25 thg 6, 2017

Dạo phố Đô Thành Sài Gòn với hình xưa trước 75

Dạo phố Đô Thành Sài Gòn với hình xưa trước 75

Dùng hình xưa để dạo về những con đường phố của Đô Thành Sài Gòn mời các bạn cùng đi ....
(khoản 40 tấm hình xưa tha hồ dạo xem hehehe )







23 thg 6, 2017

Bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa biển Nam Hải

Hình bản đồ xưa Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vùng biển Nam Hải theo bản đồ địa chất Việt-Nam - Campuchia - Lào .Phát hành lần thứ 3 tại Nha Địa-Dư Quốc-Gia Đà-Lạt 1971 .Duyệt và Bổ Túc phần Nam vỹ-tuyến 17 của Việt-Nam Cộng-Hòa 
Links bản đồ với khổ rất lớn và rỏ 




18 thg 6, 2017

Clip xưa chợ Trương Minh Giảng .Sài Gòn 1971

Sài Gòn 71 ,clip xưa về chợ Trương Minh Giảng .
Chợ Trương Minh Giảng ,cầu Trương MInh Giảng và đường Trương Minh Giảng cũng như đường kết nối từ cầu TMG là đường Trương Minh Ký tới Lăng Cha Cả theo bản đồ xưa .

Vài lời còm kể chuyện xưa mà các anh chị đã sống vào thời trong clip xưa còn nhớ được :
-FB Nguyễn Như Thạch: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Eyriaud des Vergnes (từ đường Trần Quý Cáp tức Võ Văn Tần ngày nay, đến đường ray xe lửa ). Năm 1955 đổi tên là đường Trương Minh Giảng (đến ranh giới tỉnh Gia Định) sau đó nó được mở rộng đến lăng Cha Cả, đặt tên đoạn từ ranh tỉnh Gia Định đến Lăng Cha Cả là đường Trương Minh Ký. Ngày 14/8/1975 nhập hai đường làm một và đặt tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. sau ngày 4/4/1985 nó lại được cắt thành 2 đường : Lê Văn Sỹ (Kỳ Đồng đến Lăng cha cả) và Trần Quốc Thảo ( Nguyễn Thị Minh Khai đến Ký Đồng) như hiện nay.

-FB Thuần Nguyễn :Theo hình ảnh trong clip thứ hai , nếu chị không lầm , đây là chợ Trương Minh Giảng chứ không phải chợ Trương Minh Ký .Căn cứ vào tòa nhà ba tầng màu trắng bên góc phải ở đoạn mở đầu .Ngôi nhà này đối diện với chợ Trương Minh Giảng . Và hướng quay từ cầu Trương Minh Giảng, đại học Vạn Hạnh .Chợ Trương Minh Giảng đổi tên là chợ Nguyễn Văn Trỗi ( theo tên đường NVT trước đây đổi tên từ Trương Minh Giảng .
Đoạn clip thứ nhất , hình ảnh quá mờ .Tuy nhiên chị cũng kịp nhìn thấy phớt qua một cửa tiệm có địa chỉ với chữ cuối cùng là ...Giảng .Vậy chắc chắn đây là đường Trương Minh Giảng , chợ Trương Minh Giảng quận 3 chứ không phải đường Trương Minh Ký ( nay là đường Lê văn Sỹ thuộc quận 3, Phú Nhuận , Tân Bình )
Khi xem clip, chị đã vận dung tối đa trí nhớ của mình để nhớ lại những gì chị từng trải qua ở đất Sg trước 1975 . Từ cầu Trương Minh Giảng đổ về hướng ngôi nhà ba tầng màu trắng, có pharmacie Tịnh của cô giáo dạy Vạn Vật của chị năm lớp 10 . Ký ức đi từ ký ức . Chị khó thể quên khi tìm đúng chỗ khơi gợi ký ức của mình .
-FB Ta Lien :Đúng là chợ Trương minh Giảng như Nguyễn Thuần đã còm . Sau 1975 chị và các bạn xách chổi " lao động " dọc đường này .

.
++++++++++++++++++++++++++++++++
Ròm dùng bản đồ xưa Sài Gòn trước 75 để tìm lại hai con đường xưa đó là đường Trương Minh Ký và đường Trương Minh Giảng (theo bản đồ xưa ghi là Giảng chứ hổng phải Giản đâu nha ) 
Đường Trương Minh Ký mà Ròm thấy đươc thì bắt đầu từ Lăng Cha Cã đường 
Võ Tánh Xã Tân Sơn Hòa ngang qua Nhà Thờ Ba Chuông xuống tuốt luốt Phường Trương Minh GIảng quận 3 .....tới cầu gì đó hổng thấy ghi tên để nối tiếp với đường Trương Minh Giảng .

Thuần Nguyễn Từ Lăng Cha Cả đến giáp với đường Trần Quý Cáp, chỉ có một cây cầu là cầu Trương Minh Giảng , nay là cầu Lê văn Sỹ

Bộ sưu tập hình ảnh về VN "In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics"

Bộ sưu tập hình ảnh về VN 
(FB Nguyen Chinh )

Album Bộ sưu tập hình ảnh về VN của Thiếu tá Hugh Gordon Waite
https://www.facebook.com/nguyen.chinh.589/media_set?set=a.10207138460138115.1073741847.1780417289&type=3

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tôi có một trang web về hình ảnh trên Flickr.com(https://www.flickr.com/photos/nguyen_ngoc_chinh/) trong đó có một Group mang tên "In Memories of Pre-1975 Vietnam Pics". Ngay sau khi thành lập Group này, tôi nhận được email của Stephanie Waite Witherspoon, Evanston, IL, con gái của Thiếu tá Hugh Gordon Waite. Nguyên văn như sau:

"I came across one of your comments on a photo of my father's, posted at my cousin's Flickr site regarding your photo group “In Memories of Pre-1975 Vietnam”. 

"I have scanned in a large proportion of my father's slides, photos he took while he was stationed in Bien Hoa from 1967-1968. I spent close to a year scanning and posting his collection on my site at Smugmug, located here: 

www.misssnep.smugmug.com, specifically in this directory: misssnep.smugmug.com/Military/464998
***

17 thg 6, 2017

Hình xưa Tân Sơn Nhứt Phi Cảng của Đô Thành Sài Gòn

Phi Cảng Sài Gòn Tân Sơn Nhất (Phi cảng Tân Sơn "Nhứt" chứ không phải Nhà Ga Tân Sơn Nhất khi đề cập tới thời trước 75 )


FB Chu Thụy Nguyên .....trước năm 1975 là phi cảng Tân Sơn Nhất là một trong những phi cảng lớn và phát triển nhất vùng Đông Nam Á. Còn nhớ lúc đó đi học đệ lục, nhà trong hẻm 220 TMG bên hông đại học Vạn Hạnh. Ngày chủ nhật ra đường đón xe buýt mang tên là Phi Cảng, số 11 ( học sinh vé chỉ có 1 $). Xe buýt đậu tận bên trong phi cảng. Lần nào đi cũng mang theo đầy đủ thức ăn thức uống, trái cây. Xuống xe leo lên cầu thang lên lầu của phi cảng là thấy sát chỗ máy bay đậu. Ngày đó, phi cảng TSN hoạt động liên tục. Lý thú nhất là đứng nhìn máy bay đáp và cất cánh. Quang cảnh khi đó trống trải nên tầm mắt nhìn hết 2 đầu phi cảng sướng lắm, không bị những tòa nhà thò ra thụt vào mất trật tự như bây giờ. Đặc biệt là dưới hành lang đáp của máy bay không hề có nhà cửa cất lố nhố và vô tội vạ ở vòng đai phi cảng như hiện nay. Phi cảng Tân Sơn Nhất lúc bấy giờ du khách khi đáp sẽ thấy bên dưới là những bãi cỏ, và xa xa là hàng rào vành đai như các phi trường Nhật hay Hàn Quốc hiện nay. Thời đó anh em chúng tôi đã từng chứng kiến có những chuyến bay cargo lớn, sau khi đậu lại, phi cơ bẻ gập cổ để lấy hàng ra. Trên lầu xem phi cơ có gió mát, có ghế ngồi, ăn uống xong khi nào coi chán chê thì xuống đất chờ xe buýt phi cảng số 11 vô là leo lên về nhà...
 FB Dang Nguyen Chuyện Vui bên lề ...Hồi Di Cư 1954 có vụ Bắc Kỳ mới và củ ,để xác định cứ ai phát âm TS Nhứt được là BK củ ,hầu hết dân mới Di cư khg nói được TS Nhứt mà gọi TS Nhất .Cũng gần giống ..có vụ Bịnh Viện và Bệnh Viện ...

Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết Lộ

Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết Lộ

********
Tài liệu về Hỏa Xa VNCH thì có thể tìm xem trên mạng Net ......bài post này Ròm chỉ trích đoạn về An Ninh Thiết Lộ VNCH và vài hình ảnh xưa để biết tại sao VNCH phải có An Ninh Thiết Lộ .
Bài post này Ròm đem qua từ FB Nam R
òm  :
https://www.facebook.com/notes/


*******
...Trong cuộc TCK tết Mậu Thân năm 1968, thông tấn xã Giải Phóng của VC cho biết đã phá hủy 33 đầu máy, 121 toa xe và gây cho 19 đoàn tàu trật đường rày. Những con số này dĩ nhiên rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên những con số trên thực tế đã chứng minh cho sự tuyên truyền và phóng đại. Báo cáo trong tháng 2/1969 cho thấy ngành hỏa xa tiếp tục điều hành 608 km đường sắt và phỏng định sẽ gia tăng lên 762 km vào khoảng cuối năm....
Tàu hoả và đường sắt ở miền nam VN trong thời VNCH, còn là một mục tiêu cho bọn phá hoại csVN, chúng tìm đũ phương thức để triệt hạ hệ thống thiết lộ của VNCH. Đây là bộ mặt thật của một bọn ngưòi chuyên dùng mỹ từ " giải phóng miền nam" để lường gạt đồng bào cả nước. Chúng phá hoại miền nam bằng đũ cách đũ trò, bất chấp là những hành động nhơ nhớp nhất, chúng cũng mặc. Phá hoại đường sắt bằng cách đặt mìn, chận đoàn tàu, cạy đường sắt là một hành vi của bọn người khủng bố "Terrorist" sao được gọi là giải phóng??