30 thg 10, 2013

Hình xưa Tám món ăn chơi của Nhẩy Dù QL VNCH

Tám món ăn chơi của Nhẩy Dù






Đi giây Tử thần khô:
Một trong những món ăn chơi mà các Thiên Thần phải dùng quen như cơm bữa





Đài 11 thước, (còn được gọi là chuồng cu)
Muốn trở thành Chiến Sĩ Mũ Đỏ, bạn phải biết đi mây về gió với nó .. mà không ngượng ngập và sợ hãi.
Nếu không bạn sẽ không được vinh dự đeo bằng Dù trên ngực áo

27 thg 10, 2013

KỶ VẬT xưa

KỶ VẬT
Các bạn biết hình bên dưới là gì không nhỉ?Đó là chiếc Nón Sắt.Tình cờ vào vá xe bên vĩa hè tôi đã bắt gặp nó,hỏi người vá xe ông ấy bảo đã giử nó hơn 40 năm rồi,tôi hỏi mua lại ông ấy trả lời bao nhiêu cũng không bán,tôi muốn hỏi vì sao và nhiều thứ nữa nhưng hình như ông đang buồn và nhìn về một hướng xa xăm.....trên đường về tôi cứ suy nghĩ mãi không biết đã vô tình khơi dậy nổi đau,nổi buồn nào đó của ông không,chỉ biết rằng tôi đã biết đươc một điều:thường là người ta giử lại những thứ quý giá bên mình nhưng cũng có những người giữ lại món đồ cũ vì đó là kỷ vật của họ,họ mãi đem theo bên mình để nhớ lại một kỷ niệm,một ký ức nào đó cho dù đó là nổi đau chứa đựng cả một trời luyến tiếc......
(Tình cờ thấy được và rinh về từ FB)






6 thg 10, 2013

Hình xưa Trẻ em nghèo và Trạm Phát Sửa Dinh Dưởng .


Hồi đó chương trình này của Hội Hồng Thập Tự VN được gọi tên là chương trình "Giọt sữa Dinh Dưỡng"

Vietnamese children and a soldier of the Civil Defense Forces in a milk distribution station of the Red Cross :





Saigon và những tên đường xưa

Saigon và những tên đường xưa


Đường Lê Lợi

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài Gòn. Nhiều đường đã thay đổi tên hai, ba lần và vài đường mang tên các vị anh hùng hồi đời nhà Nguyễn đều biến mất. Vài người Việt ở nước ngoài khi trở về nước gặp nhiều khó khăn mới tìm lại được nhà mình đã ở lúc trước. Những bạn sanh ra sau 1975 lại không thể hình dung các tên đường thuở trước, nói chi đến lịch sử và tiểu sử của các vị đó. Riêng tôi, nhờ những kỷ niệm in sâu vào óc từ thuở niên thiếu và lại có tánh tò mò muốn biết thêm lịch sử nên tôi cố gắng nhắc lại đây vài tên đường để công hiến các bạn đọc giả và xin ngọn gió bốn phương cho biết thêm ý kiến để tu bổ về sau.

Tôi sanh ra tại nhà bảo sanh của Bác Sĩ Lâm Văn Bổn số 205 đường Frère Louis, gần chợ Thái Bình thuộc Quận 3 thuở đó của Đô Thành Sài Gòn, vào thời Đông Dương sắp vào chiến lửa binh đao, chín tháng trước khi Trân Châu Cảng chìm trong khói lửa, lúc đó Việt Nam còn là một thuộc địa của Pháp Quốc và nhiều đường Sài Gòn mang tên Pháp.
Tôi lớn lên tại Sài Gòn, tại số 148 đường Colonel Boudonnet dọc theo đường rầy xe lửa, sau nầy đổi tên là Lê Lai tới nay, đường lấy tên của Đại Tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc-Địa và Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi 1914. Mặt đất đường nầy thấp hơn các đường Frère Louis, Phan Thanh Giản và Frères Guillerault nên mỗi khi mưa lớn là đường bị ngập : “nhờ vậy” mà sau khi tạnh mưa, dọc theo bức tường ngăn đường rầy và đường lộ những con dế từ đất chui ra hang để khỏi bị ngộp, nên tôi đi bắt đến khuya mới về ít lắm là ba bốn con và thường bị mẹ tôi quở trách.

4 thg 10, 2013

Hình xưa về Nền Công Nghiệp thời VNCH (P2)

Nền Công Nghiệp Thời VNCH

Nhằm mang đến cho các bạn của Sài Gòn Xưa & Nay những hình ảnh của một cuộc sống phồn thịnh ,không chỉ nền giáo dục đầy tính nhân văn mà còn có cả một nền công nghiệp-thủ công mỹ nghệ-cơ khí phát triển hưng thịnh của một thời gợi nhớ.Đồng thời cũng giới thiệu với các bạn trẻ ,những bạn chưa có nhiều cơ hội được biết sự thật thì đây chính là những khoảnh khắc của sự thật lịch sử đã từ lâu bị lãng quên và bị bóp méo khá nhiều.....
(Sài Gòn Xưa & Nay )
 
 Vietnamese air traffic controllers in the tower at Tan Son Nhut must be multilingual to handle arrival of international flights - sometimes only 40 seconds apart.

 

Two new 727 passenger jets fly Air Vietnam's three international runs.


 


More than 1.5 million Vietnamese citizens from all walks of like were able to travel cheaply during 1969 aboard Air Vietnam, the government-controlled airline.