......
Toà án Nhân dân đặc biệt (Nông dân thi hành luật pháp)
Nguồn hình: Rot leuchtet der Song Cai |
Nguồn: Franz Faber, Rot leuchtet der Song Cai (Đèn đỏ Sông cái), 1955 Kongress – Verlag Berlin.
Gương mặt người chủ cũ (hình trên). Cả làng tham gia (hình dưới).
Nguồn hình: Rot leuchtet der Song Cai
Nguồn hình: Rot leuchtet der Song Cai
sau đấu tố là hành quyết tại chỗ
một cảnh thường thấy trong thời kỳ đấu tố
cảnh đấu tố một địa chủ
cuộc họp tW đảng nhận sai lầm
chủ tịch Hồ Chí Minh khóc khi đấu tố sai lầm
bài báo tự phê bình của Hồ Chí Minh trên báo cứu quốc
Căn cứ vào “Nguồn tài liệu: Cục lưu trử quốc gia Nga”: http://www.rusarchives.ru/evants/exhibitions/vietnam1/22.shtml
Экспонаты историко-документальной выставки
“Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 – 1990 гг.”
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
“Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 – 1990 гг.”
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.
Архив Президента РФ
Архив Президента РФ
với nội dung bản chuyển dịch Bức thư trên như sau:
Đồng chí Stalin thân mến:
Xin gửi
ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương
trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu
Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.
Gửi lời chào cộng sản.
Hồ Chí Minh, 31/10/1952
Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:
[sửa]Huấn luyện cán bộ
Các cán bộ Đảng Lao động tham gia cải cách ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tạiTrung Quốc [cần dẫn nguồn].
Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của đảng
trong cải cách ruộng đất, quán triệt quan điểm: "trí, phú, địa, hào đào
tận gốc trốc tận rễ" [cần dẫn nguồn]. Tổng số cán bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.
[sửa]Chiến dịch Giảm tô
Bước
đầu, các đội cán bộ cải cách ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng
chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông
trong làng xã đó, kết nạp họ thành "rễ", thành "cành" của đội, sau đó
triển khai chiến dịch từng bước như sau:
§ Phân định thành phần:
Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã
được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ; (b) phú nông; (c)
trung nông cứng - sở hữu 1 con bò, 1 con lợn, 1 đàn gà; (d) trung nông
vừa - sở hữu 1 con lợn, 1 đàn gà; (e) trung nông yếu - sở hữu 1 đàn gà
hay không có gì cả; (f) bần nông; (g) cố nông. Gia đình có 2 con lợn đã
có thể gọi là phú nông. Tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68% dân
số nông thôn và các đoàn và đội cải cách đều cố truy bức để đôn tỷ lệ
địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc, gọi là "kích thành phần".
§ Phân loại địa chủ:
Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội
cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác; (a2)
Địa chủ thường; (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ
gian ác bị đội cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
§ Áp dụng thoái tô:
Đối với các gia đình có địa chủ bị bắt nói trên, đội cải cách thông báo
với họ về các sắc lệnh giảm tô của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
bao gồm: sắc lệnh giảm tô xuống còn 25% vào tháng 11 năm 1945, sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm
tô thêm 25%. (Tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền
phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Căn cứ theo
đó, địa chủ nào chưa giảm tô cho nông dân thì bây giờ phải trả số nợ đó —
gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ nợ thì tài sản bị tịch thu, phân
phát do nông dân. Sau bước này, hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn
cảnh khánh kiệt, nhiều người đến chỗ tự sát — vì nếu sống trong vùng
kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh của nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.[6]
§ Học tập tố khổ, lùng bắt địa chủ:
Các bần nông, cố nông, "chuỗi", "rễ" được đội cải cách cho học lớp tố
khổ do họ mở, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và
được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế
nào. Sau khi học qua lớp tố khổ nhiều bi kịch xảy ra: con tố cha, vợ tố
chồng... Du kích và cốt cán cải cách ruộng đất tìm bắt địa chủ, việt
gian, thậm chí họ "vác súng vào thành phố lùng bắt địa chủ và con cái
địa chủ là cán bộ công nhân viên chức nhà nước".[7]
§ Công khai đấu tố:
Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người
tham gia đấu tố được huy động từ vài trăm đến cả ngàn người, và thời
gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của địa chủ.
Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội địa chủ đã bóc lột họ như
thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức cải cách ruộng đất, Đảng Lao động cho
ra tờ báo lấy tên là Lá Rừng (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá
rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ
được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử, cũng có người bị
đánh chết ngay trong lúc đấu tố[cần dẫn nguồn]. Gia đình và thân nhân người bị đấu tố thì bị cô lập, bị bỏ đói và chịu nhiều sự phân biệt đối xử và nhục hình.
§ Xử án địa chủ:
Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã
xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị xử bắn trước công chúng
do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử bắn thì bị cô lập
trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Chiến dịch Cải cách Ruộng đất
Nhiều
tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách
Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn
rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả
các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng
bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt cải cách ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã. Người đầu tiên bị buộc tội chết trong cải cách ruộng đất là một phụ nữ, bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, bà là địa chủ kháng chiến có nhiều công lao lớn với cách mạng Việt Nam. [8]
Tổng cộng có 6 đợt lớn cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Hoa,
chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh, với cường
độ lớn. Từ giữa năm 1955 ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố
tràn lan, mất kiểm soát. Từ đó đến cuối năm 1955, cảnh đấu tố địa chủ
xảy ra tràn lan, nhiều lúc chỉ đơn thuần bằng một lời tố giác đơn giản,
những thành viên trong tòa án nhân dân cũng có thể xử tử hình hay tù khổ
sai đối với người bị tố giác. Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền
hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất trong công tác đất
đai. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản
thân. Số người chết trong đợt này là rất lớn, trong đó số người chết oan
chiếm tỷ lệ cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.
Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tháng 11 năm 1953, Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 5
quyết định tiến hành việc cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Từ
năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng
đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông
dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố
ruộng đất miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số ruộng đất.
Tuy
nhiên, ở một góc độ khác việc thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc
Việt Nam đã gây ra nhiều hậu quả to lớn. Đã có rất nhiều người bị đấu tố
oan. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong
tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị
địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài
phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường,[6] đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.
[sửa]Chiến dịch Sửa sai
Trong tuyên bố của hội nghị TƯ 10, tháng 9/1956 đã nghiêm khắc phê bình:"Giai
đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc
cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị TƯ lần thứ 10 đã
phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất
những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những
khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành TƯ
nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm
trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật
nghiêm khắc."
Do
nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và
gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao động Việt Nam và chính
phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:
§ Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất.
§ Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
§ Ngày
18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán
bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm
khắc kiểm điểm các sai lầm.
§ Ngày 24 tháng 8 năm 1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
§ Tháng
9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng (họp từ
25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi
hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng
đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị[9], và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương đảng.
§ Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng
đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban
Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai phục hồi khoảng 70-80% số người bị kết án, chỉ trả lại số ít[cần dẫn nguồn]. Nếu đã chết thì vợ con hay thân nhân được bồi thường rất ít tài sản[cần dẫn nguồn]. Theo báo Nhân Dân thì
chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi các đảng viên được phục
hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thị
bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù.
Phong trào trả thù bằng bạo động lan rộng khiến nhà chức trách phải dùng quân đội trấn áp. Ở Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có bản báo cáo ghi nhận 20.000 nông dân mang gậy gộc chống lại quân đội khi chính quyền dùng vũ lực để tái lập trật tự.[10]
Tuy
nhiên, theo nhiều nhân chứng, việc sửa sai chỉ đơn thuần là phục hồi
đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung
nông) chứ không hề có trả lại tài sản, nhà đất. Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, Ủy ban Nhân dân thành
phố Hà Nội mới ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị qui sai
thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kì Cải cách
Ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp. [1]
Những thành tích và sai lầm trong chiến dịch
[sửa]Thành tích
Cuộc
cải cách đã phân chia lại đất canh tác một cách công bằng cho đa số
nông dân Bắc Bộ. Từ năm 1953 tới 1957, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng
bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm
khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Trong khi đó, phân bố ruộng đất
miền Bắc trước năm 1945, chỉ có 4% dân số đã chiếm hữu tới 24,5% tổng số
ruộng đất.[11]
[sửa]Sai lầm chung
§ Đánh
giá sai lầm về tình hình khác biệt giữa nông thôn Trung Quốc và Việt
Nam, quá tin tưởng và chịu sức ép của các cố vấn Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]
§ Yếu
tố bạo lực có nguồn gốc bột phát từ hận thù giai cấp và cá nhân đã được
tích lũy bao đời nay trên những cánh đồng lúa. Địa chủ trở thành chỗ
cho dân nghèo trút cơn giận dữ vì cuộc sống khó khăn của họ, số khác thì
vì ghen tức với tài sản của địa chủ. Cộng với trình độ nhận thức thấp
của đa số cán bộ cấp xã thời bấy giờ, dẫn tới nhiều trường hợp oan sai,
lợi dụng trả thù cá nhân, và các hành vi bạo lực trong các cuộc đấu tố.
Hậu quả của những hành động này nhiều khi rất bi thảm, nhưng có thể nhìn
nhận như những sản phẩm phụ không thể tránh khỏi của bất cứ cuộc cách
mạng nào[12]
§ Đánh giá sai và nâng sản lượng, nâng thuế lên quá cao, quá sức người dân. Như ở Hà Tĩnh,
có những mẫu ruộng tính sản lượng là 32, 35 tạ một mẫu ta. Khá nhiều
ruộng tốt được tính sản lượng ít nhất phải 25, 28 tạ. Trong khi đó như
ở Liên Xô, theo ông Đặng Thái Mai:
"ở LX cũng mới trù tính việc tăng năng suất các miền ruộng có thủy lợi
(terres-irriguées) cho đến mức 40-50 tạ một hectare. Như vậy là với
phương tiện kỹ thuật, nhân công, tổ chức của nông nghiệp Liên Xô, mà
trong 4 năm nữa người ta mới yêu cầu tới mức 20 hay 25 tạ nửa hectare,
nghĩa là còn hơn một mẫu ta...". [13]
§ Chiến
dịch càng lên cao điểm càng mất kiểm soát dẫn đến tình trạng vô chính
phủ, nhiều oan sai và cô lập, đối xử nhục hình với gia đình người bị đấu
tố. Hơn 70% người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông là quy sai.
Điển hình như:
§ Trường hợp tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong Tuần Lễ Vàng, gia đình bà cũng đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập. [2]
§ Trường hợp thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên tư lệnh mặt trận Hà Nội năm 1946, chủ tịch Ủy ban quân quản Hà
Nội bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố
ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ
ràng". [cần dẫn nguồn]
§ Các cháu nội của cụ Phan Bội Châu, trong đó có một người là Trung đội trưởng, nhà nghèo, 3 sào đất cho 3 mẹ con, nhưng cũng bị quy là địa chủ. [cần dẫn nguồn]
§ Đặc biệt có cụ phó bảng Đặng Văn Hướng, bộ trưởng phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh trong chính phủ Hồ Chí Minh bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu. [14]
§ Ngoài
việc tịch thu nhà đất của những người bị quy là địa chủ, những mục đích
khác của chiến dịch không đạt được. Thực tế đau buồn khác là kết quả
của cuộc cải cách ruộng đất lại không như người nông dân mong đợi khi
ngay sau đó: vụ mùa năm 1957 được đánh giá là thất thu.
§ Cuộc đấu tố và cô lập, lùng bắt địa chủ và con cái của họ đã gây một không khí kinh hoàng tại nông thôn miền Bắc thời ấy. [cần dẫn nguồn]Giết
lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, mất
tin tưởng vào Đảng Cộng sản và nhà nước, gây chia rẽ trong nhiều thế
hệ. [cần dẫn nguồn]
[sửa]Sai lầm trên phương diện pháp lý
Theo bài diễn văn luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc
tại cuộc họp Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội ngày 30 tháng Mười 1956, cuộc
cải cách ruộng đất được thực hiện với phương châm "thà chết 10 người oan
còn hơn để sót một địch"; phương châm này đi ngược lại với quy tắc cơ
bản của pháp luật, trong trường hợp này là "thà 10 địch sót còn hơn một
người bị kết án oan". Cụ thể các quy tắc pháp lý đã bị xâm phạm là:
§ Không xử phạt các tội đã phạm quá lâu đến hiện tại mới điều tra ra.
§ Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân chịu, không quy kết cho vợ con, gia đình.
§ Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.
§ Thủ
tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị can. Bị can có quyền
nhờ luật sư bào chữa. Phải tôn trọng bị can trong quá trình truy tố và
xét xử; khi bị can ra trước tòa không được xiềng xích và không được dùng
nhục hình.
Các
nguyên nhân sai lầm được cho là: quan điểm ta-địch, thù-bạn của chính
quyền đương nhiệm rất mơ hồ; chính quyền bất chấp pháp luật, lấy chính
trị lấn át pháp lý; bất chấp ý kiến của giới chuyên môn.[6]
[sửa]Số người bị đấu tố
Tổng
cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc
tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng
đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000
nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138
hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Bắc. [cần dẫn nguồn]
Số
lượng người bị giết trong chương trình Cái cách Rộng đất là không thể
thống kê chính xác và còn gây tranh cãi. Nhưng theo chủ trương ở một số
địa phương phải tìm cho ra tỷ lệ 5% địa chủ, "Việt gian" để mang ra đấu
tố[3] thì con số sẽ không ít.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết dao động khá lớn:
§ Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam[15](cần số trang).
§ Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết. [cần dẫn nguồn]
§ Theo Tiến sĩ Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương đảng[cần dẫn nguồn], thì khoảng 15.000 người bị giết.
§ Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết. [16]
§ Theo
Gareth Porter: từ 800 đến 2500; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc
nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000. Theo giáo sư sử học James P.
Harrison: vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù[17]
§ Ông Vũ Thư Hiên, trong cuốn ' thì
cho rằng con số nạn nhân là ít hơn con số năm chục vạn của ông Tín rất
nhiều, tuy vậy ông chỉ có thể ước tính, chứ không có số liệu hoặc tài
liệu nào cụ thể:
"Người
ta thường nói tới con số khoảng 15.000 người. Tôi nghĩ con số có thổi
phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được
đẩy tới 50.000. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng
3.000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị bắn, bị bức tử, bị hãm
cho chết đói, (những xã có số người bị bắn lên tới ba hoặc bốn rất ít
gặp, có những xã không có ai bị) thì số người chết oan (kể cả trong
Chỉnh đốn Tổ chức, tính cả người bị bức tử) nằm trong khoảng từ 4.000
đến 5.000 người. Nói chung, đó cũng là đoán phỏng. Chẳng bao giờ chúng
ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học." [cần dẫn nguồn]
§ Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam (tập
hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và
phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan).
Theo quan điểm của những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất, đây
là những người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị "đào tận gốc,
trốc tận rễ". Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ,
hoặc bị lãnh án tù. [cần dẫn nguồn]
Về
thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau:
Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan
(77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan
(62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú
nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng :
172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%. Con số địa chủ
kháng chiến theo thống kê trên là 586 người, trong khi theo báo cáo của
Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10 năm 1956 thì riêng tổng số
đảng viên bị "xử trí" lên tới 84.000 người. Số lượng này chưa kể đến
thân nhân, gia đình của những người bị quy sai, cũng bị cô lập và đối xử
phân biệt.
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa thì chương trình Cải cách Ruộng đất là một trong ba nguyên nhân chính đưa đến cuộc di tản 1954. Ngoài ra, ông nhận định lượng lúa gạo sản xuất ở đồng bằng sông Hồng bị
giảm sút trầm trọng trong những năm cải cách ruộng đất và ngay sau đó.
Tuy nhiên, nhận định này khác rất nhiều với các ý kiến, nhận định về
cuộc di cư năm 1954 trong các sách chính thức về lịch sử ở Việt Nam hiện nay. [cần dẫn nguồn]
........
Trích đoạn : http://123hoang.wordpress.comgm-phaolo-le-dắc-trọng
.........Những
trường được xây dựng để đào tạo đội cải cách. Tôi biết một trường như
thế ở Phủ Lý. Tôi đã có dịp vào đó. Nghỉ ở đó trong một buổi họp nọ.
Trường gồm độ vài chục căn nhà, mái tranh vách đất, có vẻ tạm thời, nằm ở
phía đông nhà thờ Phủ Lý. Thị xãlúc này đã bị phá huỷ theo sách lược
tiêu thổ kháng chiến hồi năm 1946-1947; không còn một ngôi nhà, chỉ trừ
nhà thờ.
Người
ta dạy gì trong trường? Tôi không rõ, tất cả là bí mật. Khi thấy công
việc đội cải cách làm, thì biết họ học gì, được huấn luyện thế nào?
Học
xong họ được phân đi các xã, các thôn, cũng hầu như bí mật. Người tỉnh
này được phái đi các tỉnh khác để không ai biết họ, cũng như họ không
biết ai trong địa phương, để hoàn toàn tránh những liên lạc, hoặc cư xử
riêng tư hay nể nang gì.
Mỗi
xãđược phân phối dăm bẩy đội viên hoặc hơn kém tuỳ theo xãquan trọng
thế nào. Đội về đâu ở đâu không ai biết. Họ sống theo chế độ “ba cùng”:
cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Nghĩa là họ đến một nhà nào đó, thường là một
bần cố nông, người này ở một cái lều, đồng chí đội cũng chui rúc vào
lều đó, nhà đó ăn cháo, ăn cơm độn thì đội cũng ăn cháo, ăn cơm độn như
họ, bần cố nông đó đi cầy, đi cuốc thuê, thì đội cũng cùng làm y hệt.
Người đội cải cách bắt rễ ở nhà nào, thì sống trong những điều kiện của
nhà đó, không có chi khác biệt. Bởi đó người ta cũng không để ý tới, đã
mấy ai nghe nói đến cải cách, đến đội cải cách mà theo dõi. Còn người
được đội đến nhà, có thể lấy đó làm vinh dự, đàng khác đội lại khéo léo,
chấp nhận ăn chung, sống chung với nhau như thế, khách chủ cùng cánh,
dễ thông cảm và thân mật.
Do
cách sống gần gũi thân mật với nhau, nhìn nhau mỗi ngày 24 tiếng trên
24. Người đội khéo léo tỉ tê, khai thác được mọi chuyện của người bà con
nông dân chất phác và dốt nát đó. Bác nông dân đó kể lể về cảnh sống
khổ sở của mình làm sao? Lam lũ làm thân trâu ngựa thế nào? Bị hành hạ
làm sao? Bị áp bức và bị bóc lột đến thế nào? Các anh địa chủ, các tên
cường hào kia ăn ở làm sao? Bóc lột áp bức thế nào? Thế là lửa căm thù
được nhóm lên giữa những giai cấp khác nhau, để một ngày kia sẽ bùng
lên.
Sau khi mối hận thù giữa các giai cấp chín muồi, thì phong trào cải cách được phát động rầm rộ. Quả nhiên, những ngày hội của nông dân bắt đầu. Từng đoàn thiếu nhi đeo trống ếch đi khắp ngõ ngách xóm làng, trống tùng tùng tùng tùng tùng bắt nhịp với những tiếng hô đả đảo, đả đảo… địa chủ … đả đảo cường hào, tiêu diệt ác ôn. Một tên xướng lên, cả đoàn lập lại hai lần. Bầu sát khí nổi lên bừng bừng. Bừng bừng một cách giả tạo, miễn cưỡng, chứ từ xưa tới nay dân làng vẫn sống cảnh thanh bình đầm ấm, nhất là vào ngày tết, ngày lễ, ngày hội, anh em bà con có đi làm ăn xa đến đâu, cũng nhớ đến nơi chôn rau cắt rốn trở về đoàn tụ gia đình; cái luỹ tre xanh bao quanh làng, biểu tượng một đời sống tĩnh mịch, êm ấm. Tuy trong một thời gian chiến tranh, bom đạn có khuấy động đời sống dân làng. Nhưng đã qua đi cái thời chiến tranh loạn lạc… Nhưng nay, khắp nơi ngày đêm ra rả những tiếng ca ngợi hoà bình. Hoà bình trong nước, hoà bình trên thế giới. Xem ra chủ nghĩa xã hội độc quyền cả hoà bình, còn chiến tranh là của tư bản. Các hạng người vong bản, họ nhập cảng một cái chủ nghĩa ngoại lai ở đâu ấy, cũng hô hào xây dựng nên cảnh bồng lai…. Ngược với cảnh hoà bình êm đềm, để đưa xóm làng vào một cuộc cách mạng long trời lở đất, Việt Nam chưa hề thấy bao giờ!
Chiều
chiều sau việc đồng áng, bà con về cầu ao rửa chân tay, cầy cuốc, chuẩn
bị cơm tối, tiếng trống ếch đã rộn rã trên các đường ngõ trong làng,
tiếng hô loa nổi lên mời bà con đi họp, họ chờ đầy đủ không thiếu một
ai. Đi họp đầy đủ, chứ ai mà dám ở nhà. Có thể đầu làng một đám lửa bốc
lên ở một đống rơm, một chuồng lợn. Người ta có ý đốt và đổ cho bọn địch
không chịu đi họp đã gây nên. Chỗ khác, những viên đá, viên gạch ném ra
đường ngăn cản đội, hoặc bà con đi họp, là do bọn địch không chịu đi
họp gây nên.
Vào
phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: “Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì
địch nó ngồi ở đằng sau ta…”. Người ngồi sau run sợ…! Một lúc nữa, đội
lại nói: “Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta”. Ngồi trước
ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi? Sợ sệt và
sợ sệt…!
Ai
nấy ngồi yên chỗ, bắt đầu cuộc “đấu tố”. Tố cáo tội ác giai cấp bóc
lột, đấu tranh đánh đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể
khổ, để tố cáo tội ác của bọn địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được
bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật.
“Tôi
vay hắn ta mấy bát gạo, hắn ta bắt tôi viết văn tự thế bằng một sào
ruộng. Tôi không có gì trả, thế là hắn ăn không sào ruộng của tôi. Và cứ
mấy lần vay như vậy, rồi không có gì trả, thế là không còn một mẩu đất
để cắm dùi”.
“Tôi
cấy tô cho nó, chẳng may trời để mất mùa, vì bão lụt, nó cứ thu tô như
chẳng có tai hoạ gì xẩy ra. Chẳng có gì mà nộp, nó cho người đến tháo bộ
cửa, dỡ mấy gian nhà tôi….”
“Tôi
nghèo khổ, đi làm thuê cho nhà nó, ăn đói, ăn khát, nó còn đánh đập,
tiền công không trả, nhà nó tìm cách đuổi tôi đi để quỵt công….”
Và
nhiều thứ tội khác, chung quy chỉ là tội tàn bạo, bóc lột, đổ trên
những người bị quy là địa chủ, hay ác ôn, cường hào ác bá. Có thể là tội
cá biệt nhưng nay là tội chung. ai là đối tượng thì được khoác cho
những tội đó. Người nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được
cách tố cáo, tất cả đã được dậy bảo, được Đội “mớm” cho trước.
Thế
rồi đấu, đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải
tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay
thế. Bà con và nhất là các phụ nữ. Giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà: “Mày
đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo,
tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát…”. Tất cả
phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp “người thật”
không ngượng ngùng ái ngại.
Đến
nỗi mà một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc
hằng ngày. Chị nói với bố: “Ông có biết tôi là ai không?”. Người cha
ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói:: “Thưa bà, con là
người đẻ ra bà ạ”. Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái
sức ma quỉ nào đó đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó
mà luận ra những người khởi xướng!
Một
bầu khí sợ hãi lan tràn khắp nơi. Không hiểu tự đâu, đội cải cách có
cái tài làm cho mọi người sợ thế. Tôi cho là có ma quỉ đứng đằng sau để
giật dây. Không ai dám đến nhà ai, không ai dám gặp nhau, nói chuyện với
nhau. Gặp gỡ hay chuyện trò có thể một lúc nào đó, bị coi là âm mưu tìm
cách phá hoại cải cách. Tội gì, chứ bị cáo là phá hoại, thì chỉ có mà
chết. “Nhất Đội, nhì Trời cơ mà”. Để tăng thêm nỗi sợ h•i, chỗ này hay
chỗ kia, một đống rơm, một chuồng lợn được đốt lên, và phao tin kẻ địch
phá hoại, không chịu đi họp đã gây ra. Như thế, ai còn dám ở nhà nữa?
Chỗ khác tung tin, bọn phá hoại nấp trong nhà, chờ Đội đi qua là ném
gạch, ném đá. ai nấy đi họp cho nhanh, kẻo ở nhà dễ “bị phát hiện” là kẻ
địch.
Vào
buồng họp, Đội nghiêm nghị tuyên bố: “Kẻ địch nó ngồi ngay trước mắt
ta”. Những người ngồi trước giật mình! Lúc sau đội lại nói: “Kẻ địch nó
ngồi đàng sau chúng ta”. Người ngồi sau thất đảm! Ngồi đâu cũng sợ hãi,
không yên. Thế rồi ai cũng phải phát biểu, không có truyện thì bịa
truyện, nói dối, vu cáo. ăn không nói có…, là đường lối chính sách.
................
|
Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam) Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng Hòa) http://vi.wikipedia.org/wikiCải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa) Những trang wikipedia.org này đã bị dọn sạch. Ròm nên để chung những bài cuộc di cư 1954-1955 " và những bài Cải Cách Ruộng đất mà Ròm tìm kiếm được. Nhấn link một cái là ra hết 5, 6 bài của Ròm, để các bạn có thêm tài liệu. --------------------- Những nguyên nhân đi đến cuộc di cư năm ’54 và cuộc vượt biên ’75 là cuộc di tản lớn trong lịch sử Việt Nam, sách giáo khoa trong nước đã không nói đến, hay bị làm mất thông tin. Sự ghi lại dù là khiêm nhường và nhỏ nhoi cũng là cần làm. |
Ròm
xóa một còm và trả lại : đường link dẩn nguồn dài và vì lấy khổ chử to
quá làm bể bề ngang (quá khổ "640") .Cách làm của Ròm chỉ là rút
ngắn đường link nhưng đường link vẩn giử nguyên .
|
ntqt said
Ròm
nên để chung những bài cuộc di cư 1954-1955 " và những bài Cải Cách
Ruộng đất mà Ròm tìm kiếm được. Nhấn link một cái là ra hết 5, 6 bài của
Ròm, để các bạn có thêm tài liệu.
Sau khi sưu tầm xong những tài liệu về "Di cư 54 và cải cách ruộng đất " Ròm mới gom chung lại tất cả thành một .
(Thỉnh thoảng nhắc chừng giùm Ròm nhe ...hehehe chưa già mà hay quên hehehe) |
linalol said
Mấy tài liệu nay Ròm nhứ lưu cẩn thận và chắc phải lưu nhiều nơi nghe.
Tài
liệu sưu tầm em đưa về blog ,đem xuống PC và đưa hết ra ổ riêng cửa em
rồi hehehe.Em thấy có nhiều tài liệu chỉ tồn tại một thời gian trên Net
,sau đó mất tiêu không thấy nửa .
Hay là mở thêm một blog Namròm"con" truyền tài liệu về cho "con" hehehe lở xui nhận lệnh sinh tử thì đã có con rồi háháhá |
______________________
Ngón tay giửa .....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm