29 thg 7, 2013

Tượng đồng Thương Tiếc và câu chuyện về Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu

Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thu, một điêu khắc gia tài ba của Quân Lực VNCH

Lời giới thiệu: Trong lần về VN thăm quê hương nữ phóng viên Xuân Hương của chương trình Newland TV. đã có cơ hội gặp và nói chuyện với điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tại tư gia của ông. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu là tác giả bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Ông vừa là một sĩ quan trong QLVNCH với cấp bậc Thiếu tá . Liên tục trong hai ngày gặp gỡ, trò chuyện, P.V. Xuân Hương đã được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tiết lộ nhiều điều khá thú vị trong sự nghiệp nghệ thuật và 8 năm trong lao tù Viêt cộng của một chiến sĩ QLVNCH.
Với giọng văn giản dị miền Nam, nữ phóng viên Xuân Hương đã kể lại cuộc gặp gỡ bất ngờ, kỳ thú. Newland T.V. xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc bốn phương thiên phóng sự đặc biệt này.
* New Land T.V.
 
Ở Mỹ, Xuân Hương đã nhìn thấy  hình ảnh Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua  sách báo, qua các băng Video và DVD. Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an nghĩ cuối  cùng của hơn 18 ngàn chiến sĩ  QLVNCH, đã hy sinh vì chính nghĩa quốc gia trong cuộc chiến Quốc-Cộng.

 Trước cổng vào nghĩa  trang có một bức tượng đồng người lính ngồi trên tảng đá, ôm súng thương, nhớ đến những người bạn đã nằm xuống. Đó là, bức tượng Thương Tiếc do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu  thực hiện.
 Bức tượng đồng có chiều cao 9 thước, sau ngày 30/4/75 đã bị bạo quyền Việt cộng gian ác giật sập, phá hủy.
 Xuân Hương trong dịp về thăm quê hương , may mắn đã gặp được điêu khắc gia NguyễnThanh Thu. Với hai lần  gặp gỡ và nhiều  tiếng đồng hồ trò chuyện, điêu khắc gia Thu kể cho Xuân Hương nghe nhiều điều vui , buồn, thú vị  đã xảy ra trong đời ông chung quanh sự nghiệp điêu khắc và những tháng năm tù tội.


 Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu cho biết  trong nhiều tác phẩm. Ông cảm thấy danh dự nhứt trong sự nghiệp của mình là tác phẩm “Ngày Về”. Tác phẩm này, diễn tả hình ảnh  người chiến binh  trở về từ chiến trường được người hậu phương choàng vòng hoa chiến thắng. Tác phẩm “Ngày Về ”  của Nguyễn Thanh Thu đã được giải nhứt trong  Ngày quốc khánh 26 tháng 10 năm 1963 về Văn Học Nghệ Thuật  dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa của TT. Ngô đình Diệm. Và tác phẩm thứ hai là Thương Tiếc, thời đệ nhị VNCH của TT. Nguyễn văn Thiệu.
 
Lịch sử bức tượng đồng Thương Tiếc tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
 
Bức tượng đồng mang tên Thương Tiếc tại nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa được điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu hoàn thành vào năm 1966. Đây là thời điểm chiến tranh giữa  VNCH và Cộng Sản Bắc Việt đang diễn ra  tới mức độ ác liệt.

 Vào thời đó, Nghĩa Trang Quân Đội tọa lạc ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.  Tình hình trong nước lúc bấy giờ rất lộn xộn.  Dân chúng bị xách động biểu tình liên miên. Còn các đảng phái thì đua nhau  tranh giành ảnh hưởng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. 

 Lúc bấy giờ, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu còn đang là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Tổng thống Thiệu là người đã nghĩ ra việc xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hòa.

13 thg 7, 2013

Hình xưa Việt Nam 120 năm trước

Việt Nam 120 năm trước

Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện.
Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. 20 năm sau, một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 trông khá khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy do quá tải và được dựng lại.
Đình Trấn Ba, một công trình thanh thoát trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kỹ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nũ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.

7 thg 7, 2013

Hình xưa :Quốc-Sử lớp Nhất ,sách tặng không bán (1966)


Quốc-Sử lớp Nhất của Soạn giả: Phạm Văn Trọng và Phạm Thị Ngọc Dung (1966):


1 thg 7, 2013

Hình xưa : Gò Vấp-Sài Gòn xưa

Gò Vấp-Sài Gòn xưa

Y Nguyên-Mai Trần


Thàng Cưng, lực lưởng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe… bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc nào cũng tìm cách leo xe bò đi với nó cho vui. Gia đình thằng Cưng cũng thuộc loại khá thời đó, nhà gạch có chái, gian gìữa nhà cũng có bàn thờ tỗ tiên khảm xà cừ đặt sau một bàn gỗ đen với sáu cái ghế và luôn luôn một bình trà đựng trong vỏ trái dừa để giũ' ấm.
Ba nó không biêt làm nghề chuyên chở bằng xe bò từ lúc nào nhưng người trong xóm gọi ông là chú Tư xe bò – Cụ Phó-một nhân vật được mọi người kính nể trong xóm, cụ vào Nam từ Nam Định, nghe nói cụ đã từng giữ chức ông Phó cho hãng tàu đi đại dương của Pháp Charguer Reunis- không hiểu sao lại gọi ông với một danh từ dí dỏm ông Tư “pilot” xe bò. Ba thằng Cưng thỉnh thoảng cho nó lái xe bò ở nhũ'ng khúc đường vắng khi xe không chở gì, chú Tư sống bằng nghề chở vật dụng xây nhà vì đồ nặng không tiện dùng xe ba bánh.
Khi rảnh rối thằng Cưng hay rủ bạn đi tắm sông ở cầu Bình Lợi, trong những nhánh sông nhỏ bao quanh là những rặng dừa nước, nhìn ra phiá xa thì thấy sông Sàigòn. Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chỗ nước xoáy, thỉnh thoảng có nghe nguời chết mà người ta gọi là bị ma da kéo. Mấy đám nhỏ thường rủ nhau chơi đá banh ở sân vận động Lê văn Duyệt (giờ không còn nũ'a) thỉnh thoảng lại lén nhà đi tắm sông luôn, phần đông đứa nào cũng biết lội lại dùng bập dừa để nổi nên cũng khá an toàn. Tắm xong chạy về nhà thì quần khô hết nên gia đình không hay biết.
Tuổi thơ trong xóm

Xe bò trên đường Lê Lợi cuối thế kỷ 20