27 thg 10, 2015

Tại sao dân miền Nam kêu Bệnh Viện là Nhà Thương ?



Nhà thương
Dân miền Nam chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng… Trên bảng hiệu thường dùng từ "bệnh viện" nhưng người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng "nhà thương" bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công (chớ không vô nhà thương tư ngoại trừ nhà thương Đồn Đất), sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng "nhà thương" không còn thích hợp nữa. 
 
Nguồn: Nam Mai Trịnh Quốc Thuận (Còn Ròm thì chôm lại bênFB Hien Chi Vo )
 
Hổng biết hổng nhớ Sài Gòn xưa còn bao nhiêu cái Nhà Thương mà hể nhắc tên là dân Sài Gòn biết liền ?
 
 Bệnh Viện Hùng Vương 


 Bót Lê Văn Ken phía phải của hình

 Bệnh viện - Sài Gòn - Hospital

 Bệnh viện Chợ Quán

 Bệnh viện Chợ Rẫy - Chợ Lớn - Hôpital Lalong ( 1931)
 Bệnh viện Chợ Rẫy - Chợ Lớn - Hôpital Lalong ( 1931)
 Bệnh viện Chợ Rẫy - L'Hôpital Municipal (1908)

 Bệnh viện Cơ Đốc - Ngã tư Phú Nhuận - 1966 1967

 Bệnh viện Gia Định

 Bệnh viện Grall

 Bệnh Viện Hồng bàng

 Bệnh Viện Chợ Quán 

 Bệnh Viện Chợ Rẩy 1965 - Chợ Rẫy Hospital - Chợ Lớn Sài Gòn 1965

 Bệnh Viện Sàigòn

Bảo Sanh Viện Từ Dũ

++++++++
Nhớ gì về Nhà Thương xưa .... 

Dang Nguyen Nhà thương SAIGON góc Lê Lợi gần Cine' Lê Lợi ...Kế bót Cảnh Sát Lê văn KEN 
 
Dang Nguyen SAIGON nổi tiếng Nhà Thương CHỢ RẨY ,lâu đời ,uy tín khắp miền NAM .Ai còn nhớ Nhà Thương BẠC HÀ chuyên trị bịnh "Phong Tình" @ Quận 3 , sau 75 đổi là BV /Da liểu.....
 
Lan Doan dung danh tu thuong,me toi sanh 5 nguoi con ,bo toi di hanh quan,tat ca deu sanh o nha thuong ,vi con nho va di hoc ngay 2 buoi ,nha thuong nau com cho cac ba me,sau 1 tuan me toi ve ,chang ton tien ,ngoai ra con cho thuoc mang ve,dan do ky khi co chuyen chang lanh xay ra.......
 
Lan Doan khi ra khoi nha thuong co ho sinh am em toi ,con co ho ly xach gio cho me toi ra tan xe,vi hai chi em toi con nho qua.Den gio nay hinh anh do khong phai mo trong toi.Cam on Nam Rom da noi ve nhung nha thuong khi xua
 
Dang Nguyen Khg kể giàu /nghèo .Con đầu lòng ,má tui lo ...cho Dâu nên chuyễn bụng là vô Từ Dủ cho chắc ăn .nhà thương tư ,có chiện cũng phải đưa vô đây giải quyết .Nên con tui Khai sanh Quận NHÌ / SAIGON .
 
Dang Nguyen ... nhớ mọi người hay gọi :"Nhà thương Điên" hơn là "Bệnh viện tâm thần ....lan mang bổng nhớ câu sau 75 "Lương y như từ mẫu" được chế lại cho đúng thực tế...thành Lương y như DÌ GHẺ !
 
Nguyễn Bước BD "nhà thương thí" ngày xưa không phân biệt giai cấp, cũng chẳng có phòng khám trung cao (quân đội đã có nhà thương riêng) tất cả mọi người khi bị bịnh vào nhà thương được đối xử như nhau, được phục vụ cơm miễn phí. Mình nghĩ từ "nhà thương" xuất phát từ đó!
 
Dang Nguyen Vô nhà thương ...dể ợt hè ,đâu có thủ tục rườm rà gì đâu ,trường hợp cấp cứu rất mau .
 
Lan Doan me toi vuot bien mot minh,chu nghia can lam doi khong co,lam thu tuc nhu gio ,quat nat nhu nay con rot ra ngoai hihihi
 
Ba Tran Có dạo nhà thương Từ Dũ được bên thắng cuộc gọi là "Xưỡng Đẻ". Hết ý luôn.
 
Luong Le Nguyen Nguoi ta goi la nha thuong boi vi vao do ko ai ... Ghet !!! Noi do la noi cuu nguoi !
 
Bat Tai Đọc các coment trên đây tui thấy vui vui trong lòng vì tui là thằng y tá "ngụy" của ngày xa xưa.Ngoài các BV dân sự còn có các Quân Y Viện,thân nhân của anh em binh sỉ củng được QYV chấp nhận chửa trị.Ngày xưa khi QY Tá ra trường như tụi tôi đều phải thề trước Thánh Tổ ngành Y.Khi chúng tôi đi hành quân những vùng xa xôi đều có khám bịnh cấp thuốc chửa trị cho dân nghèo(củng có khi lọt sổ mấy em nữ cán binh VC).Đối với tù binh bị thương bị bắt,chúng tôi tận tình cứu chửa không bao giờ bạc đải họ.Mượn trang NR để tâm sự,NR thông cảm nha.
 
Liem Thanh Doan Tất cả đa phần người dân đều gọi là "nhà thương" , tuy nhiên trên giấy tời thì ghi là "Bịnh/Bệnh Viện" chỉ riêng Từ Dũ là Bảo Sanh Viện Từ Dũ.
 
Dang Nguyen Viện Ung Thư / Gia Định nửa bạn , sau BV Nguyễn văn Học .
 
Dang Nguyen Nhà thương Điên Chợ Quán và Biên Hòa . Viện Bài Lao trước 75 trên đường vào Trường Bộ Binh Thủ Đúc cũng có 1 ......
 
Dang Nguyen Trong tiếng Việt đối nhau Thương /Ghét ,bên thắng cuộc chê ngôn ngữ "bên thua cuộc " thay đổi 180 độ .Bà con đừng càm ràm .Mụ Tiến thi hành quốc sách đẩy lùi .Dể hiểu !
 
Già Vịt May mà chúng không đổi thành Không Khỏe Viện.

2 nhận xét:

  1. Còn 1 nhà thương nửa Nhà thương Lê văn Miêng ngay góc đường Hồng thập tự ( sô viết nghệ tỉnh )và Lê văn Duyệt (Cách mạng tháng 8 )nữa

    Trả lờiXóa
  2. Còn 1 nhà thương nửa Nhà thương Lê văn Miêng ngay góc đường Hồng thập tự ( sô viết nghệ tỉnh )và Lê văn Duyệt (Cách mạng tháng 8 )nữa

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm