Bên phải ảnh là cầu Thị Nghè và đường Hồng Thập Tự, bên trái là cầu nhỏ nối từ Thảo Cầm Viên ra
Cầu Thị Nghè và Sở Thú 2014 Hình này phải nhận hướng và xem ngược lại mới nhận ra được ...
Ròm quay hình ngược lại cho giống khoảng chừng của hình xưa
Bên trái là cầu nhỏ nối từ Thảo Cầm Viên ra ....nay thấy không còn nửa
Cầu Thị Nghè phía sau Thảo Cầm Viên.
Một
câu chuyện tình cờ thấy được về Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ
Quốc Khánh năm 1957 ....Hổng biết Sự Thật như thế nào ... ...... "Quốc
Khánh năm 1957, lần đầu tiên Thủ đô Sàigòn có Hội chợ trong vườn hoa
Thị Nghè, muốn vào Hội chợ phải mua vé vào cổng Sở thú, từ Sở thú đi qua
một chiếc cầu đúc mới sang chỗ Hội chợ, đêm ấy người ta nô nức đi xem
Hội chợ, tôi cũng trong đám người đó, lúc ấy chừng 7 giờ đêm, tôi vừa
mới bước lên đầu cầu, thì cảnh chen lấn xô đùa nhau, kêu la vang dậy bắt
đầu, cảnh sát nổ súng chỉ thiên, cũng không làm sao tái lập trật tự,
tôi muốn đi lui cũng chẳng được, tôi bị người ta xô, người ta lấn, khi
ra đến giữa cầu tôi muốn nhảy xuống sông bơi vào bờ cũng không làm sao
leo lên lan can cầu, và tôi cứ bị xô lấn qua tới bên kia cầu, quần áo
xốc xếch, giày săn-đan của tôi bị đứt quai, tôi không thấy ai bị thương
tích gì nặng, sáng hôm sau báo chí đăng tin, tôi mới biết rằng có đến 17
người chết và mấy chục người bị thương phải đưa đi bệnh viện, sau nầy
mỗi lần vào Sở Thú, đi ngang chiếc cầu định mệnh đó, tôi vẫn còn nhớ nỗi
kinh hoàng của năm kia. Người ta đồn cầu sập, cầu gãy, thật ra không có
sập hay gãy gì cả, chỉ vì cảnh xô lấn mà thôi, nguyên nhân có lẽ do bọn
người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật, họ cũng không ngờ cảnh
hoảng loạn đã tạo ra đến nông nổi đó! ( ==> http://www.ahvinhnghiem.org/saigon.html ) Còm này đem về từ bên anh Mạnh Hải ==>https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6168378242/ Vụ chen lấn qua cây cầu ở Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ Quốc Khánh năm 1957: ' Cuối
năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924,
khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu
đúc được bắc
Tàc giả Thanh Liên nghĩ là có lẽ do bọn người xấu
muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật nhưng theo ông ngoại Va tui kể lại là
do ai đó la lên "cọp xổng chuồng", chắc là định giỡn chơi ai dè thiên hạ
ùa nhau chạy thoát thân gây nên cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết. Sau này
vụ cầu treo Cam pu chia cũng giống như vậy. Nếu như cây cầu Sở thú sau
đó bị khóa lại không cho ai qua nữa thì cây cầu treo đảo Kim Cương ngay
sau đó đi đập bỏ không thương tiếc để xây thành hai cây cầu bê tông vĩnh
cửu thay vào.
Ngày nay có ai đi chơi Sở thú gần chuồng dê có ba
cái miếu nhỏ thì đó là miếu để kỷ niệm những người đã chết năm 1957. Còn
cái cầu xưa đã bị tháo bỏ mất rồi.
Lời còm của một FB cho biết về vụ này : hehe
nhân chứng sống vụ chen lấn cầu 1957 bắc từ bên kia sông qua
sở thú là ba mình lâu lâu ổng kể quài nguyên nhân do dân thấy
bên sở thú có trò choi nhiều quá chen lấn qua chơi ấy mà còn
đồn là do mấy ông này phá cầu chứ đâu phảiNhững hình ảnh cây cầu Sở thú sau sự cố năm 1957.
Đầu cầu Sở thú có 2 lối, 1 có tầng cấp dành cho người đi bộ, và phía trái hình là đường dành riêng cho xe hơi.
...dành riêng cho xe hơi.
Cầu
qua rạch Thị Nghè bên trong Sở Thú là một cây cầu thứ hai nối Sở thú
với phần Bắc Thảo cầm viên rộng 12 ha. Khônng rõ từ lúc nào phần 12 ha
này bị chuyển thành khu dân cư nhưng từ sau thảm họa 1957, cầu bị khóa
lại không cho người đi bộ qua lại.
.....Cây
cầu này đến những năm 2000 đã xuống cấp, hư hại nặng do dân ve chai lợi
dụng vắng vẻ vào cắt trộm sắt dưới những mố cầu khiến nó có thể sập bất
cứ lúc nào.
Hằng
ngày, nhiều ghe thuyền vẫn lưu thông qua gầm cầu. Cây cầu “không chân”
treo lơ lửng này đã nhiều lần được cảnh báo mối nguy hiểm, cần được tháo
dỡ.
Ngày 18/12/2003, Sở Giao thông công chính TP đã tiến hành phá bỏ cây cầu với kinh phí 700 triệu đồng......
Bên trái nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi là đường Phan Thanh Giản, bên phải là đường Hiền Vương, trước mặt là đường Hai Bà Trưng
Xem để biết Dân Sài Gòn Xưa vui xuân trong gia đình như thế nào . ________________________________
CÁC BẠN BIẾT GÌ VỀ CUỘC SỐNG CỦA DÂN MIỀN NAM DƯỚI THỜI VNCH?
Các bạn trẻ sinh ra sau tháng 4 năm 1975 và các bạn sinh ra và lớn lên ở
miền Bắc biết gì về cuộc sống của người dân miền Nam dưới thời VNCH?
Trước khi có Internet, tất cả những thông tin các bạn có được đều là do
sự tuyên truyền giả dối, xuyên tạc, và bóp méo từ phía đảng CSVN. Sau
khi có Internet, các bạn có thể thấy được một phần về cuộc sống của
người dân miền Nam trước năm 1975 qua hình ảnh và qua những bài viết.
Đoạn phim dưới đây ghi lại cảnh sinh hoạt của một gia đình ở Sài Gòn
vào ngày Tết năm 1969. Các bạn có thể thấy được quang cảnh thành phố Sài
Gòn, cảnh sinh hoạt trên đường phố, trong gia đình, cách đi đứng, cư
xử, ăn nói,... và cách ăn mặc vô cùng kiểu cách và sành điệu của cả nam
lẫn nữ ở mọi lứa tuổi dưới thời VNCH. Các bạn hãy so sánh để có
thể thấy được sự giả dối của đảng CSVN và những gì chúng ta đã mất sau
khi CSVN cưỡng chiếm miền Nam vào tháng 4 năm 1975. (FB Tim Pham )
Nhớ hồi xưa đi học, thế hệ mình được dạy rằng Sài Gòn trước 1975 là phồn
hoa giả tạo. Mình được dạy sao thì nghe vậy vì không thấy hình ảnh thế
nào nên cũng không hiểu "phồn hoa giả tạo" là gì. Hôm nay xem được cái này thì mới hiểu.
...chỉ một năm sau Mậu Thân 68 ... Hoa Minh TranSài
Gòn, sau cơn tàn phá của Việt Gian Cộng Sản, một năm sau lại tràn đầy
sức sống, như bông hoa nở lên sau cơn điêu tàn của khói lửa !
Ich DongXuân Kỷ Dậu có nghĩa ngay năm sau của Mậu Thân 68 sao ? Thế mà không khí hòa bình đã trở lại với Sài Gòn rồi kia à ?
Destroyed Cholon District of Saigon, 1968
___________
Những câu Comment , đôi lời về đoạn phim xưa này mà Ròm thấy được đem về từ FB.
Khoảng
năm 70-71, thì SG thịnh hành máy quay phim 8 ly của Nhật không đắc lắm
(Chắc là hàng PX) nên mới có đoạn phim này. Đây có lẽ là thời điểm cuối
năm công bố “ Giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật” của Tổng Thống VNCH, những
tác phẩm điêu khắc trưng bày trên công viên Đống –Đa trước cửa Tòa
Đô-Chính, nhưng có lẽ trẻ em mới là thích những tác phẩm này nhất, nhìn
các em leo trèo, sờ nắn thì biết..hi..hì.. Đường
phố SG cũng vào cuối năm cũng tấp nập những ngày chủ nhật, những người
xem lễ đạo Công Giáo, lề đường được bày bán hàng “sôn” (tôi không biết
là tiếng này từ đâu ra, nhưng nó có nghĩa là hàng đã qua mốt không còn
chuộng, chứ không phải củ đã qua sử dụng) Cảnh
phim quay trong thương xá Tam-Đa (Crystal Palace) người đi như mắc cửi,
đưa đón tại phi cảng Hàng Không Tân-Sơn-Nhất, đúng là không thể xóa
nhòa trong chúng ta dù có ở phương trời viễn xứ nào khi vọng về cố quốc. ( Theo FB Lua Culan )
Công viên - Đống Đa - Gaden
Tòa Đô-Chính Sài Gòn xưa
Thương xá Tam-Đa (Crystal Palace)
Phi cảng Hàng Không Tân-Sơn-Nhứt,
Dang NguyenRiêng tui ,cảnh Dạo Phố gợi nhớ thời Kaki .Mình
nghèo wá,không tiền may Veston hay diện thời trang như các bạn .Nên
cũng đua đòi dạo phố với Bạn Gái trong bộ đồ Kaki mà QLVNCH phát,màu
xanh phân Ngụa .Cũng nhào vô quán Chùa ,Thanh Thế ,Thanh Bạch ...
Phim xưa Sài Gòn 71 vào ngày TT Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức nhiệm kỳ II
"Lễ nhậm chức của Tổng Thống Thiệu", từ William Foulke Bộ sưu tập (DASPO) của Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ ở Đại học Texas Tech.
(Xin
gửi bài này như một món quà Giáng Sinh và năm mới đến tất cả quý vị đã
một lần đứng ngắm bức tượng TQLC. Xin bái phục các Mũ Xanh đã góp công
sức thực hiện và bảo vệ bức tượng, và cám ơn quý anh đã cung cấp tin tức
để viết)
“Lão Xit đẻ ở nước Nga, cớ sao sang đứng vườn hoa nước mình?”
Thằng cháu con ông anh ngâm xong câu thơ rồi quay sang hỏi tôi:
– Chú có thể cho cháu biết “lý lịch” của bức tượng hai người lính TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sài-Gòn được không?
– Ư, ư ! Tưởng cháu hỏi lý do lão Xít lão Mao tại sao lại bị gậy sang ăn
mày nước ta thì chú sẽ giải thích cặn kẽ rõ ràng, còn hỏi về bức tượng
TQLC đứng trước tòa nhà quốc hội thì quả thực chú không rành lắm, chú
không biết!
– Chuyện lão Mao lão Xít muốn thịt dân ta thì tụi cháu cũng còn biết,
huống chi là người lớn. Nhưng các chú thường hãnh diện là lính Mũ Xanh,
đi hành quân từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, từ Cao Nguyên xuống đầm lầy, có
mặt khắp mọi miền đất nước, vậy mà ngay tại trung tâm thủ đô VNCH có bức
tượng TQLC nổi tiếng mà chú không biết gì về lý lịch của bức tượng này
thì lạ thật..!