NỀN GIÁO DỤC THỜI XA XƯA – VNCH
LytuongnguoiViet.com, Thứ tư, 12 Tháng 9 2012 13:18
Nhân bản, dân tộc và khai phóng
Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được
ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục
nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha
nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái
quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ
thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.
Những bước ban đầu
Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Triết lý giáo dục đó giúp học trò thăng hoa, lòng sáng tạo được
khích lệ, tự do cá nhân được nâng đỡ — là nguyên do chánh khiến các
ngành nghệ thuật, văn thơ hội hoạ phát tiết tài hoa, để lại hằng ngàn
tác phẩm vài chục năm sau vẫn mê hoặc hồn người. Còn vài đóng góp sáng
giá khác mà chúng tôi sẽ thử nêu ra trên trang báo này. Cần ghi nhận nền
giáo dục đại học thời VNCH được hoàn toàn tự trị. Các việc ngân sách,
nhân sự, học vụ… đều không bị giới chánh trị chi phối. Theo thời thế, có
nỗ lực canh tân, chuyển dần từ cách dạy và học của người Pháp sang
phương pháp thực nghiệm chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ. Một điểm đặc sắc rất
riêng của nền giáo dục VNCH là sự ổn định của chương trình đức dục/công
dân giáo dục, từ bậc tiểu học lên đến trung học. Tính nhân bản và hiệu
quả của chúng đã được chứng thực qua thời gian. Một phần thậm chí đang
được… copy dùng lại ở VN hiện nay.