin tức gì.


Phạm Thắng Vũ
Sep 15, 2012. 
http://www.thegioinguoiviet.net/ 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm