30 thg 5, 2014

Hình xưa : CÂU CHUYỆN TỪ MỘT THẺ HỌC SINH Trung Học Võ Trường Toản trước 75



CÂU CHUYỆN TỪ MỘT THẺ HỌC SINH ......chôm được từ anh  FB Thanh Nguyen

===> https://www.facebook.com/

Thời của tui còn đi học, lúc ấy học trò tiểu học chưa được cấp thẻ học sinh. Chỉ khi bước vào Trung Học mới ti toe có thẻ học sinh nhét túi.
Với cái thẻ này, bạn có được nhiều " quyền lợi ", chẳng hạn như đi xe buýt được giảm giá, mua vé xi-nê khỏi phải xếp hàng,..v..v. Và quan trọng hơn hết là nếu có xảy ra...cãi cọ, ấu đã, xung đột ( con nít uýnh nhau...) thì thằng nào có thẻ học sinh thì được xem như...vô tội. ( Đây là một thứ định kiến xem ra bất công, thế nhưng điều này chứng tỏ cho thấy xã hội đã tin tưởng vào chính sách giáo dục của nhà nước như thế nào rồi )
Hômnay tình cờ thấy trên mạng ảnh cái thẻ học sinh của một HS trường Trung Học Võ Trường Toản ( trường này nằm cạnh sở thú và bên cạnh trường Nữ Trung Học Trưng Vương ) nhớ lại cả một thời học trò thơ mộng.
" Cậu học sinh " này sinh năm 1945 thì nay vừa tròn...70 tuổi., không biết bây giờ ở đâu......


Vậy là " cậu " này học đúng tuổi , có nghĩa là lên lớp đều đều không bị...ở lại năm nào.
Vì lớp đệ lục tức là lớp 7, và " cậu " thì vừa tròn 13 tuổi !!!

Nhà " cậu " này ở đường Nguyễn Thiện Thuật, tức là khu Bàn Cờ, đi học hơi bị xa. Chắc chắn không thể đi bộ được rồi. Nếu sang thì có chiếc xe đạp, còn như là...con nhà nghèo thì chắc phải đi xe buýt !

" cậu này sinh quán là Quảng Nam miền Trung nước Việt. Theo như tui suy đóan thì ở bậc tiểu học ' cậu học ở quê nhà mình, khi hết bậc tiểu học và thi đỗ bằng cấp đầu tiên là bằng tiểu học, cậu lại ghi danh thi tuyển vào " Đệ Thất Trường Công " ( trường hợp này là trường Võ Trường Toản ).
Cả hai kỳthi này đều được tổ chức hằngnăm trên qui mô toàn quốc ( Thống nhất cả về ngày giờ, đề thi..v.v.)
Đó là những " sĩ tử trẻ nhất nước " mà ta vẫn thường thấy mỗi độ mùa...thi đến !!!
Ở quê nhà, chắc chắn " cậu " nổi tiếng khắp làng vì được...du học ở tận Sài-Gòn. Phải là giỏi lắm !!!

Nhìn bức ảnh trên thẻ học sinh này, một khuôn mặt khôi ngô, trông rất sáng tài. Nhìn là biết là thông minh, giỏi giang rồi.

Ông bà Phan Cao và Phạm thị Khoa chắc rất tự hào về cậu con trai của mình !!!


  Ngày đó thì trường trung học công lập vẫn có uy tín hơn hẳn trường tư thục. Ở Sài Gòn thì học sinh Pétrus Ký và Chu Văn An là..." oai phong " hơn cả ( Một anh thì nổi tiếng về toán và khoa học, một anh thì nổi tiấng về văn chương thi phú ). Thế nên mấy " em " Trưng Vương dù ở sát cạnh những chàng trai Võ Trường Toản, nhưng những chàng này khó lòng mà...cưa đổ được mấy " em " !!!



  

 Đã thấy được câu trả lời cho cái thẻ Học Sinh
Về cái thẻ học sinh của thầy Phan Thế Phiệt.
Ông Phan Thế Phiệt, một cái tên không dễ nhầm lẫn, là giáo sư dạy tại trường Tring Học Tây Ninh vào những năm 1965-71. Là một giáo sư tuyệt vời trong thời 7 năm trung học của tôi.
Về lại thăm trường xưa, sau 75 không biết thầy đã ra sao?.
Cám ơn tất cả các anh chị tìm ra có một bức ảnh thật là xưa và làm tôi nhớ đến một người thầy cũ- GS Phan Thế Phiệt .
"Một thằng học trò phá nhất trong lớp của thầy" như thầy đã từng nói - nguyễn thanh khiết


Thanh Nguyen Lúc tui còn là học trò trung học. mỗi dịp gần Tết, trường nào cũng làm báo xuân rồi đem đi các trường bạn để ...bán.
Khi nhóm tụi tui đến bán cho những trường nữ là thằng nào cũng...ớn.
Vì khi xâm nhập vào tận...hang ổ của mấy cô, mấy cô ỷ sân nhà nên quậy tụi tui hết biết !!!


 Chẳng hạn như có lần tui vào bán báo ở Trưng Vương. Vào một lớp, sau khi xin phép thầy phụ trách, tui bước lên bục và bắt đầu giới thiệu tờ báo xuân của trường mình. Chưa kịp kết thúc...bài " diễn văn " của mình, thì mấy cô nhao nhao lên hỏi túi bụi...
...Naò là..anh đang học lớp mấy, anh có viết bài nào trong đó hôn ? ..nào là tại sao cái bìa của tờ báo có vẽ hình cô gái chỉ có một mắt, còn mắt kia sai hông vẽ luôn ?
Chua kể sau khi phân phát các tờ báo cho mấy cô xem thử, cô nào mua thì đóng tiền, cô nào hông mua thì trả lại. Vây mà, khi thu hồi báo cũng hông phải chuyện dễ, mấy cô chuyền tay nhau để mấy anh bạn tui phải chạy vòngquanh lớp muốn...xỉu...
Rồi nào là xin chữ ký tại vì anh...đẹp trai..v.v..
Lúc khác anh nào cũng bản lãnh gồ ghề, mà những lúc đó anh nào cũng...đỏ mặt tía tai...

........
Cám ơn anh Thanh Nguyên đã khởi đầu câu chuyện .....
Còn điều gì nửa sau cái thẻ học sinh hay không thì nhờ các anh chị ,các bạn từng là học sinh của một thời VNCH kể tiếp ....

Khu Dakao, trên đường Nguyển Bỉnh Khiêm có Thảo Cầm Viên và hai trường trung học nối tiếng Võ Trường Toản (nam) và Trưng Vương (nữ).



Kết tiếp là câu chuyện của thèng ròm và hoa khôi Trưng Vương

của một thời hehe

--------
Thu Tiến ....... đi qua trường Võ Trường Toản làm gì ? vì sau khi qua trường là tới Nha Thảo khí, tiếp dến là trường Trưng Vương., con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc trước năm 1975 là con đường cụt.

 ......... tôi là học sinh TV , anh xã là học sinh VTT, chúng tôi quen nhau từ dạo ấy


Thu Tiến cái hình trường TV, tôi đứng thứ 2 bên trái
 
Thu Tiến Lúc ấy hình như là đón vợ chồng ông Nhã, lâu quá em không nhớ rõ, vì trong trường em hoạt động rất sôi nổi, lúc ấy là hoa khôi trong trường, nên đi đâu cũng được dẩn đầu các phong trào đó anh HO Hoang


Thu Tiến bị chiếc xế hộp cản rồi kìa hehehe
 


Thu Tiến ==> Nam Ròm dẹp xe đi chỗ khác, chỗ này hỏng phải khu vực đậu xe, dù chỉ một giây !
 hehehehehe í dza ..... mau mau chạy lẹ ..... mà chắc hổng chạy lại mấy chị Trưng Vương đâu há Thu Tiến híhíhí






Thu Tiến anh HO Hoang phụ với em một tay đi , đẩy xe của Nam Ròm vào sở thú đi !


Phải mời mấy chị "Lực Sĩ Trưng Vương từ sân Cộng Hòa " về đẩy xe cho Thu Tiến mới nổi lận anh HO Hoang ơi hehehe




Nam Ròm Mấy chị Trưng Vương bận ... hổng có phụ đẩy xe được
 


Thu Tiến cúp cua vô Sở Thú chơi kìa ....anh HO Hoang hehehe

 

Sau khi bị bắt quả tang cúp cua vô sở thú chơi .... Thu Tiến lật đật kéo mấy chị em Trưng Vương ra Hồ Con Rùa ngồi chơi .....bất ngờ dòm qua bên phải thấy một ông Thầy ngồi đó ..... rồi sau nửa Thu Tiến kể tiếp đêy háháhá






Đâu có như thèng ròm đã xin Ba Má mới vô Sở Thú chơi híhíhí
 



Thu Tiến Nhìn tướng Nam Ròm đứng , cứ như dân chơi cầu 3 cẳng...hehehehe...

 Ah ...cái Cầu ba cẳng (phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ của rạch Hàng Bàng với bến Vạn Tượng) mà thèng ròm (hồi kiếp trước) hay leo lên leo xuống hoài đó mà híhíhí
 

 -------------------------------
 Dương Như Nguyện và bà Hoàng Đức Nhã
năm đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ của Tổng Thống ngày Lễ Hai Bà Trưng

 

 Thu Tiến Như Nguyện là con của bà giám thị Nguyên trong trường

https://fbcdn-photos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1.0-0/p75x225/10309217_243719722488705_6070582780212471449_a.jpg

Thu Tiến .........
@ tên Như Nguyện là tên của thầy Nhự và cô Nguyên, thầy cô lấy tên lồng vào cho chị Như Nguyện
@Nhớ nhất kỷ niệm của cô Nguyên là dạy dỗ học tr
ò nề nếp thùy mỵ. Có hôm ,vì giáo sư bệnh bất thình lình, cô Nguyên vào lớp thế,kêu một bạn lên bảng, sau đó cô cho về chỗ. Bạn ấy đi từ bục bảng về chỗ ngồi rất nhanh, không hài lòng về việc ấy, cô kêu lên bảng trở lại, bắt bạn ấy đi xuống lại một cách từ tốn nhẹ nhàng, tay không quên nắm nhẹ vạt áo dài...
Bao nhiêu năm không được gặp lại cô, nhưng vẫn nhớ dáng cô gầy gầy....


LanChi Hoang Thu Tiến à, đúng là nếp GL, TV tức VNCH ngày xưa. Các bà giám thị ngay đó rất uốn nắn các nữ sinh. N viết văn hay, có tình tư dân tộc.
  • LanChi Hoang Không những quen mà con thân thiết năm 2012 gì đó. Bài HLC phỏng vấn Dương Như Nguyện là một trong những bài HLC ưng ý nhất. Lý do: Nguyện đẹp, có tài, có tình tự với quê hương. http://wp.me/p1DQbJ-za.Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012 LGT: Sách của W. Nicole Dương  (Dương Như Nguyện), cuốn ” Mimi and Her Miror” và “Postcards From Nam”, nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế 2012  (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.  Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975,  Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984.  Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver. Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương”  xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
     Mời xem thêm bên chị Lan Chi

    hoanglanchi.com
      “Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012 LGT: Sách của W. Nicole Dương  (Dương Như Nguyện), cuốn " Mimi and Her Miror" và "Postcards From Nam", nữ thẩm phán Hoa Kỳ ...

alt
 Bình Luận Về Quan Niệm “Gái thì giữ việc trong nhà”
 Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

GIẢI NHẤT CUỘC THI VĂN CHƯƠNG PHỤ NỮ 1970

- Bình Luận Về Quan Niệm “Gái thì giữ việc trong nhà”

"Xưa nay, hễ nói đến việc nội trợ như may vá, thêu thùa, bếp núc, người ta liền nghĩ ngay đến đôi bàn tay khéo léo dịu dàng của người phụ nữ. Trái lại, hễ nhắc đến việc chính trị, quân sự, xã hội.., người ta lại cho là việc của nam giới, xem đó là trách nhiệm nặng nề và duy nhất của họ..."

http://www.camlinguyenthimythanh.com/index.php/tac-phm/63-binh-lun-v-quan-nim-gai-thi-gi-vic-trong-nha



Có ai rảnh làm ơn vô đẩy chiếc xế của vợ chồng ông Hoàng Đức Nhã đang che hoa khôi Trưng Vương giùm cho Thu Tiến kìa 
 


Ca đoàn trường Nữ Trung Học Trưng Vương đang hợp ca bài "Trưng Nữ Vương"
đứng đầu là Phi Sao, Quỳ, Lệ Trang, Nguyễn Trần Quốc Vinh, Nguyễn Thị Hạnh, Tuyết Phương, Kim Nguyên, Nguyễn Thị Chi, Tuyết Trinh....


Người điều khiển là Cô Lãng , giáo sư âm nhạc

Đó là ngày 3 tháng 3 năm 1960 .

 

 TRƯNG NỮ VƯƠNG

Trưng Nữ Vương lau phấn son mưu thù nhà,

rèn gươm ca khúc toàn thắng hùng ca,
thu về giang sơn cho lừng uy gái Nam,
bầu trời Á sáng ngời ánh quang.

Nợ nước phó tay người nhi nữ,
tình riêng cứu nguy cho toàn dân,
một lòng trung trinh son sắt bền,
Hát Giang sóng rền.

Trưng Nữ Vương dầy đức cao ơn,
xin ứng linh ban phép cho giang sơn Hoà Bình.
Trưng Nữ Vương nước non còn đó,
quyềt một lòng cứu sơn hà giành lại non sông.

Hồn Quốc Gia mờ phai máu đào,
nhà Việt lòng buồn rầu rỉ sầu đau,
xui lòng nhi nữ mưu phục thù.
Mê Linh ngập trời cờ Việt sắc phô.

Mang phấn son tô màu sơn hà,
lòng vì nước vì nhà,
cho Việt Nam muôn đời hùng cường
nhờ ơn đức Trưng Vương.

Sáng tác của nhạc sĩ Thẩm Oánh
Hơn 50 năm sau :
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded...

 


 




4 nhận xét:

  1. Qua Blogspot xem hình cỡ lớn thoải mái hơn bên Facebook hén.

    Trả lờiXóa
  2. GIẢI NHẤT CUỘC THI VĂN CHƯƠNG PHỤ NỮ 1970

    - Bình Luận Về Quan Niệm “Gái thì giữ việc trong nhà”

    "Xưa nay, hễ nói đến việc nội trợ như may vá, thêu thùa, bếp núc, người ta liền nghĩ ngay đến đôi bàn tay khéo léo dịu dàng của người phụ nữ. Trái lại, hễ nhắc đến việc chính trị, quân sự, xã hội.., người ta lại cho là việc của nam giới, xem đó là trách nhiệm nặng nề và duy nhất của họ..."

    http://www.camlinguyenthimythanh.com/index.php/tac-phm/63-binh-lun-v-quan-nim-gai-thi-gi-vic-trong-nha

    Trả lờiXóa
  3. Về cái thẻ học sinh của thầy Phan Thế Phiệt.
    Ông Phan Thế Phiệt, một cái tên không dễ nhầm lẫn, là giáo sư dạy tại trường Tring Học Tây Ninh vào những năm 1965-71. Là một giáo sư tuyệt vời trong thời 7 năm trung học của tôi.
    Về lại thăm trường xưa, sau 75 không biết thầy đã ra sao?.
    Cám ơn tất cả các anh chị tìm ra có một bức ảnh thật là xưa và làm tôi nhớ đến một người thầy cũ- GS Phan Thế Phiệt .
    "Một thằng học trò phá nhất trong lớp của thầy" như thầy đã từng nói - nguyễn thanh khiết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là một sư trùng hợp ngẫu nhiên. Thầy Phan Thế Phiệt, sinh năm 1944. tại tỉnh
      Hưng Yên và học trung học tại trường Nguyễn Bá Tòng SG. Thầy mất bệnh năm
      2005 tại Tây Ninh.

      Xóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm