Thời
nào cũng vậy, người đọc thơ bao giờ cũng ít, nhất là đọc thơ của lính.
Sinh viên học sinh hay công chức lại thường ít đọc thơ lính hơn cả. Thế
giới dân sự và thế giới của lính khác biệt nhau quá đến nỗi có thể gọi
là “bất đồng cảm” (?)
Lính mà đọc thơ lính thì hiểu và thương, thương thân và thương những đồng đội của mình.
Tôi
cũng đã là lính, nên đã đọc nhiều thơ lính… Từ đó, tôi đã sưu tầm, chọn
ra 125 bài thơ của 51 tác giả mà tôi chủ quan cho là “xuất sắc” để giới
thiệu cho những độc giả “có điều kiện” đọc và thích đọc thơ lính. Tôi
thực hiện một tập thơ nhỏ bé, tự in bằng thủ công rất thô sơ, có hình
thức rất bình dân - mang tựa là “Thơ lính chiến miền Nam”.
Tập
thơ mỏng chỉ dầy 110 trang, trình bày đơn giản, nhưng trong đó có lửa,
máu, mồ hôi… và nước mắt của lính và dân, cả hai miền Nam, Bắc.
Đây
không phải là một tuyển tập đầy đủ những bài thơ chiến đấu của những
tác giả nổi tiếng hoặc vô danh của quân đội miền Nam. Đây chỉ là một sưu
tầm nhỏ của một độc giả bình thường, một người lính đọc những bài thơ
của lính. (Trích Lời Mở Đầu tập thơ)
Thơ lính chiến miền Nam gồm
một số bài thơ của lính tác chiến QLVNCH. Họ là những người mà trong
cuộc chiến đã phải mang vác những hành trang của người đi đánh trận:
ba-lô, nón sắt, súng dài, súng ngắn, bản đồ, địa bàn… Họ có thể là một
người lính đóng quân ở một tiền đồn xa xôi, ở một căn cứ hỏa lực, hoặc
ngày ngày lặn lội hành quân trên khắp nẻo đường quê hương Việt Nam khốn
khổ.
Họ
không phải là lính thành phố, hoặc quan văn phòng… Họ phải đi xa nhà,
xa những thành phố, xa những tiện nghi và thú vui… Họ đi để chiến đấu,
đổ máu và chết… ở những miền đất xa xôi, lạ lẫm dọc chiều dài đất nước.
Hãy nghe nỗi buồn xa nhà của một người lính:
“... Đèn xanh thành phố xa trông
Hoang vu anh đứng mà lòng chiêm bao
Mưa rừng tiếng lá xôn xao
Tay ôm súng lạnh buồn sao là buồn!...”
(Đêm mưa hành quân - Bùi Khiết)
Và nỗi nhớ người yêu của một tác giả có bút hiệu là Dã Nhân:
“…Những lúc ngồi buồn trên chiến đỉnh
Nắng lên ta thấy nhớ trong lòng
Người yêu tóc xõa tình lưu xứ
Biền biệt chiều xưa mưa trắng sông...”
(Uống rượu với Duyên ở Thạnh Phú Đông - Dã Nhân)
Với
người lính trẻ, độc thân như Nguyễn Văn Ngọc, là chút bâng khuâng nghĩ
đến người yêu cũ khi dừng chân, ngồi nghỉ trong một quán cóc ven đường:
“…Phố nhỏ đìu hiu buồn như thể
Cô hàng, đôi mắt ướt, xa xăm
Cũng tóc xõa vai cho ta nhớ
Người yêu xưa giờ đã mù tăm...”
(Viết trên đường chuyển quân - Nguyễn Văn Ngọc)
Trước
khi nhập ngũ, những người lính này có thể đã là một học sinh vừa xong
trung học, một sinh viên đã tốt nghiệp hay dở dang đại học, một thầy
giáo, một kỹ sư hay một giáo sư khoa bảng… Dù độc thân hay đã lập gia
đình, họ đều còn rất trẻ, đang tuổi thanh xuân với nhiều mộng tưởng. Họ
đã làm thơ, viết văn từ trước khi vào lính:
“…Em đâu ngờ giờ đây ta làm lính
Ngày tháng trên lưng từng vết đạn thù
Chút thi thơ xưa cũng đành thất lạc
Ngó lại mình mới biết đời đã hư…”
(Thư gửi vị hôn thê không cưới được - Hoàng Lộc)
Đó
là lời trần tình của một thầy giáo đã phải nhập cuộc- làm lính- đã lỗi
hẹn với người yêu của mình; vì chiến tranh nên không thể tính chuyện
“trầu cau” được.
Vì “đời đã hư”; nghĩa là: