19 thg 5, 2013

Hình xưa : Bên Bờ Sông Thạch Hãn ,Trao Trả Tù Binh

Sông, một dòng nước tự nhiên khá lớn hoặc rất lớn, hình thành từ những biến đổi về địa chất về khí hậu mà người ta thường dùng để vận chuyển hàng hóa, trồng trọt hay đơn giản chỉ để lưu thông qua lại. Quốc gia nào cũng có sông nằm trong hay chảy ngang qua và có khi người ta cũng dùng sông làm một mốc ranh giới phân chia địa giới trong khoảng thời gian nào đó. Những con sông phân chia địa giới này ở nước ta thì từng có sông Gianh (thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình) là ranh giới phân chia 2 khu vực Đàng Trong-Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786). Kế tiếp là sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17, được xem như một giới tuyến thiên nhiên phân chia 2 miền Nam-Bắc nước Việt (theo Điều 1 Chương 1, Hiệp Định Geneva 1954) dù trong thực tế có đoạn sông Bến Hải nằm xuống dưới khỏi vĩ tuyến 17. Và, gần đây nhất là sông Thạch Hãn, một ranh giới tạm thời chia cắt 2 miền Nam-Bắc thay cho sông Bến Hải-cầu Hiền Lương đã bị quân đội CS Bắc Việt tiến chiếm trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 trước khi chúng ký kết Hiệp Định Paris 1973.


Sông Thạch Hãn trên bản đồ (gần bên Cổ Thành Quảng Trị).



Thạch Hãn là con sông lớn nhất trong tỉnh Quảng Trị nên cũng có người gọi nó bằng tên sông Quảng Trị, có chiều dài độ 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn (phía Tây của tỉnh Quảng Trị) và đổ ra biển bằng Cửa Việt. Tên Thạch Hãn thì có người cho là vì có một mạch đá (Thạch) ngầm (hay đoạn đê nhỏ bằng đá (Hãn (thuộc bộ Thổ)) ở giữa nguồn (không rõ vị trí) nên mới thành tên sông. Dù mạch đá ngầm này đã được phá bỏ từ lâu nhưng tên sông Thạch Hãn nổi tiếng trong sử Việt cận đại vì ngoài việc là một giới tuyến chia cắt tạm thời (giai đoạn 1972-1975) thì nó còn là nơi để trao trả tù binh của 2 phe tham chiến trong chiến tranh Việt Nam.

Dưới đây là ít hình ảnh về sông Thạch Hãn (giới tuyến chia cắt tạm thời giữa quân đội CS Bắc Việt và quân đội miền Nam VNCH) cùng những buổi trao trả tù binh (tháng 3 năm 1973). Ngoài địa điểm Thạch Hãn thì còn các địa điểm khác tại Thiện Ngôn (Tây Ninh) và Lộc Ninh (Bình Long) nữa.






Cờ miền Nam VNCH tung bay đối mặt với đồn, bót giặc CS Bắc Việt bên kia sông.









Chính quyền miền Nam VNCH trao trả các anh Vệ Túm (CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam).


Nhìn vào hình thì ai cũng thấy tù binh cán binh CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam đều trần xì với quần tà lỏn. Tại sao vậy? Không lẽ chính quyền miền Nam VNCH không sắm nổi cho họ mỗi người một bộ cánh để mặc? Thực ra câu giải đáp sẽ không khó nếu chúng ta xem một Clip Video dưới đây quay về cảnh trao trả tù binh phía CS từ trại giam Phú Quốc (chở bằng phi cơ vận tải C130) về. Những gã cán binh khi nghe tiếng máy bay ngừng trên phi đạo thì lập tức (do một gã tù cán binh chính ủy nào đó hô to: một, hai, ba...) đã hành động (như cái máy) cởi bỏ quần áo để chạy người không tà lỏn-quần đùi. Sau này, vịn vào các tấm hình này (từ hệ thống Corbis) mà các văn nô CS lu loa nói là phía chính quyền miền Nam VNCH đối xử thô bạo các chiến sĩ ta (khi ở trong tù) cũng như khi trao trả tù binh (xin vui lòng click vào hình hoặc đường link để xem).



Chính hành động (tự cởi) trần xì-tà lỏn mà ai cũng thấy các tù binh phe CS gã nào gã nấy: To, Bền, Béo, Khỏe (đủ sức tham gia các show thể thao như Hội Khỏe Phù Đổng trong nước gần đây) thì không thể nào có chuyện chính quyền miền Nam VNCH bỏ đói, hành hạ (cúp nước sinh hoạt), đục răng, rút móng tay (tra tấn) với các gã tù binh CS Bắc Việt-Việt Cộng miền Nam như các bài viết trong nước nói về nhà tù Phú Quốc thời còn miền Nam VNCH. Rõ là bọn nói láo, chuyên ngậm máu phun người (trước đỏ miệng mình vì bị phản tuyên truyền).

Riêng tấm hình dưới đây (tại bờ sông Thạch Hãn do phóng viên người Nhật tên Ishikawa Bunyo chụp):




Những gã văn nô trong nước thường lấy tấm hình này và gắn nó với những câu trong bài thơ Nhà Tôi của thi sĩ Yên Thao (sáng tác trong thời kỳ 9 năm chống Thực dân Pháp) như:


Tôi đứng bên này sông
Bên kia vùng địch đóng
Làng tôi đấy xạm đen màu tuyết đọng
Tre cau buồn tóc rũ ướt mưa sương
Màu trắng vôi lờm lợp mấy khung tường
Nếp đình xưa người hỡi đau gì không ?
Tôi là anh lính chiến
Rời quê hương từ dạo máu khơi dòng
Buông tay gầu vui lại thuở bình Mông
Ghì nấc súng, nhớ ơi ngày đắc thắng

....



Tôi là anh lính chiến
Theo quân về giải phóng quê hương
Mái đầu quân bụi viễn phương
Bước chân đạp đất xiêu đồn lũy
Này anh chiến sĩ
Người bạn pháo binh
Ðã đến giờ chưa nhỉ?
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành
Anh rót cho khéo nhé !
Không lại nhầm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn Ðoài
Có giàn thiên lý
Có người tôi yêu.


Nếu hiểu từ Giặc là: Kẻ tổ chức thành nhóm có vũ khí hay một lực lượng vũ trang (nào đó) chuyên đi cướp phá, làm rối loạn an ninh, gây tai họa cho dân chúng cả một vùng hay một nước... Thì, giặc ở đây chính là bọn CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam khi chúng ta trở lại thời điểm cũ của ngày 13 tháng 3 năm 1972 khi CS Bắc Việt (gồm các sư đoàn 304, 308 cùng 4 trung đoàn 126, 31, 246 và 270 (thuộc Mặt Trận B5) với sự yểm trợ của khoảng 200 chiến xa (thuộc trung đoàn 203, 204) cùng với 3 trung đoàn pháo 38, 68 và 84 (gồm pháo tầm xa 130 ly, 122 ly, cối 160 ly...) vượt biên giới (khu phi quân sự cầu Hiền Lương-sông Bến Hải) để đánh thẳng vào tỉnh địa đầu của miền Nam VNCH là Quảng Trị mở màn cho Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đây là hành động xâm lăng công khai (không còn dấu diếm úp úp-mở mở như trước) trước công luận quốc tế. Vậy, chính CS Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam là bọn GIẶC trong cuộc chiến tranh 1954-1975 chứ không là ai khác.

Phạm Thắng Vũ
August 28, 2011.

1 nhận xét:

  1. tù binh CSBV béo mậu ú ụ như lực sĩ đồ điên ...xí lộn ...lực sĩ điền đô, vậy còn lu loa láo toét kí rì ???

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm