14 thg 12, 2015

Hình xưa Bản Đồ Đô Thành Sài Gòn trước 75


Xem để biết cách đặt tên đường của Hà Nội hiện nay đấu với Đô Thành Sài Gòn Xưa .

Hôm trước anh Nhân Đức Lê có mời Ròm xem hình xưa về bản đồ đường sá Việt Nam trước 75 .... tò mò lò mò chôm về được thêm một số hình bản đồ Sài Gòn xưa ,đồng thời xem thấy được hai bài viết gần như đấu với nhau giửa Sài Gòn Xưa và Hà Nội Nay về cách đặt tên đường theo Lịch Sử Việt Nam . Mời cách Anh Chị Bạn xem những gì Ròm thấy được ......
Bài viết về cách đặt tên đường của Đô Thành Sài Gòn Xưa trước 75 xuất hiện vào tháng 8 2015 mà Ròm đã đem về Blog Hình Xưa của Ròm nè ===> Tên đường Sài Gòn xưa
(Ròm trích một đoạn về đây thôi vì bài này hơi dài ,mời xem thêm bên Blog Hình Xưa của Ròm )
......Nếu Quý vị nào năm nay niên kỷ đã đặng "Thất thập … tầm tử lộ", hoặc chí ít cũng khoảng "6 bó" và đã từng sống ở Sài Gòn lâu năm, chắc hẳn quý vị đã biết trước năm 1954, toàn bộ tên của đường phố này đều mang tên các danh nhơn cũng như các nhơn vật lịch sử của nước Pha lang sa. Điều này cũng dễ hiểu vì Hòn Ngọc Viễn Đông này lúc đó là thủ phủ của xứ thuộc địa Cochinchine (Cô Chín người Tàu), một lãnh thổ thuộc hải ngoại của nước Pháp. Kịp tới sau ngày 07.07.1954, (còn được kêu bằng Ngày Song Thất) đánh dấu ngày ông Ngô Đình Diệm nhận Chỉ Dụ của Đức Quốc Trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam nhận chức vụ Thủ Tướng Chánh Phủ. Sau một thời gian ổn định tình hình nội trị, Thủ Tướng Diệm thành lập một Ủy Ban đổi tên đường cho Đô Thành Sài Gòn. Ủy ban này tập trung rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng các học giả uyên bác, họp nhau lại để cùng tìm cách đổi tên đường từ tên Tây ra tên Việt sao cho thật phù hợp với tâm tình của người Việt mình. Và chính nhờ Ủy Ban này mà Thành Phố đã có được một diện mạo mới khiến cho dân Sài Gòn rất đỗi tự hào về Thành Phố mà mình đang sống trong đó. Tôi nói thí tỷ như đường mang tên Boulevard de Charner được đổi thành Đại Lộ Nguyễn Huệ, hoặc đường Avenue Galiéni thành Đại Lộ Trần Hưng Đạo …
 
Trên Đại Lộ Nguyễn Huệ ở giữa lộ có những Kiosque bán bông hay những nước giải khát chia cách có trồng bông kiểng để phân con lộ ra làm hai phần nên người Pháp đặt là Boulevard, trong khi đó trên Đại Lộ Trần Hưng Đạo thì không có mấy cái bồn bông trồng kiểng ở giữa lộ như bên Nguyễn Huệ nên người Pháp kêu bằng Avenue..... ( mời xem thêm theo link dưới ) http://namrom64.blogspot.de/2015/12…
 
Và đây là bài post của Kênh 14 , hai tháng sau khi có bài viết về đặt tên đường Sài Gòn Xưa theo Sử Việt nói về cách đặt tên đường của Hà Nội Hiện Nay ===> Giải mã quy luật đặt tên đường, tên phố ở Hà Nội (07:00:00 10/10/2015)
 (Ròm chỉ trích một đoạn đưa về xem chơi) ..... Các con phố gợi nhắc "hào khí Đông A" thời nhà Trần cũng được sắp xếp cùng nhau. Ví như đường Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông nằm sát ngay phố Yết Kiêu, Dã Tượng, Đỗ Hành...
Xuôi về quận Cầu Giấy, các con đường ở đây lại gắn liền với tên các vị danh nhân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Gần đường Xuân Thủy - Cầu Giấy có phố Trần Đăng Ninh. Đường Xuân Thủy (tên của cố bộ trưởng Bộ ngoại giao, người có công góp phần làm nên thắng lợi của việc ký kết hiệp định Paris) nằm cạnh ngay đường Phạm Văn Đồng (vị cố Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lỗi lạc, từng tham gia các cuộc đàm phán về Hiệp định Giơnevơ). Các cung đường khác nằm gần nhau như Phạm Hùng, Hồ Tùng Mậu, Lê Đức Thọ... cũng lần lượt là tên các vị chính khách nổi tiếng trong lịch sử cách mạng...... (mời xem tiếp bên trang của Kênh 14 )
 
 
Lề phải vietnamnet cũng thấy được giá trị về cách đặt tên đường hồi xưa trước 75 , Nhưng bài của vietnamnet hổng phải tự viết ra mà là chôm của người ta đem về cắt xén chế chữ kiểm tra duyệt giòng .... rồi mới đưa lên cho dân Việt xem hahaha Bài gốc này xuất hiện hồi 03/10/2015 ....còn thằng vietnamnet thì đưa lên hồi 11/12/2015 hahaha
Đặt tên đường ở Sài Gòn trước 1975 rất khoa học, có tính giáo dục cao. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/278524/dat-ten-duong-o-sai-gon-truoc-1975-rat-khoa-hoc-co-tinh-giao-duc-cao.html
 
 
Còn bài gốc từ nguồn tại đây :
Bản đồ Saigon thời VNCH
 
Nào cùng xem qua bản đồ thành phố Sài Gòn thời Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) để hiểu được tên đường ngày đó đã được Chính quyền VNCH quy hoạch một cách khoa học và mang đậm bản sắc dân tộc Việt như thế nào.
 
Trải từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn là cả một chiều dài 4000 năm lịch sử dân tộc. Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà ... Bà Triệu ... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục ... Tiếp tục là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh ... Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư ...
 
+ Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử… Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng… 
 
Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi ... Nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng ...
 
Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương ... cùng với các võ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu ... Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thủ Đô. 
 
... Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thủ Đô. 
 
Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhứt, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP.
 
Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Toà án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể ngược ngạo nhỉ !!). Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhứt được mang tên của hai danh nhân tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes hàm ý biết ơn sâu sắc ...
 

5 nhận xét:

  1. Bạn có công tập hợp những tư liệu này, rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cái cách bạn khen việc đặt tên đường của VNCH ở Sài Gòn lại không đúng. Chính quyền VNCH cũng là học mót của chính phủ VNDCCH thôi, nói chính xác hơn là học mót của Hà Nội sau tháng 8.1945.Sau ngày 2/9/1945, theo đề nghị của nhà nghiên cứu văn hóa Doãn Kế Thiện, thị trưởng Hà Nội Trần Văn Lai đã cho đổi hết các tên do người Pháp đặt thành các tên Việt Nam (cả danh nhân và địa danh). Quy tắc đặt tên là: lấy danh nhân hàng đầu làm chủ đạo (đặt tên cho phố lớn)châu tuần quanh đó là các danh nhân hàng thứ hai, thứ ba cùng thời (đặt cho các phố nhỏ dần). Do đó, dọc và xung quanh đường Trần Hưng Đạo là các danh nhân thời Trần như Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Hàn Thuyên...Xung quanh Lê thái Tổ là Đinh Liệt, Đinh Lễ, Nguyễn Xí...Xung quanh Quang Trung là Nguyễn Du , Hồ Xuân Hương...Theo quy tắc này, sau 1954, chính quyền HN lại tiếp tục đặt tên các phổ xung quanh Ba Đình là tên những ông lãnh tụ CS như Trần Phú, Lê Hồng Phong, hoàng Văn Thụ... có điều là những năm sau đó, quy tắc này đã bị phá vỡ, việc đặt tên phố rất tùy tiện, thành ra lộn xộn. Gần đây, việc này mới được sửa sai một phần. Nói thế để bạn biết, việc đặt tên phố có nguồn gốc như vậy chứ không phải là sáng kiến, sáng tạo gì của VNCH đâu (VNCH mới có từ sau khi ông Ngô Đình Diệm nắm quyền ở miền Nam thôi mà). Yêu hay ghét ai là một chuyện nhưng lịch sử phải chân thực, khách quan, bạn nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ....lịch sử phải chân thực, khách quan .....
      Lịch Sử của cộng sản VN dựng ra từ sau 54 ngoài Bắc và sau 75 trong Nam + nguyên nước VN cho tới ngày nay có Thật hay không ? ..... hảy để cho mọi người tự suy nghĩ lấy cho chính mình vào thời Thông Tin đa chiều trên Internet ngày nay .

      Xóa
    2. Trần Văn Lai ông là Thị trưởng (Đốc lý) đầu tiên và duy nhất của thành phố Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng trong một tháng cầm quyền ngắn ngủi đó, ông đã làm được hai công việc vĩ đại là dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ hành chính và thay tên cho hầu hết các địa danh ở Hà Nội.
      Việc đầu tiên mà ông làm là cho giật đổ hầu hết tượng mà thực dân Pháp đã dựng ở Hà Nội: Tượng bà đầm xòe ở vườn hoa Cửa Nam; tượng Sĩ Công Nông Thương ở vườn hoa Canh Nông (nay là vườn hoa India Gandhi); tượng Toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Việc làm của ông đã được người Hà Nội yêu nước nhiệt tình hưởng ứng.
      Tiếp đó ông còn tiến hành đổi một loạt tên phố Hà Nội, làm một cuộc thay máu thật sự, để trả lại cho các địa danh Hà Nội những giá trị lịch sử vốn có. Trước đó các phố Hà Nội đều mang tên Tây hoặc những người Việt có công với Tây. Nhưng khi lên cầm quyền, ông đã đổi hết toàn bộ. Đại lộ Boulevard Carnot được đổi lại thành Phan Đình Phùng, Boulevard Gambetta được đổi lại thành Trần Hưng Đạo, Henri D’ Orleans thành Phùng Hưng, F.Ganier thành Đinh Tiên Hoàng. Riêng các con phố trong khu phố cổ mà tên tuổi gắn liền với các làng nghề đất kinh kỳ, đều được ông trả lại tên cũ. Những Rue de Lasoire, Rue Paul Bert, Rue des Cantomas đều trở lại thành Hàng Đào, Hàng Khay, Hàng Ngang một thuở.
      Ông là người rất say mê lịch sử dân tộc và dành sự ngưỡng mộ đặc biệt với các anh hùng có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, tất cả các danh nhân mà ông biết, ông đều đặt tên phố: từ Ngô Quyền, đến Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học…
      Tầm nhìn của Trần Văn Lai đáng nể ở chỗ, những tên phố Hà Nội không lộn xộn như ở các thành phố khác mà đều được đặt một cách có hệ thống. Khu trung tâm quanh hồ Gươm là tên các vị vua Đinh, Lý, Lê. Xa hơn về phía đường Trần Hưng Đạo là khu vực của các danh tướng thời Trần. Ngay cả ngõ Tức Mạc (nằm trên đường Hưng Đạo, trước là ngõ Tân Hưng) cũng là lấy tên theo quê quán của dòng họ Trần. Dọc sông Hồng, thì những Vạn Kiếp, Bình Than, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là tên của những vị tướng và những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử.[2]
      chính phủ VNDCCH cũng là học mót của chính phủ thân Nhật thôi, nói chính xác hơn là học mót chính phủ Trần Trọng Kim .Sau đó lại bỏ và đặt tên đường lung tung ,loạn xà ngầu kiểu Tàu cộng.Yêu hay ghét lịch sử cũng phải chân thực ,đừng nhận vơ bạn nhé .

      Xóa
    3. Bạn Jong Kook Lee nói sai rồi nhé. Trần Văn Lai là thứ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng khi Cách Mạng Tháng 8 thành công ông tham gia chính quyền VNDCCH với chức danh thị trưởng Hà Nội. Những việc ông ấy làm như đổi tên đường, phá các tượng của người Pháp là khi ông làm việc cho chính quyền VNDCCH chứ không phải là lúc làm cho chính phủ Trần Trọng Kim bạn nhé

      Xóa
  2. Nói chung là đường sá ngày xưa đặt tên rất hay và khoa học. Cám ơn anh đã tổng hợp những bài viết để thế hệ sau chúng em rõ về thời ông bà cha mẹ mình. Nhưng anh có thể sưu tầm những hình ảnh về Mỹ Tho - Tiền Giang xưa được không ạ ? Xin cảm ơn anh

    tu quan ao gia re
    thiet ke nha xinh

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm