3 thg 7, 2014

Hình xưa gom được trong 3 tháng vừa qua (03.2014 tới 06.2014)

Hình xưa gom được trong 3 tháng vừa qua hehehe

Hình xưa gom được trong 3 tháng vừa qua từ 03/2014 tới 06/2014 mà Ròm gom về được từ mọi nơi trên mạng Net . Cám ơn các anh chị ,các bạn đã post những hình xưa này cho Ròm chôm , gom về đây để mọi người Việt từ xa gần trong ngoài già trẻ bé lớn .....cùng với Ròm xem hình xưa của một thời hehehe


 Hình này chụp khoảng 1967-1970. Trên quốc lộ 13 . Hướng chụp từ Nam lên Bắc ( từ ngã tư Piscine lên cầu Ông Đành. Mái chùa trong hình là "Tịnh Độ Cư Sĩ Học" hay còn gọi là chùa Cô Tư, hiện nay vẫn còn).


 

4 nhận xét:



  1. Huyền thoại về cái gọi là
    "Hồ Chí Minh có cuộc sống độc thân giản dị"

    Click vào bên phải con chuột tại đây và chọn dòng Save Link (Target) As ... để tải (Download) Audio



    Hồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề cao rằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Sự thật, dù Hồ Chí Minh đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng của người đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.
    Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923. Sau vài cuộc gặp gỡ và thư từ qua lại, cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 cự tuyệt mối tình của Nguyễn Ái Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi qua Moscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "người vợ".(17)

    Ðến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lý Thụy kết hôn với một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh năm 1926. Bà nầy bị thất lạc sau cuộc chiến Quốc Cộng ở Trung Hoa năm 1927.(18) Theo một tài liệu khác, thì trong thời gian nầy, Lý Thụy còn sống với một phụ nữ Trung Hoa thứ nhì là Lý Huệ Khanh, em của Lý Huệ Quần. Lý Huệ Quần là vợ của Lâm Ðức Thụ, một đồng chí của Lý Thụy. Tài liệu nầy giải thích rằng Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Lý Thụy là theo họ của Lý Huệ Khanh cho dễ hoạt động.(19) Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lý Thụy ngày 6-6-1931 tại thị trấn Cửu Long, gần Hồng Kông, ông đang sống với một phụ nữ Trung Hoa tên là Li Sam. Khi Lý Thụy đến Vân Nam, tướng Long Vân (Lung Yun) đã tìm cho ông một nhân tình người Tàu.(20)
    Từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn Thị Minh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Ðông phương của Quốc tế cộng sản. Sau một thời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự đại hội cộng sản quốc tế ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung.(21) Năm 1944, Hồ Chí Minh về hoạt động tại vùng Pắc Bó, Cao Bằng. Ở đây, theo sử gia và nhà hoạt động chính trị Trần Trọng Kim, ông Hồ sống chung với bà Ðỗ Thị Lạc, bí danh "chị Thuần", và sinh hạ một người con gái.(22)

    Sau cuộc sống chung tạm bợ với Ðỗ Thị Lạc, Hồ Chí Minh bị cuốn hút vào những biến chuyển lịch sử cho đến năm 1954, ông Hồ về Hà Nội. Theo tài liệu của Vũ Thư Hiên và Nguyễn Minh Cần, bộ chính trị đảng Lao Ðộng đã đưa một cô gái thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng là Nông Thị Xuân (có sách viết Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ Hồ Chí Minh năm 1955. Lúc đó, ông Hồ khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinh đẹp: "Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa".(23) Năm sau, bà Xuân sinh hạ một người con trai được đặt tên là Nguyễn Tất Trung. Sau một thời gian chung sống, Hồ Chí Minh sa thải bà Xuân. Viên bộ trưởng công an Hà Nội là Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bà Xuân, rồi cho người thủ tiêu một cách tàn bạo.(23)

    Trả lờiXóa
  2. Trong thời gian nầy, đảng Lao Ðộng còn có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷ viên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ Hồ Chí Minh. Cô Phương Mai đòi công khai hóa cuộc hôn nhân giữa hai người, thì bị từ chối, nên cô rút lui.(24) Năm 1959, Ðào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng Sản, Phó thủ tướng chính phủ Trung Quốc sang Việt Nam nghỉ dưỡng. Một bộ trưởng trong chính phủ Hà Nội đã nói riêng với Ðào Chú rằng Hồ Chí Minh muốn tái hôn với một người vợ Quảng Ðông. Ðào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng thủ tướng Trung Quốc là Chu Ân Lai đã thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩn thận. Hội nghị do Lê Duẩn triệu tập đã đi đến quyết định là phải bảo vệ hình tượng Hồ Chí Minh, nên việc ông Hồ muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu đã không thành.(25) Hồ Chí Minh cho Ðào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông Hồ tự thú nhận đã kết hôn một lần nào đó rồi.

    Như thế huyền thoại thứ ba về Hồ Chí Minh, hy sinh cuộc sống cá nhân, sống độc thân để toàn tâm toàn ý lo việc nước, là một câu chuyện bí mật giấu đầu lòi đuôi. Hồ Chí Minh có vợ là một chuyện bình thường, nhưng bản thân Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản trước sau luôn luôn che đậy việc nầy để lừa bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới. Kết hôn, lập gia đình là điều chẳng có gì xấu xa, nhưng xử sự tàn bạo với những người đã từng sống với mình, che đậy việc kết hôn, lừa bịp trắng trợn mọi người là điều mà không một nền luân lý nào chấp nhận.

    Sau khi Hồ Chí Minh từ trần, trong lời kêu gọi đưa ra ngày 3-9-1969, đảng Lao Ðộng Việt Nam (tức đảng CSVN) đã viết: "...Cuộc đời của Người là một tấm gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết, của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..."(26) Hãy nhìn vào cách sống của Hồ Chí Minh để biết ông có phải là người "giản dị, khiêm tốn" hay không?

    Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh sống trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ. Nghe chữ "nhà sàn", người Việt thường liên tưởng đến những ngôi nhà của người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng một thước, phía dưới dùng để cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc, hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của một số cư dân ven sông hay dọc các kênh đào. Những ngôi nhà sàn nầy rất đơn sơ, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến nhiều người tưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của Hồ Chí Minh có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng Hồ Chí Minh sống rất bình dân. Thực tế hoàn toàn không như vậy. Những du khách đã từng viếng ngôi nhà sàn của ông Hồ, hoặc những ai đã từng nhìn ngôi nhà sàn nầy qua phim ảnh, rồi so sánh với nhà sàn của người miền núi hoặc của những người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác. Ngôi nhà sàn của ông Hồ có vẻ giản dị một cách cố ý, lại rất sang trọng, xây dựng bằng loại gỗ cực tốt, trang bị đầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm sóc cẩn thận, và gần như là nhà nghỉ mát mùa hè, hoặc nơi ông đón tiếp du khách. Như vậy ngôi nhà sàn của ông Hồ chỉ là loại trang trí mắc tiền.

    Trả lờiXóa
  3. "Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo quần màu chàm). Ðối với Hồ cũng như Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành, sự giản dị được nghiên cứu kỹ lưỡng. Áo quần cắt may thô sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểu tượng của một thế hệ lãnh đạo cộng sản. Ðiều đặc biệt của Hồ trong giới lãnh đạo cộng sản là Hồ đi dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ... Còn gì ăn ảnh hơn dù là tiền chiến hay hiện đại "Bác" Hồ đi dép lốp trên màn ảnh."(27)

    Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người, đó là ông thích hút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike. (28) Không biết đây là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng bình thường như mọi người, hay quả thật ông ta thích hút thuốc Mỹ. Dầu sao, cuộc sống của ông Hồ không giản dị như người ta tưởng.

    Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên (chính là Hồ Chí Minh) đã viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?"(29) Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp ông ta vào loại người gì đây?

    Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết: "Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam."(30). Lời nầy cho thấy Hồ Chí Minh muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được dân chúng hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ "bác". Ở đây lại thấy ông Hồ thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ nghi tế tự.

    Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội cộng sản Hà Nội, cựu phó tổng biên tập báo Nhân Dân, Hồ Chí Minh công khai tự xưng là "bác" năm 1945 trước quần chúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.(31) Nói chuyện với dân chúng, trong đó có cả những người già cả, đáng tuổi ông, cha, chú, anh, chị mình mà xưng bác thì xin khỏi bàn về tư cách của "bác".

    Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, Hồ Chí Minh còn tỏ ra thiếu lễ độ đối với những người trước ông hàng mấy trăm năm. Hãy đọc những câu thơ của Hồ Chí Minh qua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950:

    Trả lờiXóa
  4. "Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng,
    Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
    Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
    Bác đưa một nước qua nô lệ
    Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
    Bác có linh thiêng cười một tiếng
    Rằng tôi cách mạng đã thành công."(32)

    Tự phong mình là anh hùng đã là chuyện lạ, gọi một vĩ nhân của lịch sử sống cách đây hơn 600 năm bằng "bác" là một sự vô lễ chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Khi Quốc sử quán triều Nguyễn trình Khâm định Việt sử thông giám cương mục lên vua Tự Ðức (trị vì 1847-1883) duyệt, trong khung cảnh xã hội vua là thiên tử (con trời), nhà vua đã phê bình nhiều nhân vật lịch sử, đôi khi với lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ nhà vua có ngôn ngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Ðạo bằng "bác" là có thể tự nâng mình lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lại những lời nầy cho thấy hố cách biệt lớn lao giữa một vị thánh và một kẻ tự phụ hợm mình. Chẳng những thế, người Việt Nam xưng tụng đức Trần Hưng Ðạo là thánh, nên cách xưng hô của họ Hồ xúc phạm đến cả niềm tin của dân chúng Việt Nam. Nếu nói rằng bài thơ nầy là "thơ khẩu khí", thì càng thấy "khẩu khí" của Hồ Chí Minh chẳng khiêm cung tý nào.

    Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách tiện nghi đầy đủ để làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc thú trên đời sau khi đã dày công cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to lớn của một chủ tịch nhà nước độc tài; ông có thể vượt qua luật pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bất cứ việc gì ông muốn dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng họ Hồ là người "giản dị khiêm tốn" là điều hoàn toàn sai sự thật. (còn tiếp)

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm