30 thg 5, 2013

Hình xưa : Vài hình về "Tù Cải Tạo" dành cho Quân Nhân VNCH

 Hình ảnh đem về từ kienthuc.net.vn Nhờ Avid thấy được và giới thiệu cho Ròm .Cám ơn Avid nhiều nha .
-----------------------------------

Bên ngoài Trại cải tạo Z30D, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận). Sau 1975, khoảng 2.000 cựu viên chức, quân nhân VNCH bị bắt nhốt tại đây. (1975 - 1988 )


Trại tù cải tạo Z30D, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải (nay là tỉnh Bình Thuận)



http://i3.ytimg.com/vi/rhQKb0Od-Uw/hqdefault.jpg
 TRẠI TÙ CẢI TẠO HÀM TÂN ( Z 30 - D ) Vietnam's GULAG 

29 thg 5, 2013

Hình xưa : Ảnh màu đẹp về Đà Lạt năm 1965

Ảnh màu đẹp về Đà Lạt năm 1965

(Cám ơn Avid đã giới thiệu link hình xưa cho Ròm .)

Loạt ảnh màu về Đà Lạt cách đây nửa thế kỷ do nhà sưu tầm người Mỹ Warren G.Reed giới thiệu đã tái hiện vẻ đẹp nguyên sơ của thành phố này...(vài ghi chú của Việt+ lề phải ,Ròm đã bỏ bớt vì hổng thích có trong nhà Ròm hehe)
Da Lat
 Đà Lạt năm 1965 vẫn còn mang đậm vẻ hoang sơ.
Da Lat
 Quanh thị xã nhà cửa khá thưa thớt, màu xanh của cây cối tràn ngập mọi nơi.

27 thg 5, 2013

Hình xưa ảnh màu hiếm và đẹp về Sài Gòn năm 1956

“Ai đổ rác bị đi thưa lính”, ảo thuật đường phố, thầy đồ đoán mệnh… là những ảnh độc về Sài gòn năm 1956, được đăng tải trên trang Flickr của một nhà sưu tập Việt Nam.


Đường Lê Lợi.
Đường Trần Hưng Đạo.

26 thg 5, 2013

Ru Ta Ngậm Ngùi (nhạc và lời Trịnh Công Sơn) Khánh Ly

Ru Ta Ngậm Ngùi (nhạc và lời Trịnh Công Sơn) Khánh Ly hát tại Đại Học Văn Khoa, Sài Gòn, năm 1968
 
" Đây chỉ là phim ca nhac dựng lại cảnh xưa thôi... Phim nay do con trai cô KL thực hien cach đay 20 nam ben My, chu kg phai that... Video nay hay lam!" Theo còm của Hoàng Thái Quốc (FB)
 
  Khánh Ly & Trịnh Công Sơn tại Quán văn (1968)
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhw3dsrrZobFdqaE4shTihG1FQnp9f7TdvbmCbFAQ4pjjRIKVWqixfBJSV6pgh0Og7tZWuNrvv6mdehF-ztYXnhExMJ08q7tkBggORJwPq2am1Fd9vnyKt53tIf75h89eJYo6NQFZlyor3p/s1600/khanh-ly-2.jpg
 
 

24 thg 5, 2013

Khoe hình hổng phải xưa ,mà là khách ghé xem hình xưa hehehe

 Mấy hôm nay khách ghé nhà Ròm xem hình xưa bất chợt số khách tăng vọt lên cao ,con số mà từ khi tạo ra hầm hình xưa này chưa đạt được ,coi như cũng đâu có uổn công đi chôm hình xưa gom về một chổ đâu há hehehe .Ròm cám ơn các bạn ghé xem hình xưa của một thời VNCH với Ròm .

Vài hình xưa Cần Thơ 1968

Cần Thơ 1968




1) Trại Lê Lợi bây giờ là Nhà Sách Phương Nam, đại lộ Hòa Bình, xéo ngang Bảo Tàng Cần Thơ, gần kế bên Bưu Điện Thành Phố. Khoảng 5-10 năm về trước, Trại Lê Lợi là Bảo Tàng Quân Đội.

Trại Lê Lợi với tên tuổi của hai Vị Hổ Tướng của QLVNCH ngàn đời ở lại với quê hương Việt Nam trong ngày Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975 :
- Thiếu tướng Nguyễn-Khoa Nam Tư Lệnh QĐIV/ QK4
- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó QĐIV/ QK4
- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị xử bắn ngay sân banh Cần Thơ sau mấy ngày mà 2 vị Tướng đã tuẫn tiết .  

22 thg 5, 2013

Hình xưa : Sài Gòn một giấc ngủ trưa .

Giấc ngủ trưa Saigon

Siesta time in Saigon, 1970 
Siesta time in Saigon, 1970
Siesta time in Saigon, 1970 
Siesta time in Saigon, 1970

21 thg 5, 2013

Hình xưa : Trại tù binh chiến tranh Pleiku 1968 "Địa ngục trần gian"(?)

  * Trại tù binh chiến tranh Pleiku 1968 : Một trong những nơi mà cs Bắc Việt thường hay rêu rao là "Địa ngục trần gian" .
Nguồn ==>  http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?p=1221420#post1221420
______
Vài câu còm trao đổi từ nguồn Ròm đem theo về đây 

 Nhìn tấm hình thịt heo đựng trong một cái thau nhôm mà NT nhớ chuyện ăn Tết của người tù "cải tạo" ở Vĩnh Phú:
Tù được ăn Tết với một miếng da trâu già chết vì bệnh . Miếng da dài chừng một ngón tay, dầy chừng 1cm là quý hóa lắm rồi . Họ nướng miếng da trâu ấy, rồi bỏ vô cái lon gô (Guigoz), nấu với chút muối .
Da trâu sẽ nở ra thật nhiều và họ được một "nồi soup da trâu no bụng ! "


Ngay cả các SQ và quân nhân các cấp trong QLVNCH khi bị nhốt trong quân lao, ( quân phạm). Việc ăn uống của họ còn thua rất xa các tù binh VC. Mấy thằng tù binh VC sau khi ăn uống no lại kêu la " đói quá, đói quá..." cho đến bửa ăn kế tiếp.

Rất đồng ý với lynh, kegiangho nghĩ cũng có chút dàn cảnh về thịt, cá, ngoài ra tất cả đều là thật, kegiangho đoán mò những bức hình này dùng để trình QHHK, hoá giải những trò của bọn phản chiến trong đó có Bill Clinton và John Kerry. Nhìn mặt họ đầy đặn, chứng tỏ bữa ăn đủ dinh dưỡng, nếu so sánh giữa bữa ăn của QNVNCH trong các Quân Trường với bọn tù binh này, chúng nó hơn vì rau tươi chúng có sẵn, tiền chi cho mục này được thay bằng thịt cá là đương nhiên rồi. Anh em chúng ta kém hơn, nhưng nhờ mũi thuốc TAB chống lại gió sương, chảo cơm vàng khè được vitamin hỗ trợ, nên khi nghe lệnh tan hàng, tất cả cùng hô vang hai tiếng: CỐ GẮNG

 





Hình xưa Vũng Tàu (kế tiếp)




KHU VỰC GẦN CHỢ CŨ VŨNG TÀU

CHỢ CŨ TP.VŨNG TÀU

20 thg 5, 2013

19 thg 5, 2013

Hình xưa : Bên Bờ Sông Thạch Hãn ,Trao Trả Tù Binh

Sông, một dòng nước tự nhiên khá lớn hoặc rất lớn, hình thành từ những biến đổi về địa chất về khí hậu mà người ta thường dùng để vận chuyển hàng hóa, trồng trọt hay đơn giản chỉ để lưu thông qua lại. Quốc gia nào cũng có sông nằm trong hay chảy ngang qua và có khi người ta cũng dùng sông làm một mốc ranh giới phân chia địa giới trong khoảng thời gian nào đó. Những con sông phân chia địa giới này ở nước ta thì từng có sông Gianh (thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình) là ranh giới phân chia 2 khu vực Đàng Trong-Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786). Kế tiếp là sông Bến Hải thuộc vĩ tuyến 17, được xem như một giới tuyến thiên nhiên phân chia 2 miền Nam-Bắc nước Việt (theo Điều 1 Chương 1, Hiệp Định Geneva 1954) dù trong thực tế có đoạn sông Bến Hải nằm xuống dưới khỏi vĩ tuyến 17. Và, gần đây nhất là sông Thạch Hãn, một ranh giới tạm thời chia cắt 2 miền Nam-Bắc thay cho sông Bến Hải-cầu Hiền Lương đã bị quân đội CS Bắc Việt tiến chiếm trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 trước khi chúng ký kết Hiệp Định Paris 1973.


Sông Thạch Hãn trên bản đồ (gần bên Cổ Thành Quảng Trị).



Thạch Hãn là con sông lớn nhất trong tỉnh Quảng Trị nên cũng có người gọi nó bằng tên sông Quảng Trị, có chiều dài độ 155 km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn (phía Tây của tỉnh Quảng Trị) và đổ ra biển bằng Cửa Việt. Tên Thạch Hãn thì có người cho là vì có một mạch đá (Thạch) ngầm (hay đoạn đê nhỏ bằng đá (Hãn (thuộc bộ Thổ)) ở giữa nguồn (không rõ vị trí) nên mới thành tên sông. Dù mạch đá ngầm này đã được phá bỏ từ lâu nhưng tên sông Thạch Hãn nổi tiếng trong sử Việt cận đại vì ngoài việc là một giới tuyến chia cắt tạm thời (giai đoạn 1972-1975) thì nó còn là nơi để trao trả tù binh của 2 phe tham chiến trong chiến tranh Việt Nam.

Hình xưa : Vũng Tàu 1967-68


Vũng Tàu 1967-68
Từ nguồn hổng có ghi chú cho hình ảnh ,Ròm sẽ tìm cách ghi chú sau


18 thg 5, 2013

Hình xưa : Vĩnh Long 67-68

Vĩnh Long 67-68 : những hình ảnh ngày xưa ...
Những chử ghi trên đài là để tưởng nhớ tới quan Đại-thần Phan thanh Giản (VL là quê hương cụ PTG) Nếu muốn biết thêm tiểu sử cua cụ PTG xin đọc thêm Wikimedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Thanh_Gi%E1%BA%A3n....còn chuyện tại sao ghi bằng chử Tàu thi không biết ạ...xin hỏi Ô. Tỉnh trưởng thời ấy thì may ra có câu trả lời...(thời gian 67-68 vẫn còn coi trọng chử Hán và bằng chứng chúng tôi vẫn có giờ học tiếng Hán mỗỉ tuần kèm với giờ Việt văn....nào là Kiều, Lục Vân Tiên, tiên học Lể hậu học văn v..v...


17 thg 5, 2013

Trung Tướng Lữ Lan sưu tầm và cung cấp một tài liệu hình ảnh lịch sử.

Trung Tướng Lữ Lan sưu tầm và cung cấp một tài liệu hình ảnh lịch sử.
Xin được chuyễn tiếp phổ biến.
 
Đảo chánh 1-11-1963 – Henry Cabot Lodge Jr. & Trần Văn Đôn
Đảo chánh 1-11-1963 – Cựu phó tổng thống nay là Tân thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ

16 thg 5, 2013

Phóng viên người Đức viết về CSVN thảm sát Mậu Thân & tội ác diệt chủng của VC

Phóng viên người Đức viết về CSVN thảm sát Mậu Thân & tội ác diệt chủng của VC

Tác giả là người Đức, hiện cư ngụ tại USA. Là phóng viên, ông có mặt tại VN khoảng 5 năm và là chứng nhân việc thảm sát Mậu thân, việc 4 vị giáo sư Đức của Đại học Y Khoa Huế bị việt cộng thảm sát. v.v.. Đọc thêm về tác giả tại:
http://en.wikipedia.org/wiki/Uwe_Siemon-Netto

Nơi đặt mua sách (sách viết bằng tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt sẽ xuất bản tháng 2013)
http://www.siemon-netto.org/

http://www.lienlacso3.info/index.php?/archives/486-A-reporters-love-for-a-wounded-people.html
Tuesday, March 12. 2013

A reporter's love for a wounded people

Cuốn sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết "foreword" và endorsements.

Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:


Đoạn kết

Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng.

Hình xưa : Ẩm thực Sài Gòn xưa Muôn kiểu giải khát


Ẩm thực Sài Gòn xưa Muôn kiểu giải khát

by
Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Các hình ảnh sinh động được tái hiện dưới những góc nhìn khác nhau sẽ giúp bạn khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa.
Từ một con phố nhỏ với những mái nhà tranh lụp xụp vào thế kỷ 18, thật khó có thể hình dung Sài Gòn lại trỗi dậy và trở thành “Hòn ngọc Viễn Đông” vào giữa thế kỷ 20.
Bạn đã bao giờ mường tượng ra 50, 70 năm trước người Sài Gòn giải khát thế nào chưa? Qua những khung ảnh sinh động, cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị về ẩm thực Sài Gòn xưa nhé.
Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40
Những xe bán nước dạo trên đường phố Sài Gòn những năm 40
Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh.
Nụ cười hồn nhiên của cô bé bán nước bên bờ kênh.

Hình xưa : Ẩm thực Sài Gòn xưa Hàng quán một thời

Ẩm thực Sài Gòn xưa : Hàng quán một thời
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Sài Gòn đón nhận nhiều dòng chảy văn hóa khác nhau, và cũng là nơi tụ hội nhiều tinh hoa ẩm thực nhất. Qua những khung ảnh xưa, chúng ta có thể cảm nhận nhiều sắc thái văn hóa khác nhau tại Sài Gòn. Tất cả tạo nên một bản sắc thú vị của ẩm thực Sài Gòn mà không nơi nào có được.
Một xe mì tại vào những năm cuối thế kỷ thứ 18

Trong một trà quán của người Hoa ở Chợ Lớn những năm 1920


Một xe mì của người Hoa gần kênh Tàu Hủ

13 thg 5, 2013

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968


Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968

Tác giả: Th/Tá Liên Thành



THẢM SÁT MẬU THÂN 1968 TẠI HUẾ
TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
_________________________

Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan và Huế, Mậu Thân 1968.

Đã hơn bốn mươi hai năm trôi qua …..
          Có quá nhiều kỷ niệm về Huế trong tôi. Tạ từ Huế đã lâu, lâu lắm rồi, từ dạo quê hương bắt đầu đắm chìm trong thảm họa. Hơn ba mươi ba năm, chưa một lần về nhìn lại  cảnh cũ người xưa, để  tìm  dấu vết thời gian, không gian, của một Huế ngày tháng rất xa, xa lắm...
      Nam Cali vùng San Bernardino, nơi xứ lạ quê người, không gian và thời gian của những ngày cuối năm, buổi sáng trời trở lạnh, sương mù mênh mông, mờ ảo, gợi nhớ Huế đến nao lòng. Cũng vào những ngày cuối năm, cũng sương mù mênh mông dày đặc như thế, và chắn cả lối đi như thế. Hình ảnh những người đàn bà Huế với chiếc áo dài, khi ẩn, khi hiện, trong sương sớm. Quẩy đôi thúng cá, nặng trĩu, kẽo kịt trên vai, họ đi từ Chợ Dinh qua cầu Gia Hội, chợ Nọ qua cầu Tràng Tiền đến chợ Đông Ba. Hay những gánh cơm hến từ vùng Cồn Hến, băng qua Đập Đá lên đường Hàng Me. Rồi thì nồi bún trâu từ lò trâu Vân Dương lên vùng An Cựu, thơm lạ lùng và rất quyến rũ trong sương sớm. Ai là dân Huế mà chưa một lần ăn bún trâu Vân Dương thì quả là một thiếu sót lớn trong đời! 

11 thg 5, 2013

Phim xưa : TT Nguyễn Văn Thiệu câu cá trên biển Vũng Tàu



Trại huấn luyện cán bộ bình định nông thôn tại rừng Chí Linh Vũng Tàu. Người đang nói trước đám đông là TT. Nguyễn Văn Thiệu.




9 thg 5, 2013

Hình xưa : Thuyền Nhân Việt Nam sau 1975

Thuyền Nhân Việt Nam sau 1975
Trong diễn đàn của mình có không ít hình về thuyền nhân Việt Nam sau 1975. Hôm ni vô tình bắt gặp những tấm dưới đây, XM mạo muội post lại, lỡ có trùng mong quý mod và smod tha mạng ạ!



"Sống rồi"
XM đặt tên cho tấm hình trên Nhìn thấy tấm hình này nao nao làm sau á.





Hình xưa : Các nghệ sĩ miền Nam trước 1975.

Các nghệ sĩ miền Nam trước 1975.




Tổng Thống Thiệu trao giải thưởng Văn học Phim Chân Trời cho Kim Vui.


5 thg 5, 2013

Hình xưa : Hình Ảnh SaiGon Thập Niên 20

Những ảnh dưới đây đã được nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin chụp năm 1920 tại Saigon...





Nhà hát lớn Sài Gòn.
Quảng trường phía trước nhà hát.

4 thg 5, 2013

Hình xưa : Quảng cáo Sài Gòn Thời Pháp thuộc

 Bài xin về từ nhà anh Nguyễn Ngọc Chính   

 Ảnh của Tôi

 Nguyễn Ngọc Chính's Hồi Ức Một Đời Người

_________________________

 

Quảng cáo Sài Gòn xưa: Thời Pháp thuộc 

Sài Gòn xưa đã bước vào thời kỳ tiêu dùng rất sớm nên giữa các nhà sản xuất, trong nước cũng như ngoài nước, cần phải cạnh tranh để sinh tồn và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi các hình thức quảng cáo được đẩy mạnh.

Về mặt xã hội, có một sự khác biệt rất lớn giữ hai miền Nam – Bắc trong lối sống cũng như cách suy nghĩ. Trong khi miền Nam là một thị trường “mở” với các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ của tư nhân thì ở miền Bắc, trong thời kỳ từ 1954 đến 1975, sống trong một nền kinh tế tập trung trong tay nhà nước. Dĩ nhiên, một nền kinh tế theo hướng quốc doanh thì không cần đến quảng cáo, thay vào đó là những bích chương cổ động, tuyên truyền về chính trị hoặc xã hội.