30 thg 4, 2015

40 năm nhìn lại Di Tản và Vượt Biên

DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN  

KÝ ỨC VỀ  NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN



Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng



Sau ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt biên’.  (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai  mươi năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù bằng đường bộ hay đường biển.

Di Tản

Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.

Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản.  Họ là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản.  Ðó là lý do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam, Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho đến cuối năm 1975. 

Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ.  Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ,  việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó.  Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và  nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Uc, Pháp, Anh,  vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn.  Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vần tiếp tục không ngừng.

Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng có trong lich sử Việt Nam và thế giới.


Đoàn người Di tản từ miền Trung



Helicopter Evacuation From the American Embassy



27 thg 4, 2015

Hình Xưa Đường Hai Bà Trưng , Sài Gòn trước 75

Để trả lời cho một câu hỏi về đường Hai Bà Trưng Sài Gòn của một thời ....Ròm mang đôi dép ghế con thả bộ ra đường Hai Bà Trưng tàn tàn dạo về lại cái thời ấy để tìm câu trả lời .....Các bạn có rảnh cùng Ròm đi dạo nha hehehe

Câu hỏi được đề ra từ đây :
FB
Pham Khanh Vien : Chộp được hình này của Album Lê Kiều Hạnh có dính một chút nơi mình đã làm việc, tầng lầu 5 tầng có chữ : TRUNG T.......các bạn nào đã biết xin điền tiếp nhe.( sát bên phải của hình có chữ TRUNG T......,)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=858714147522377&set=a.515929855134143.1073741824.100001513996125&type=1

...và đây là câu trả lời cua Ròm ...hihi
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=374308099429866&set=p.374308099429866&type=1&theater


 Ròm tìm được hình trả lời cho câu hỏi của anh Pham Khanh Vien rồi nè hehehe
Góc Hai Bà Trưng với Thái Lập Thành ... Trung Tâm Khuếch Trương Xuất Cảng thuộc Bộ Kỹ Nghệ Thương Mại .

12 thg 4, 2015

Phim xưa : Miền Nam VN cuối thập niên 60

Phim xưa miền Nam VN cuối thập niên 60 đầu thập niên 70 thế kỷ 20 với nhạc nền :
Tình Hoài Hương,
Trường Ca Hội Trùng Dương,
VN Quê Hương Ngạo Nghễ


"Con dấu Bụi Trúc" của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

“Con Dấu Bụi Trúc”....
 ....hình con dấu đóng trên giấy...
....và thêm chữ ký của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa là đủ bộ . 

Những ngày này vào 40 năm trước , còn nhớ được gì ? ...Chạy....

.....Chạy .......... 
Lanphuong HA Những tấm hình đầy nước mắt , cũng may lúc đó Phương ở Sài Gòn không có cái vụ di tản từ khắp nơi vào thành phố . Nhưng mỗi khi ra đường thấy dân đông nghẹt quang gánh trên vai mếu máo , muốn khóc theo họ luôn . Thật Khổ ! bây giờ đã 40 năm , AI CÒN NHỚ AI ĐÃ QUÊN , ?????
Phương còn nhớ những ngày tang thương đó , lũ khốn nạn ngồi sửa xe nơi đầu hẻm của nhà Phương tụ tập lại ca hát và hoan hô bát hồ . chúng nó bảo Bộ Đội sắp vào rồi . Lúc ấy trái tim người dân VN như bị ai lấy dao xoáy vào . Đau lắm nước mắt chảy tràn trề ..40. năm rồi nhưng vết thương chưa lành !!!
 
  Xuân Lộc, ngày 13 tháng 4 năm 1975


10 thg 4, 2015

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng

Hồi ức 30/4/1975: Chuyện “bức tử” một bức tượng



Năm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.



Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam.



Quân đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.


Chuyện “bảo vệ” hay “đe dọa” còn tùy thuộc vào chính kiến của mỗi người. Bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích “đúng” hay “sai” của vị trí hướng súng. Tác giả chỉ có tham vọng viết lại chuyện bức tượng và những diễn biến quanh hai người lính TQLC vào ngày 30/4/1975. 



“Bảo vệ” hay “đe dọa” Hạ viện?



Việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được “Nội các Chiến tranh” của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn. An Dương Vương, thánh tổ Pháo binh, được đặt tại công trường Diên Hồng, trước Thượng viện, đường Bến Chương Dương. Phù Đổng Thiên Vương, thánh tổ Thiết giáp, nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn. Trần nguyên Hãn, thánh tổ Truyền tin, tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành. Phan đình Phùng, thánh tổ Quân cụ, tọa lạc trước bưu điện Chợ Lớn. Trần Hưng Đạo, thánh tổ Hải Quân, tại công trường Mê-Linh…



Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù gần bệnh viện Sùng Chính, quận 5. Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ. “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh và, đặc biệt hơn cả, là bức tượng TQLC trước Hạ viện.

3 thg 4, 2015

Nhà Thương "Điên" Biên Hòa vài hình xưa

Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.

*********************

Một bài viết về nhà thương điên Biên Hòa Xưa đem về từ ==> http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa      ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài , BV Tâm Trí Biên Hòa ,BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa " .Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68

1 thg 4, 2015

Hình xưa minh họa cho bài " Chào Em, Sàigòn 40 " của Song Lam .

Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975 

 

Chào Em, Sàigòn 40

Song Lam

.......Sàigon có cầu vượt, có xa lộ Đông Tây, có siêu thị lớn nhỏ sang trọng không thua gì ở Mỹ. Sàigon có tất cả, nhưng Saigon không có nụ cười.
Sàigon không có nụ cười? Các bạn có cho rằng tôi nói quá sự thật không? Một lần nữa, tôi xin xác định: Saigon không có nụ cười. Trong công việc hàng ngày của tôi, tôi cười với khách hàng hàng trăm lần, nói hai chữ “cám ơn” hàng ngàn lần. Saigon không có được chuyện này.
Hàng ngàn chiếc xe gắn máy đổ xô ra đường mỗi giờ, mỗi ngày, mọi người chen lấn nhau, tranh giành nhau từng centimet đường, mặt mày hằm hè như sắp sửa gây gổ, chửi mắng nhau và mặt lạnh như… tiền Việt Nam. Vào cơ quan chính quyền, quý vị sẽ thấy được sắc mặt này: họ nhìn mình ghẻ lạnh, soi mói coi mình thuộc tầng lớp nào trong xã hội, họ nhìn qua cách ăn mặc để đoán xem mình có tiền nhiều hay ít… ôi cái nhìn xa lạ, dửng dưng, không có một chút tình cảm con người nào hết. Sao kỳ vậy cà? Tôi tự hỏi mình. Biết hỏi ai bi giờ?
....
Mời xem thêm bài viết của Song Lam , mà Ròm tình cờ thấy được đem về .
===> http://namrom64a.blogspot.de/2015/03/chao-em-saigon-40-cua-toi-oi-em-ngoai.html

Mời xem thêm hình xưa mà Ròm gom về minh họa cho bài viết của Song Lam . Tùy theo thời gian rảnh ...Ròm sẽ gom về post lên ,vô còm (comment) của Note này .
Ròm đề ba với câu ==>  


." .....Đứng thật lâu ở cửa Tây chợ Bến Thành...."  
  Chạy vòng qua cửa Đông chợ Bến Thành xem lại coi hồi xưa như thế nào ?