Không ảnh Sài Gòn 1950
Bên phải ảnh là cầu Thị Nghè và đường Hồng Thập Tự, bên trái là cầu nhỏ nối từ Thảo Cầm Viên ra
Cầu Thị Nghè và Sở Thú 2014
Hình này phải nhận hướng và xem ngược lại mới nhận ra được ...
Hình này phải nhận hướng và xem ngược lại mới nhận ra được ...
Ròm quay hình ngược lại cho giống khoảng chừng của hình xưa
Bên trái là cầu nhỏ nối từ Thảo Cầm Viên ra ....nay thấy không còn nửa
Cầu Thị Nghè phía sau Thảo Cầm Viên.
Một
câu chuyện tình cờ thấy được về Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ
Quốc Khánh năm 1957 ....Hổng biết Sự Thật như thế nào ...
......
"Quốc Khánh năm 1957, lần đầu tiên Thủ đô Sàigòn có Hội chợ trong vườn hoa Thị Nghè, muốn vào Hội chợ phải mua vé vào cổng Sở thú, từ Sở thú đi qua một chiếc cầu đúc mới sang chỗ Hội chợ, đêm ấy người ta nô nức đi xem Hội chợ, tôi cũng trong đám người đó, lúc ấy chừng 7 giờ đêm, tôi vừa mới bước lên đầu cầu, thì cảnh chen lấn xô đùa nhau, kêu la vang dậy bắt đầu, cảnh sát nổ súng chỉ thiên, cũng không làm sao tái lập trật tự, tôi muốn đi lui cũng chẳng được, tôi bị người ta xô, người ta lấn, khi ra đến giữa cầu tôi muốn nhảy xuống sông bơi vào bờ cũng không làm sao leo lên lan can cầu, và tôi cứ bị xô lấn qua tới bên kia cầu, quần áo xốc xếch, giày săn-đan của tôi bị đứt quai, tôi không thấy ai bị thương tích gì nặng, sáng hôm sau báo chí đăng tin, tôi mới biết rằng có đến 17 người chết và mấy chục người bị thương phải đưa đi bệnh viện, sau nầy mỗi lần vào Sở Thú, đi ngang chiếc cầu định mệnh đó, tôi vẫn còn nhớ nỗi kinh hoàng của năm kia. Người ta đồn cầu sập, cầu gãy, thật ra không có sập hay gãy gì cả, chỉ vì cảnh xô lấn mà thôi, nguyên nhân có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật, họ cũng không ngờ cảnh hoảng loạn đã tạo ra đến nông nổi đó! ( ==> http://www.ahvinhnghiem.org/saigon.html )
Còm này đem về từ bên anh Mạnh Hải ==> https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6168378242/
Vụ chen lấn qua cây cầu ở Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ Quốc Khánh năm 1957:
'
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc
Tàc giả Thanh Liên nghĩ là có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật nhưng theo ông ngoại Va tui kể lại là do ai đó la lên "cọp xổng chuồng", chắc là định giỡn chơi ai dè thiên hạ ùa nhau chạy thoát thân gây nên cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết. Sau này vụ cầu treo Cam pu chia cũng giống như vậy. Nếu như cây cầu Sở thú sau đó bị khóa lại không cho ai qua nữa thì cây cầu treo đảo Kim Cương ngay sau đó đi đập bỏ không thương tiếc để xây thành hai cây cầu bê tông vĩnh cửu thay vào.
Ngày nay có ai đi chơi Sở thú gần chuồng dê có ba cái miếu nhỏ thì đó là miếu để kỷ niệm những người đã chết năm 1957. Còn cái cầu xưa đã bị tháo bỏ mất rồi.
Lời còm của một FB cho biết về vụ này :
hehe nhân chứng sống vụ chen lấn cầu 1957 bắc từ bên kia sông qua sở thú là ba mình lâu lâu ổng kể quài nguyên nhân do dân thấy bên sở thú có trò choi nhiều quá chen lấn qua chơi ấy mà còn đồn là do mấy ông này phá cầu chứ đâu phảiNhững hình ảnh cây cầu Sở thú sau sự cố năm 1957.
......
"Quốc Khánh năm 1957, lần đầu tiên Thủ đô Sàigòn có Hội chợ trong vườn hoa Thị Nghè, muốn vào Hội chợ phải mua vé vào cổng Sở thú, từ Sở thú đi qua một chiếc cầu đúc mới sang chỗ Hội chợ, đêm ấy người ta nô nức đi xem Hội chợ, tôi cũng trong đám người đó, lúc ấy chừng 7 giờ đêm, tôi vừa mới bước lên đầu cầu, thì cảnh chen lấn xô đùa nhau, kêu la vang dậy bắt đầu, cảnh sát nổ súng chỉ thiên, cũng không làm sao tái lập trật tự, tôi muốn đi lui cũng chẳng được, tôi bị người ta xô, người ta lấn, khi ra đến giữa cầu tôi muốn nhảy xuống sông bơi vào bờ cũng không làm sao leo lên lan can cầu, và tôi cứ bị xô lấn qua tới bên kia cầu, quần áo xốc xếch, giày săn-đan của tôi bị đứt quai, tôi không thấy ai bị thương tích gì nặng, sáng hôm sau báo chí đăng tin, tôi mới biết rằng có đến 17 người chết và mấy chục người bị thương phải đưa đi bệnh viện, sau nầy mỗi lần vào Sở Thú, đi ngang chiếc cầu định mệnh đó, tôi vẫn còn nhớ nỗi kinh hoàng của năm kia. Người ta đồn cầu sập, cầu gãy, thật ra không có sập hay gãy gì cả, chỉ vì cảnh xô lấn mà thôi, nguyên nhân có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật, họ cũng không ngờ cảnh hoảng loạn đã tạo ra đến nông nổi đó! ( ==> http://www.ahvinhnghiem.org/saigon.html )
Còm này đem về từ bên anh Mạnh Hải ==> https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6168378242/
Vụ chen lấn qua cây cầu ở Sở thú Sài Gòn nhân dịp Hội chợ lễ Quốc Khánh năm 1957:
'
Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc
Tàc giả Thanh Liên nghĩ là có lẽ do bọn người xấu muốn tạo ra cảnh đó để cướp giật nhưng theo ông ngoại Va tui kể lại là do ai đó la lên "cọp xổng chuồng", chắc là định giỡn chơi ai dè thiên hạ ùa nhau chạy thoát thân gây nên cảnh giẫm đạp lên nhau mà chết. Sau này vụ cầu treo Cam pu chia cũng giống như vậy. Nếu như cây cầu Sở thú sau đó bị khóa lại không cho ai qua nữa thì cây cầu treo đảo Kim Cương ngay sau đó đi đập bỏ không thương tiếc để xây thành hai cây cầu bê tông vĩnh cửu thay vào.
Ngày nay có ai đi chơi Sở thú gần chuồng dê có ba cái miếu nhỏ thì đó là miếu để kỷ niệm những người đã chết năm 1957. Còn cái cầu xưa đã bị tháo bỏ mất rồi.
Lời còm của một FB cho biết về vụ này :
hehe nhân chứng sống vụ chen lấn cầu 1957 bắc từ bên kia sông qua sở thú là ba mình lâu lâu ổng kể quài nguyên nhân do dân thấy bên sở thú có trò choi nhiều quá chen lấn qua chơi ấy mà còn đồn là do mấy ông này phá cầu chứ đâu phảiNhững hình ảnh cây cầu Sở thú sau sự cố năm 1957.
Đầu cầu Sở thú có 2 lối, 1 có tầng cấp dành cho người đi bộ, và phía trái hình là đường dành riêng cho xe hơi.
...dành riêng cho xe hơi.
Cầu
qua rạch Thị Nghè bên trong Sở Thú là một cây cầu thứ hai nối Sở thú
với phần Bắc Thảo cầm viên rộng 12 ha. Khônng rõ từ lúc nào phần 12 ha
này bị chuyển thành khu dân cư nhưng từ sau thảm họa 1957, cầu bị khóa
lại không cho người đi bộ qua lại.
.....Cây
cầu này đến những năm 2000 đã xuống cấp, hư hại nặng do dân ve chai lợi
dụng vắng vẻ vào cắt trộm sắt dưới những mố cầu khiến nó có thể sập bất
cứ lúc nào.
Hằng ngày, nhiều ghe thuyền vẫn lưu thông qua gầm cầu. Cây cầu “không chân” treo lơ lửng này đã nhiều lần được cảnh báo mối nguy hiểm, cần được tháo dỡ.
Ngày 18/12/2003, Sở Giao thông công chính TP đã tiến hành phá bỏ cây cầu với kinh phí 700 triệu đồng......
Hằng ngày, nhiều ghe thuyền vẫn lưu thông qua gầm cầu. Cây cầu “không chân” treo lơ lửng này đã nhiều lần được cảnh báo mối nguy hiểm, cần được tháo dỡ.
Ngày 18/12/2003, Sở Giao thông công chính TP đã tiến hành phá bỏ cây cầu với kinh phí 700 triệu đồng......
Bến Bạch Đằng và cảng Ba Son
Chỗ có chữ màu xanh trong hình là Hồ Con Rùa, mấy ô chữ nhật bên phải là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
Giữa hình là sân vận động Hoa Lư, phía dưới là Thảo Cầm Viên
Góc trái phía dưới ảnh là ngã sáu Phù Đổng, từ đó có đường lớn chạy xéo là Lê Văn Duyệt
Khu vực chợ Bến Thành năm 50, bên phải là Dinh Độc Lập cũ
Khu vực đường Cộng Hòa với trường Petrus Ký, trường ĐH Khoa Học, phía dưới là thành Ô Ma
Khu vực đường Cộng Hòa với trường Petrus Ký, trường ĐH Khoa Học, phía dưới là thành Ô Ma
Quang cảnh xung quanh Dinh Độc Lập năm 50
Toàn cảnh phi trường Tân Sơn Nhất năm 50, xung quanh còn rất nhiều đất trống
Đại lộ Hàm Nghi , Bến Chương Dương và một phần quận 4
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm