Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

30 thg 10, 2015

Dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam ( Hình xưa Sài Gòn 1975)

Tôi dân miền Bắc xin có đôi lời với các bác miền Nam (FB Việt Nam )
Sai lầm lớn nhất của miền Bắc chúng tôi là đi giải phóng miền Nam. Bởi sau cái ngày 30/4 có quá nhiều những thay đổi ngoài dự kiến của chúng tôi đã xảy ra tại miền Bắc Bởi khi đoàn quân miền Bắc kéo về mang theo lỉnh kỉnh toàn hàng tiêu dùng của miền Nam làm dân Bắc chúng tôi sững sờ. Những chiếc đồng hồ seiko của tư bản Nhật nhìn nó long lanh thẩm mỹ hơn quá nhiều cái anh pôn giốt cục mịch của Nga . Những chiếc quạt Nhật , Mỹ đứng cạnh anh quạt con cóc của Bắc Việt và anh quạt tai voi của Liên Xô không bảo hiểm trông chẳng khác gì công so với cú . Những cái đài chạy băng cát sét và băng cối chỉ thấy trong mơ giờ đã hiện ra trước mặt để thay thế cho mấy cái đài VEC206 củ chuối của Liên Xô Ôi !!!!! còn vô vàn các thứ khác không thể kể hết.

27 thg 10, 2015

Tại sao dân miền Nam kêu Bệnh Viện là Nhà Thương ?



Nhà thương
Dân miền Nam chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng… Trên bảng hiệu thường dùng từ "bệnh viện" nhưng người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng "nhà thương" bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí, (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính…Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công (chớ không vô nhà thương tư ngoại trừ nhà thương Đồn Đất), sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng "nhà thương" không còn thích hợp nữa. 
 
Nguồn: Nam Mai Trịnh Quốc Thuận (Còn Ròm thì chôm lại bênFB Hien Chi Vo )
 
Hổng biết hổng nhớ Sài Gòn xưa còn bao nhiêu cái Nhà Thương mà hể nhắc tên là dân Sài Gòn biết liền ?
 
 Bệnh Viện Hùng Vương 

25 thg 10, 2015

3 rạp chiếu bóng của Vũng Tàu Xưa trước 75 .

Nhiều năm qua Ròm gom về hổng biết bao nhiêu là hình xưa của miền Nam trước 75 , vậy mà 3 rạp chiếu bóng của Vũng Tàu Xưa nó tìm hoài mà tìm chưa ra cho đủ bộ .

Thêm hình rạp Cẩm Vân với đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga có hình Bảo Quốc hồi xưa khoe huy chương vàng giải Thanh Tâm 1967 ..... trình diển vở cải lương “ Những Đứa Con Lai “
Rạp Cẩm Vân tức là rạp Ngọc Quế cho tới lúc thèng ròm đi Vượt Biên là còn nhớ được...
Hai Linh Nguyen Rạp Cẩm Vân bây giờ là rạp Điện Biên
Luan Nguyen Rạp Ngọc Quế.....? Chủ Rạp...Đang phục vụ vào thời đó ở ...Hải Đội 3 Duyên Phòng Căn cứ HQ Cát Lỡ... Là anh TRUNG ÚY Hải Quân Lê văn On.....
 
 
Rạp Duy Tân là rạp chiếu bóng mà thèng ròm thân nhất ,vì hồi nhỏ nó chuyên môn vô rạp này xem phim kiếm hiệp ..... bỏ công truy tìm hình xưa bao nhiêu năm rồi mà chưa tìm được , lấy tạm một hình rạp Duy Tân vào thời sau 75 để tạm nhớ lại rạp này hồi xưa .(Hình rạp Duy Tân này là sau 75 , thấy có treo cờ máu trong hình thèng ròm hổng ưa , xóa mất lá cờ của tụi nó rồi hehehe)
 

“Cape Saint Jacques” vào thời Pháp
 
Rạp Võ Ngọc Chấn là rạp chiếu bóng xưa nhất (?) của Vũng Tàu trước 75 thì chưa tìm ra được hình xưa nào, luôn cả hình sau 75 . Lấy tạm hình Bãi Trước Vũng Tàu Xưa trước 75 ,hình chụp (có thể) từ một khách sạn , gần chân núi Lớn ...Đây mới là VT hồi xưa mà Ròm luôn luôn nhớ .
Rạp Võ Ngọc Chấn nằm giửa chợ VT tàu và chợ Chiều ..
Binh Thieng Tran VT có 4 rạp chiếu bóng chứ kg phải 3 đâu , rạp xưa hơn rap Võ ngọc Chấn nữa . .....Rạp Phan văn Tụng đường Ng An Ninh , đối diện cổng chùa Phước lâm Tự có đường nhỏ đi vào . (rạp này nằm trong vùng Bến Đình ,Vũng Tàu Xưa
 
 Bảng đồ Vũng tàu trước 75 . Phải chi có được hình bảng đồ VT với những tên đường hồi trước 75 để có thể nhận và nhớ hồi đó thì hay quá .... Tuy bảng đồ này không rỏ nhưng có thể ngờ ngợ nhớ ra được phương hướng của VT hồi xưa

 
 Theo bảng đồ và tên đường hiện nay thì 3 rạp này nằm giửa hai con đường song song với nhau là đường Lý Thường Kiệt và đường Lê Lai (không nhớ tên đường xưa ) . Rạp Duy Tân nằm trên đường Duy Tân (Lê Quý Đôn) giửa Lý Thường Kiệt và ngả năm Triệu Ẩu ( đầu đường Lê Lai) Rạp Cẩm Vân (Ngọc Quế , Điện Biên ) nằm trên đường ( Đồ Chiểu) , đoạn giửa Lý Thường Kiệt (đầu đường Đồ Chiểu) và ngả tư (Đồ Chiểu (Lê Lai) Rạp Võ Ngọc Chấn nằm trên đường (Lý Tự Trọng) nằm giửa hai ngả tư Lý Thường Kiệt ( Lý Tự Trọng) và Lê Lai (Lý Tự Trọng )
 
Theo hình này nhìn thấy được nóc nhà của 3 rạp chiếu bóng
 
 Vì không tìm thêm được hình xưa của 3 rạp chiếu bóng ...Ròm gom về một số hình với tên đường xưa của Vũng Tàu trước 75 
 
 Tượng Đức Mẹ Bãi Dâu -Vung Tau 1967

 Ngã tư Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học chổ phòng mạch Bs Lâm.

 Phật Bửu Tự trên đường Nguyễn Thái Học - Vũng Tàu 1967

 Ngã Năm Tử Sỹ Vũng Tàu 1967-68

 Ngã Năm đầu đường Nguyễn Thái Học ...Vũng Tàu 1967-68

 Ngã tư Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo 

 Khu tam giác Trần Hưng Đạo - Lê Lợi (Hàng Me) - SVĐ Lam Sơn ...

 Mắm ruốc Bà Giáo Thảo ! Đường Lê Lợi bên cạnh nhà bảo sanh Hữu Phước 

 Đường Quang Trung , Bãi Trước VT .

 Ngã tư Trưng Trắc và Trần Hưng Đạo 

 Ngã ba Quang Trung - Lê Lợi ...Bãi Trước VT

 Trường bán công Lý Thường Kiệt ...ngả tư Lý Thường Kiệt / Nguyễn Thái Học ...Chợ Vũng Tàu .(Tiếc quá ...hình này mất giá trị hình xưa do từ nguồn hình bị đống dấu bự tổ bố vô giửa hình làm của riêng )

 Bến xe Lam - Bãi Sau Vũng Tàu 

 Trong Chợ Vũng Tàu Xưa 

 Cây xăng góc Trần Hưng Đạo đối diện SVĐ Lam Sơn 1968

 Xe nước mía góc đường Trưng Nhị / ... và Nữ Sinh Trung Học Vũng Tàu Xưa 

 Đường Trần Hưng Đạo , cửa Tây chợ VT (trái) Hội Trường VT (phải) 

 Bãi Sau VT xưa 

 ...trên đường Lý Thường Kiệt (đoạn nào hổng nhớ )

 Xe nước mía ...Mi-Mi .... tiệm may Quốc Tế ...trên đường Trưng Trắc VT xưa 

 ...trong chợ VT xưa 

 Cây xăng Lý Thế Ký góc đường Trần Hưng Đạo - Trưng Nhị 1970

 Mỏ đá Vũng Tàu 1966-67 khai thác đá tại chân núi Tao Phùng (núi Nhỏ hướng bên Bãi Sau )

Hòn Bà nằm bên phía tay trái và một phần của núi Nhỏ - 1968

 Police Academy at Vung Tau 1968
 

Những bài đăng trong tầng lầu này