4 thg 3, 2014

Hình xưa : 5 Vua Hề Sài Gòn bị Hoa Hậu Áo Tắm làm khổ

 Hình hề Xuân Phát và hề râu Thanh Việt (có luôn chú thích) trên báo Minh Tinh 1972.
Hoa hậu áo tắm Ngọc Tuyết làm khổ 5 anh hề
Vừa mới được đóng phim chung với người đẹp, 5 chàng Tùng Lâm, Xuân Phát, Văn Chung, Thanh Hoài, Thanh Việt đã kèn cựa nhau và ló mòi “dê”! Phàm đã là nghệ sĩ, không ít thì nhiều, thế nào cũng phải có tí máu “35.” Năm chàng hề làm sao tránh khỏi cái định luật đó?
Mà thực ra, cả 5 chàng rất ư là đào hoa, mỗi chàng đều có vợ đẹp, mà đi đến đâu cũng đều có “mèo” để tù ti tú tí nữa, mới chết chứ!


Trước đấy mỗi chàng hoạt động một nơi, nên không sao. Bắt đầu từ lúc đụng đầu nhau ở sàn quay “Năm Chàng Hiệp Sĩ Bất Ðắc Dĩ” thì năm chàng bỗng nhiên đổi tính, giở trò kèn cựa nhau, chàng nào cũng muốn hạ các đối thủ của mình để giành quyền ưu tiên.

Có gì đâu, chẳng qua vì ở sàn quay này, có nàng hoa hậu áo tắm Ngọc Tuyết đẹp ơi là đẹp, da thịt làm bằng chất gì không biết mà trắng nõn trắng nà, ngắm suốt ngày không biết chán. Bởi vậy, cả 5 chàng cứ thích gần người đẹp, mà gần riêng cơ, chứ không thích có sự hiện diện của các tình địch.

Người đẹp Ngọc Tuyết thì lại khôn quá trời, cặp mắt liếc đã đổ quán xiêu đình rồi, mà cái miệng lại còn khéo nữa. Với chàng nào, nàng cũng ậm ừ hứa hẹn, thành ra cả 5 chàng đều mê tơi, mỗi lần đến sàn quay đều ôm theo một đóa hoa “lay ơn” để tặng người đẹp.

Hoa hậu áo tắm, nữ tài tử Ngọc Tuyết
Tứ quái Sài Gòn






 Nữ nghệ sĩ Thanh Nga và hề Bảo Quốc. Hình chụp thời thập 1960


___________________________________________

Những “danh hiệu” một thời vang bóng: Bài 13: “Hề râu” Thanh Việt

Khán giả các chương trình Đại nhạc hội trong hai thập niên 60, 70 khi nhắc đến Hề nhựa Thanh Hoài hoặc Hề mập Khả Năng thì người ta nhắc ngay đến Hề râu Thanh Việt. Thủ pháp gây cười độc đáo của Thanh Việt chính là… bộ râu của mình. Ông có bộ râu quặp vô cằm, cái miệng móm rất có duyên, cặp mắt nheo nheo, giọng nói ranh mãnh. Cái tài của ông là làm cho bộ râu nhúc nhích, chỉ cần nhìn bộ râu của Thanh Việt “hoạt động”, khán giả cũng có thể cười rần rần…


Hề râu Thanh Việt (trái) và Hề mập Khả Năng

Tất nhiên, nghệ thuật hài của Thanh Việt không chỉ nhờ ở bộ râu mà có. Nhưng bộ râu mang đến cho Thanh Việt sức hút riêng, góp phần đưa chất hài của ông lên độ lôi cuốn khán giả cao hơn. Thanh Việt rất tâm đắc với danh hiệu Hề râu của mình, ông vẫn thường hay nói vui rằng: “Không có cực hình nào tôi sợ bằng bị cạo mất bộ râu này đi”.

“Chọc cười” rất trí thức

Hề râu Thanh Việt sinh năm 1939 tại Hóc Môn trong gia đình có đến 9 anh chị em. Trong đó, người anh thứ ba là soạn giả Kinh Luân viết vở tuồng nổi tiếng Lấp sông Gianh, các em kế là chuyên viên ánh sáng Thanh Sơn, tay trống Minh Phương, nhạc sĩ Phùng Trang. Khởi đầu cuộc đời nghệ thuật của Thanh Việt là theo người cha kế (nghệ sĩ Tám Huê) đi hát cho các đoàn hát nhỏ ở tỉnh, rồi về thành phố tình cờ gặp nhóm Tùng Lâm - Xuân Phát, ông tham gia vào nhóm này diễn các tiểu phẩm hài tự biên với tài “chọc cười” thiên phú. Tài năng của Thanh Việt bật sáng nhất là thời gian diễn nhiều vở cải lương trên Sân khấu Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga. Đặc biệt, Thanh Việt tham gia rất nhiều bộ phim, nổi tiếng nhất là thủ vai chính trong phim Triệu phú bất đắc dĩ của Hãng phim Mỹ Vân, ông đóng chung với Thanh Nga và nhiều danh hài khác.

Thanh Việt có khả năng sáng tạo bất ngờ, năm 1969, Hội Ái hữu nghệ sĩ tổ chức xuất hát gây quỹ để sửa chữa trụ sở và giúp các nghệ sĩ nghèo neo đơn tại Rạp Hào Huê với vở Đoạn tuyệt. Lúc đó, Hề Kim Quang đang điều trị bệnh phổi nên bà bầu Thơ nhờ Hề Minh bên Đoàn Hương Mùa Thu hát thế Kim Quang trong vai thầy pháp. Hề Minh bữa đó uống rượu quá chén, anh chạy xe honda tới rạp, dọc đường bị tai nạn phải nhập viện. Vở đã kéo màn hát, phải kiếm người đóng vai thầy pháp, bà Năm Sa Đéc đề nghị nhờ Thanh Việt diễn thế vai thầy pháp. Không kịp học tuồng nên Thanh Việt và bà Năm Sa Đéc quyết định sáng tạo một cách: thầy pháp không cần đọc bùa chú mà khán giả vẫn chấp nhận. Khi diễn đến lớp Loan (Thanh Nga) bồng con đi khám bác sĩ về, bà Năm Sa Đéc (vai bà Phán Lợi) là mẹ chồng đay nghiến, đòi rước thầy pháp trị bệnh cho cháu nội chớ không cho uống thuốc Tây. Ngọc Nuôi trong vai Bích, cô em chồng đanh đá, dẫn ông thầy pháp (Thanh Việt) vô nói: “Má, con rước ông thầy pháp ở xóm Sáu Lèo tới. Ổng nổi tiếng bắt ma, trừ tà trị bịnh hay lắm, ổng ở núi Tà Lơn mới hạ san đó má!”. Ông thầy pháp Thanh Việt, chắp tay xá xá bà Phán Lợi, rồi đưa cằm vểnh râu, nhướng nhướng chân mày. Khán giả thấy bộ điệu của Thanh Việt vỗ tay cười rần rần. Bà Năm Sa Đéc nói “mở đường” cho Thanh Việt: “Nè, ông thầy cứ thắp nhang khấn vái trong miệng, đăng đàn gọi hồn nhập xác cho cháu nội tôi hết bịnh. Khỏi phải vẽ bùa, đọc thần chú cho khan tiếng, nghe ông thầy!”.

Thanh Việt nói ngay: “Dạ, vậy thì tôi làm gấp đây, xong còn chạy qua cứu đám khác!”. Vậy là Thanh Việt đã giúp cho đêm diễn một “bàn thua trông thấy”. Hay trong vở Bạch Hải Đường, chỉ xuất hiện một lớp ngắn trong vai cai ngục nhưng khán giả vẫn nhắc vai diễn ấy cho đến bây giờ.

Hề nhựa Thanh Hoài cho biết: “Nếu như các danh hài khác thường “bay nhảy” nhiều đoàn thì Thanh Việt rất chung thủy, suốt 10 năm liền anh chỉ gắn bó cho Đoàn hát Dạ Lý Hương. Sau giải phóng anh mới chịu đi hát cho các đoàn khác. Nhóm hài của tôi và anh cũng tồn tại rất lâu, được khán giả yêu thích. Không ai có thể ngờ một người Nam - kẻ Bắc lại kết hợp ăn ý như vậy. Tôi rất phục tài năng cũng như đức độ của Thanh Việt. Chỉ tiếc rằng, anh ra đi quá sớm…”.

Nếu ai đã từng xem Thanh Việt diễn hài thì mới có thể hiểu được phần nào cái duyên gây cười của người nghệ sĩ tài hoa này. Ông có lối diễn hài tưng tửng, diễn như không diễn, tạo những tràng cười bằng các cử chỉ rất tự nhiên và tạo bất ngờ bằng ngôn ngữ. Thanh Việt có lối nói bỏ lửng giữa chừng để kéo dài sự chờ đợi phán đoán của khán giả, rồi bất ngờ dứt điểm bằng một câu “trật chìa” làm vỡ ra trận cười thoải mái cho khán giả. Thanh Việt đi sâu vào lối hài trí tuệ, duyên dáng, ngôn ngữ sạch sẽ, không dung tục. Ông cũng không lạm dụng thủ pháp ngoại hình như lé mắt, méo miệng, õng ẹo, hoặc mặc y phục phụ nữ “chọc cười” một cách dễ dàng.

Trong mắt hai “ đệ tử” ruột

Cũng giống như nhiều tài năng nghệ thuật khác, tài năng của Thanh Việt đã tạo nên ảnh hưởng nghề nghiệp sâu rộng đối với các nghệ sĩ đàn em. NSƯT Bảo Quốc rất yêu mến và tôn Thanh Việt làm “sư phụ”. NSƯT Bảo Quốc kể: “Năm 1972, sân khấu cải lương gặp khó khăn do ảnh hưởng của phim chưởng Hồng Kông, Đoàn Thanh Minh Thanh Nga tạm nghỉ, tôi và chị Thanh Nga sang cộng tác cho Đoàn Dạ Lý Hương, anh Thanh Việt cũng đang ở đoàn này nên tôi có dịp diễn chung và học hỏi anh rất nhiều điều về các thủ pháp diễn hài. Tôi tâm đắc với lối diễn hài thông minh, trong sáng của anh nên “quăng bắt” rất ăn ý. Ngoài ra, tôi cũng hay thay vai cho Thanh Việt những lúc anh bận việc đột xuất”.

Sau năm 1975, Thanh Việt hát cho Đoàn cải lương Sài Gòn 3, sau đó là Đoàn Cầu Ngang rồi cuối cùng là Đoàn Sông Hậu 1. Thời gian này, anh cũng truyền nghề cho một cây hài nổi tiếng hiện nay là Tấn Beo. Tấn Beo là con của “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài nhưng vì không có làn hơi đặc biệt giống bố để làm kép chính nên chuyển qua làm hề. Tấn Beo kể: “Thanh Việt nổi tiếng là “sâu rượu” ngang với danh tiếng diễn hài nên ông nói vui với tôi “Muốn làm đệ tử tao thì phải biết nhậu”. Tôi học ở ông cách ứng xử nhạy bén theo tình huống để đưa khán giả vào trận cười thú vị. Tuy thích nhậu nhưng ông không hề bê tha, luôn tôn trọng nghề nghiệp, tôn trọng khán giả và nhiệt tình với đàn em muốn học nghề. Thời gian đầu, tôi bị “nhiễm” nét hài của ông nhưng dần dần tôi đã thoát ra khỏi cái bóng quá lớn đó để tạo nét riêng cho mình. Hàng năm vào các ngày giỗ tổ, Tết Nguyên đán tôi đều ra mộ thắp hương cho ông. Cho đến bây giờ, tôi cảm thấy mình đã không làm bất cứ điều gì cho ông phải hổ thẹn nơi chín suối…”.

Trong cuộc sống đời thường, Thanh Việt rất chân thật, thẳng thắn, ai cũng thương mến. Thấy ông uống rượu nhiều, có dấu hiệu không hay cho sức khỏe nên bạn bè khuyên ông bỏ rượu một thời gian. Nhưng rồi cái chết của ông được báo trước ở tuổi 50 (do bệnh xơ gan) để lại nhiều xót thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thiệt thòi nhất vẫn là khán giả trẻ mất đi một cơ hội được thưởng thức một tài năng duyên dáng, độc đáo của làng hài Việt Nam.

Thanh Việt thường bảo với các nghệ sĩ đàn em của mình: “Diễn hài không phải trò đùa, phải tìm hiểu nghiên cứu tính cách nhân vật để tìm ra cách diễn hay nhất. Sáng tạo, ngẫu hứng không có nghĩa là cương ẩu, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện. Không có gì buồn bằng mình diễn hài mà khán giả không cười, lại còn khó chịu…”.

Bài, ảnh: MINH TUYỀN

___________________________

Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân
Bộ phim Nhà tôi phóng tác từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Duyên Anh - Vũ Mộng Long, do hãng Lidac Films (của ông Phạm Hoàng Kim) sản xuất. Phim màu Scope 35mm, màn ảnh rộng, dài 90 phút, quy tụ nhiều nghệ sĩ đang ăn khách như La Thoại Tân, Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Hà Huyền Chi, Kim Cúc, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, Hoàng Mai, Thanh Hoài, Bé Bự…

Đoàn làm phim Nhà tôi ra mắt năm 1972.



Được biết, nghệ sĩ La Thoại Tân, sanh năm 1937, tên thật là Phạm Văn Tần, có pháp danh Nhật Biện, đã lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, sanh được hai người con : Anna Phạm (con gái) 30 tuổi và Alex Phạm (con trai) 26 tuổi, đã qua đời vào chiều ngày thứ năm 13 tháng 3 năm 2008 tại Los Angeles, miền Nam California, hưởng thọ 72 tuổi. 

Trước kia, khi nhắc đến cải lương và nhứt là bài ca vọng cổ, người ta thường nhớ  biết đến vua vọng cổ Út Trà Ôn, còn về ca kịch, đóng phim thì phải biết ngay : Thẩm Thúy Hằng, Túy Hồng, Kim Cương, Túy Hoa …và đặc biệt Bà Bảy Nam.

Riêng các danh hài thì gổm có : La Thoại Tân, Văn Chung, Thanh Việt, Thanh Hoài, Tùng Lâm, Xuân Phát, Hùng Cường, Ngọc Đức…Nhưng, bình tâm mà xét thì La Thoại Tân xem như vua hài trội hơn cả, được xem ngang hàng với Louis de Funès của Pháp vậy.

Danh hài La Thoại Tân, có mã đẹp trai, thân hình cân đối, lại diễn xuất có duyên, cho nên được các bầu gánh hay chương trình Tiếu Vương Hội và đài phát thanh lúc bấy giờ mời hợp tác, đặc biệt trong ban kịch Túy Hồng, góp phần cho kháng thính giả có được những nụ cười để đời.

Ngoài ra, danh hài La Thoại Tân còn được mời đóng phim nổi tiếng trước năm 1975, như : Lệ Đá,  Tứ Quái Sài Gòn, Năm Vua Hề Về Làng, Gánh Hàng Hoa, Biển Động... đóng chung với nữ tài tử : Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Túy Hồng … hiệp cùng  với các nam tài tử như : Vân Hùng, Trần Quang… để trở thành nam tài tử minh tinh màn bạc.

Khi đến định cư tại miền Nam California sau Tháng Tư 1975, danh hài và tài tử minh tinh La Thoại Tân tiếp tục hoạt động văn nghệ trong cộng đồng Việt Nam, xin đơn cử Hài kịch, cải lương và  đóng phim. 

1/- Hài kịch : Nhạc Sĩ Bất Đắc Dĩ  đóng chung với Túy Hồng, Mai Lệ Huyền, Nhật Minh, Hoàng Cầm (La Thoại Tân thủ vai Thợ máy)  -  Phép Trị Vợ đóng chung với Xuân Phát, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Diễm Chi (La Thoại Tân thủ vaingười giúp việc )  do Trung Tâm  Paris By Night Thúy Nga  thực hiện DVD phát hành.

2/- Cải lương : Sông Dài đóng chung với Hương Lan, Chí Tâm, Hữu Phước, Hà Mỹ Hạnh, Băng Châu, Nhật Minh, Hữu Bình (La Thoại Tân thủ vai Ông Chủ hảng phim )  do Trung Tâm  Paris By Night Thúy Nga  thực hiện DVD phát hành.

3/- Đóng phim  “Vì Em Tìm Tự Do”... tại Hoa Kỳ.
Danh hài và tài tử minh tinh màn bạc La Thoại Tân mất đi, người Việt khắp nơi mất một thiên tài, cồng hiến cho chúng ta tràng nụ cười, đem lại cho mọi nhà đầy sức sống. Bởi vì, nụ cuời là than thuốc bổ vậy.




___________________________

Hề "nhựa" Thanh Hoài đem "thuốc bổ" đê

Hề nhựa Thanh Hoài

Nếu Khả Năng được gọi là Hề mập, Thanh Việt là Hề râu thì Thanh Hoài bị “chết tên” Hề nhựa bởi ông có giọng nói nhừa nhựa rất đặc biệt. Đó cũng là nét độc đáo, riêng biệt nhất của danh hài Thanh Hoài mà khi ông tham gia đóng phim, không ai có thể lồng tiếng thay cho ông được.

Chất hài bẩm sinh

Ông tự nhận mình như thế. Thanh Hoài tên thật là Đinh Tiến Hoài, sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đình có bố là một hiệu trưởng. Hồi còn đi học, bất kỳ chương trình văn nghệ nào của trường tổ chức ông cũng đều tham gia, mà toàn là diễn những vai hài. Riết rồi bạn bè, thầy cô trong lớp hễ nhìn thấy mặt ông là tự nhiên… tức cười. Sau khi bố qua đời năm 1952 thì năm 1954, ông và mẹ quyết định vào Nam lập nghiệp. Ông đã tìm gặp “quái kiệt” Ba Vân xin “thọ giáo” làm đệ tử. Năm 1955, ông chính thức bước chân vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp với nghệ danh Thanh Hoài. Một người bạn của ông khuyên, muốn làm hề nổi tiếng thì phải có độc chiêu riêng. Cả hai ngồi suy nghĩ cả ngày mà vẫn chưa nghĩ ra độc chiêu nào, bỗng lúc ấy, có người chọc giận, Thanh Hoài tức tối la hét mà cái giọng Bắc cứ nhừa nhựa. Người bạn vỗ đùi, hí hửng: “Độc chiêu là giọng nói đây rồi Hoài ơi!”. Và cũng nhờ thế mạnh này, ông dần dần được khán giả chú ý.





Từng nổi tiếng trên sân khấu hài Sài Gòn trước 1975, gần đây, Thanh Hoài trở lại sân khấu với vai cụ cố Hồng trong vở "Số đỏ". Ông tự sự: "Nhà tôi anh em ai cũng ăn học đàng hoàng, còn tôi khi không lại vướng vào nghiệp nàỵ Mẹ tôi cười bảo: Tao sinh ra mày có nghĩ mày đi làm hề đâụ.."

- HỎI: Biệt danh hề "nhựa" gắn với cuộc đời ông từ khi nào?

- ĐÁP: Hồi đó, ai cũng có ngón riêng. Khả Năng là hề mập, Thanh Việt là hề râu, chỉ mới máy máy cái râu, chưa diễn thiên hạ đã cườị Bạn tôi là anh Nguyễn Ịức khuyên tôi nên có độc chiêụ Chưa nghĩ ra thì hôm ấy có người chọc giận, tôi la hét mà cái giọng Bắc cứ nhừa nhựạ Anh Ịức gật đấu cái cụp: "Chọn cái này".

- HỎI: Bằng chất nhựa Bắc này mà ông diễn hài, đóng phim, lồng tiếng và còn dám ca cải lương nữả

- ĐÁP: Phim nổi tiếng của tôi là Năm vua hề về làng. Phim có 5 cốt truyện cho 5 vua hài, mỗi người một đạo diễn. Chuyện của tôi là Anh hùng sợ nước của đạo diễn Lê Mộng Hoàng, đóng chung với ông Năm Châu, Lý Lệ Hoa và Lý Huỳnh. Khi phim chiếu thì tôi dẫn đầu danh sách khán giả bình chọn vua hề hay nhất. Còn cải lương, tôi đâu có ca được. Lúc đầu phải nhờ anh Tùng Lâm ca giúp, rồi dần dần tập ca những đoạn ngắn. Hồi còn ở gánh của anh bầu Xuân với Văn Chung, Thanh Việt, buồn cười lắm. Mỗi lần tôi chuẩn bị ca là Thanh Nga, Út Bạch Lan ở hai bên cánh gà bắt nhịp giùm, còn nhạc công thì đệm guitar "từng từng" cho tôi vàọ Vậy mà cũng ăn khách.

- HỎI: Hồi đó, nhắc đến làng hài là người ta nhớ đến Khả Năng - Phi Thoàn, Tùng Lâm - Xuân Phát, Thanh Hoài - Thanh Việt... Ông có thể cho biết vì sao ra đời những cặp diễn như vậỷ

- ĐÁP: Ngày xưa diễn hài đâu có kịch bản gì. Bình thường là bạn của nhau, gặp nhau tếu táo giỡn chơi rồi thành kịch bản, đến trước khi diễn thì dặn anh nói thế này, tôi thế kia mà kẻ tung người hứng. Người diễn hài cũng chẳng qua trường lớp gì, chỉ nhờ vào khả năng thiên phú và sáng tạo, diễn một thời gian rồi thành danh...

-HỎI: Có một giai đoạn ông không diễn nữa mà đi làm công chức. Lúc ấy, phải chăng sân khấu không còn sức hút với ông?

- ĐÁP: Sau giải phóng, thấy mấy người trẻ múa may khiếp quá, nên tôi nghĩ mình không hợp nữa, định ở ẩn. Nói vậy chứ hồi ở Vũng Tàu, mỗi lần có đoàn về diễn, ngồi dưới làm khán giả mà tôi cứ sôi máu, muốn nhảy lên. Nhớ sân khấu lắm.

- HỎI: Vậy, tổng kết một đời hơn nữa thế kỷ làm nghề, cuối cùng ông đã đúc kết chất hài trên sân khấu là gì?

- ĐÁP: Cái cười đúng như dân gian nói là mười thang thuốc bổ, hề có nhiệm vụ phải mang lại cho khán giả thuốc bổ chứ không phải thuốc độc.

____________________________________

Danh hài Tùng Lâm - Người còn sót lại trong Tứ quái Sài Gòn


(CATP) Giữa thập niên 50, làng giải trí Sài Gòn xuất hiện “tam đại bầu show” Châu Kỳ - Tùng Lâm - Duy Ngọc, cả ba chuyên đứng ra tổ chức biểu diễn chương trình ca nhạc tạp kỹ. Trong các đại nhạc hội đình đám lúc bấy giờ, danh hài Tùng Lâm được xem là bầu show khá “mát tay” tại rạp Quốc Thanh, Olympic, Thanh Bình. Năm 1959, khán giả nườm nượp đến xem chương trình đại nhạc hội do Tùng Lâm - Lệ Liễu tổ chức, đông đến mức cầu sắt Thị Nghè... đổ sập!



Nghệ sĩ (NS) Tùng Lâm tên thật là Lâm Ngươn Phẩm, sinh năm 1934 (Giáp Tuất) tại Biên Hòa (Đồng Nai), là con út trong gia đình gồm 10 anh chị em. Thời trẻ, bước chân lãng tử của Tùng Lâm từng phiêu bạt sang tận Nam Vang (Phnom Penh - Campuchia). Con đường nghệ thuật bắt đầu mở ra khi vào năm 1948, Tùng Lâm đoạt thủ khoa cuộc thi hát của Đài Phát thanh Pháp - Á qua ca khúc An Phú Đông của nhạc sĩ Lê Bình, sau đó đoạt thủ khoa cuộc thi hát do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức năm 1952 - 1953 với Tiếng dân chài của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nghệ danh “Tùng Lâm” là do ông ghép họ mình và tên người bạn thân lúc đi thi. Không chấp nhận theo nghề “thầy kiện” (trạng sư) khô khan của bố, Tùng Lâm bước vào con đường nghệ thuật ngay khi còn rất trẻ với lớp dạy đàn, dạy luyện thanh và nhạc lý tại tư gia (đường Trần Văn Thạch, cạnh chợ Tân Định, đối diện rạp hát Modern).



Danh hài Tùng Lâm hiện nay

Tuy ngoại hình khá “mỏng cơm” (chỉ cao 1m54, nặng 49kg), gương mặt lại chẳng “ăn đèn”, nhưng bù lại NS Tùng Lâm được trời phú cho một phong cách diễn hài rất riêng: tinh tế, trào lộng và duyên dáng, từng được tuần báo Sân khấu kịch trường xếp vào hàng “thất hài đế Sài Gòn” gồm: Xuân Phát, Thanh Việt, Phi Thoàn, Khả Năng, La Thoại Tân, Tùng Lâm, Thanh Hoài. Năm 1961, sau tiểu phẩm hài Tâm sự hai anh phu xe diễn cùng Xuân Phát tại rạp hát Nodrodom, NS Tùng Lâm được báo chí tôn vinh biệt danh “Tiểu quái kiệt” - vinh dự lớn lao dành cho một nghệ sĩ trẻ như Tùng Lâm bởi lúc bấy giờ làng giải trí Sài Gòn chỉ có 3 “quái kiệt” là Trần Văn Trạch (em GS Trần Văn Khê), Bảy Xê và Ba Vân (anh NS Tám Vân).



Hai danh hài Thanh Việt - Tùng Lâm trên SK cải lương Dạ Lý Hương năm 1970

NS Tùng Lâm cũng khá “mát tay” khi cho “ra lò” nhiều học trò tên tuổi như ca sĩ, nghệ sĩ Phương Mai, Phương Dung, Trang Thanh Lan, Trang Kim Yến, Trang Kim Phụng, Kim Tuyến, Trần Quang Bình, Tùng Sơn, Thanh Hùng, Thế Linh, Duy Phương... Một số vở diễn trên sân khấu cải lương Dạ Lý Hương của NS Tùng Lâm như Gái điếm vợ hiền, Đời con gái, Người giết Chế Bồng Nga, Tướng cướp Bạch Hải Đường (tức Ông cò quận 9), Gái tắm hơi, Bí mật của nàng, Bí mật của chàng, Tuyệt tình ca (1,2,3)... diễn cùng Bạch Tuyết, Hùng Cường, Út Trà Ôn, Ba Vân, Tư Rọm, Hoàng Giang... trong đó, hai người bạn diễn ăn ý nhất với “Tiểu quái kiệt” Tùng Lâm là NS Thanh Việt và Xuân Phát.

Sau bốn lần bị đột quỵ, giờ đây ở vào tuổi 78, mang trong mình nhiều căn bệnh mãn tính vì thế những năm qua khán giả yêu mến NS Tùng Lâm không còn thấy “Tiểu quái kiệt” tung hoành trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, hiện ông sống thanh thản cùng những hoài niệm của một quá khứ vàng son tại căn hộ trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh) cùng vợ - ca sĩ Thu Trang và cô con gái út. Tùng Lâm cũng là NS cuối cùng trong Tứ quái Sài Gòn lừng lẫy thuở nào còn lại với đời!





............
(Còn tiếp mời vòng lại xem )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm