Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

18 thg 12, 2013

Hình xưa Lăng Ông Sài Gòn của một thời

Hôm nay Ròm qua Lăng Ông xin xâm nè các anh chị và các bạn ,... ơi

Lăng Ông Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832)...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Lăng_Ông_%28Bà_Chiểu%29 (Trong trang Wiki có vài hình xưa)

Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông bà Lê Văn Duyệt. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ “lăng Ông” với hai từ “Bà Chiểu” để chỉ khu lăng của Tả Quân.

Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên. Ở Thủ Đức cũng có vùng đất tên là Linh Chiểu

Ngã ba Gia Định (Chi Lăng / Bạch Đằng - Lê Văn Duyệt)
Bên phải tấm hình này là Lăng Ông.........và nhìn xa là Chợ Bà Chiểu ở cuôi tấm hình

Rời Chợ Bà Chiểu......chúng ta đi về phía tay trái và tới Lăng Ông

Lăng Ông được rất nhiều người đến thờ cúng, cầu may, cầu tài

Nhưng nếu đọc lich sử thì Tả Quân Lê Văn Duyệt là người ơn của Công Giáo miền nam ,trong lúc triêu đình Huế bắt Đạo và cấm Đạo..........thì miền nam vẫn được tả quân Lê Văn Duyệt bảo vệ cho các thừa sai truyền Đạo tự do ,chứng tỏ cho chúng ta thấy miền nam phồn vinh, miền nam giàu có, và lòng người rộng rãi bao dung.

Thành ra người Công Giáo mà có dịp vào đậy, thắp 1 nén nhang trong đây cũng là 1 lời tạ ơn cho người đã bảo vệ giáo dân Thiên CHua Giáo miền nam trong các thời kỳ bắt Đạo

Cái này khỏi vẽ chúng ta cũng có thể thấy rõ ranh giới của Lăng Ông



Lê Nhất Linh Đơn vị Hướng Đạo sinh hoạt ở Lăng Ông là Đạo Phiên An , Linh đã sinh hoạt HĐ ở đây từ Thiếu Sinh (Liên đoàn Lê Văn Duyệt) , đường đi trước cổng Lăng Ông là đường đi vô khu rạp hát Huỳnh Long và băng qua khu chợ thịt và chợ cá cuối chợ Bà Chiểu

 Bản đồ xưa khu Lăng Ôngvới những tên đường xưa


15 thg 12, 2013

Hình xưa Chợ Bà Chiểu Sài Gòn của một thời

Lăng Ông - Bà Chiểu của một thời chắc các anh chị ,các bạn .... còn nhớ há
Bà Chiểu là tên theo người ta nói là tên đia danh cổ
Sài Gòn có rất nhiều tên được bắt đầu bằng các chữ như: ông, bà, xóm 

 Xóm Chiếu, Xóm Củi, Xóm Mới vv......
Bà Chiểu, Bà Hom, Bà Ba Béo Bán Bánh Bèo Bên Bờ Biển vv.... 

 Ông, thì có Ông Tạ, Ông Ngoại, Ông Nội vv........ 
Nói chung ai chưa tới Sài Gòn, thì sẽ thấy rất lạ về những tên gọi này ,nhưng nhắc về đia danh thì rất hữu ích nếu ai đó gọi taxi hay đi xe ôm.........chỉ cần nói khu vực là được, không cần tên đường, đễ đỡ tốn tiền xe
 
  
Chợ Bà Chiểu ta đi ngang vài lần, cảm giác nó bé nhỏ qúa.........chẳng hiểu sao chợ lại nhỏ như vậy, bây giơ nhìn trên cao mới thấy nó là 1 ngôi chợ dài, nên mất bề ngang, không có chiều ngang như nhiều ngôi chợ khác thì bù lại nó có chiều dài
 

  Xem hình trước mặt chợ Bà Chiểu trước 1975 , thấy có rất nhiều vật xưa để nhớ lại một thời

11 thg 12, 2013

Hình xưa em bé và cờ VNCH

Thích quá hình này ,nhóc tì e lệ khi được chụp hình trong lúc cầm cờ vàng ,mang chân không ,bận xà lỏn ,.....hehehehe Nhớ cái thời Ròm còn bé tí teo hihi


8 thg 12, 2013

5 thg 12, 2013

Hình xưa : Bắc Cộng thảm sát Dak Son - Sông Bé 1967

Tội ác CS Việt nam: Thảm sát Dak Son - Sông Bé 1967
CỰU CHIẾN BINH MỸ TỐ CÁO TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN

Xin mời quý vị vào LINK dưới đây để đọc tài liệu do ông Bill Laurie, cựu chiến binh Mỹ viết.

http://www.vnafmamn .com/VNWar_ atrocities. html

 
 Ông Bill là cựu quân nhân đã từng tham chiến tại Việt Nam trong những năm 1971, 1973-1975. Ông là sĩ quan quân báo, làm việc cho cơ quan MACV. Qua trang nhà của ông, chúng ta thấy ông nêu lên những bằng chứng tội ác của bọn cộng sản, kèm theo nhiều hình chụp, điển hình như: · Vụ tàn sát 252 thường dân tại làng Dak Son, tỉnh Sông Bé. · Đặt bom tại nhà hàng Mỹ Cảnh làm chết 48 người, trong đó có 17 người Mỹ, và bị thương hơn 100. (Sau năm 1975, bọn giặc đã làm phim “Biệt động Sài Gòn”, ca ngợi những “chú Tư Cầu” đi đặt bom giết người là “anh hùng”! Bọn chúng đã dựng lại vụ nhà hàng Mỹ Cảnh bị đặt hai quả bom. Sau khi quả bom đầu nổ, khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, quả bom thứ hai dấu trong chiếc xe đạp phát nổ, làm chết những toán cứu thương, lính cứu hỏa và cảnh sát!)

3 thg 12, 2013

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến


Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

1468720_354694488000497_1492264788_n
Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)

Tổng quan

30 thg 11, 2013

Hình xưa gom được trong 3 tháng vừa qua hehehe

Hình xưa gom được trong 3 tháng vừa qua từ 1/9 tới 30/11 -2013 mà Ròm gom về được từ mọi nơi trên mạng Net . Cám ơn các anh chị ,các bạn đã post những hình xưa này cho Ròm chôm , gom về đây để mọi người Việt từ xa gần trong ngoài già trẻ bé lớn .....cùng với Ròm xem hình xưa của một thời hehehe

 

20 thg 11, 2013

Hình xưa Qua ải này mới thành Tân Binh Vỏ Bị Quốc Gia


Khóa Huấn Nhục trước khi trở thành tân binh VBQG
(Trắc định ý chí, nhẫn nại và thể lực .Nếu không vượt qua được sẽ bị loại )





16 thg 11, 2013

Hình xưa sông Sài Gòn của một thời VNCH

Hình ảnh Sông Sài Gòn xưa.


(Nam Yết sưu tầm.)
Hình ảnh Sông Sài Gòn xưa có Bộ Tư Lệnh Hải Quân với cầu tàu nơi các Chiến Hạm nghỉ bến sau những tháng ngày tuần dương giữ yên biển Mẹ, có Công trường Bạch Đằng (Mê Linh) tượng Đức Trần Hưng Đạo oai dũng và uy nghi như nói lên lời thề của Ngài đã được sử sách ghi lại: "Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề không trở lại khúc sông này nữa".
Sông Sài Gòn còn có bến phà Thủ Thiêm, có bến Bạch Đằng với những Thương thuyền nội địa lên Xuống hàng hoá, có nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, có cột cờ Thủ Ngữ và Kho 4, Kho 5 với nhiều Thương thuyền Quốc Tế tấp nập chuyển vận hàng hoá. Sông Sài Gòn còn trải dài qua Tân Thuận và kho 18 đến tận Nhà Bè.
Những hình ảnh sông Sài Gòn xưa thật khó phai mờ trong ký ức của người Sài Gòn, và của những ai sinh ra và lớn lên tại Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa.


Tượng Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Tổ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà.

Hình chụp từ Trực thăng, Công trường Mê Linh, Bộ Tư Lệnh Hài quân, bến phà Thủ Thiêm.

Sông Sài Gòn năm 1960.

15 thg 11, 2013

Hình xưa TĨN NƯỚC MẮM của một thời trước 75

Nước mém ....đêy ......
Nước mém.....tĩn .....đêy .....mại dzô ....


*Mở một tỉn nước mắm là cả một nghệ thuật bởi vì nắp tỉn được trét một lớp vôi hay hỗn hợp xi măng để
bảo quản lâu và không bay mùi. Khi mua về phải dùng sống dao hay búa đập nhè nhẹ cho bể nắp. Khó nhứt là lúc mở nắp sao cho mảnh xi măng không lọt vô trong làm dơ nước mắm. Sau khi sớt nước mắm ra chai, hầu như ai cũng lẹ lẹ tống nó vô thùng rác cho đỡ bay mùi nên tỉn nước mắm chắc có lẽ là vật duy nhứt không có trong viện bảo tàng.* (Chôm của Sài Gòn Xưa & Nay hehehe)

 1965 lam mam
 Mấy cái tĩn nước mắm trốn ở đâu trong gian hàng này vậy há ?

Nó chui ra rồi kìa ,có quay xách nửa đó nha

14 thg 11, 2013

Hình xưa Nử Quân Nhân và Quân Trường VNCH


Quân Trường QLVNCH


Thao Trường Đổ Mồ Hôi - Chiến Trường Bớt Đổ Máu




Lục Quân Việt Nam


Đường trường xa muôn vó câu bay dập dồn,
Đoàn hùng binh trong sương lướt gió reo vang,
Đi đi đi lời thề nguyền tung gươm thiêng thi gan tài.
Đời hùng cường quyết chiến đấu đoàn quân ra đi,
Đây đoàn quân ra đi nhịp nhàng,
Mang theo thiên hùng ca thắm tươig trời Nam bốn phương.
Ta anh hùng muôn quân phá tan cường binh
Chí tang bồng mang theo khắp nơi tung hoành

Đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng
Nhịp trời mây đoàn quân cất bước đi mau
Nơi biên cương muôn quân theo loa thét vang
Cố chiến thắng thề một lòng chung sức xây Việt Nam quang vinh
Phá tan tành ầm ầm đoàn quân xông pha
Thét oai linh tung gươm giết tan quân thù

Đoàn hùng binh say sưa nhìn trong trời sương
Ta anh hùng đời đời Lục Quân Việt Nam
Xa nhìn thấp thoáng trong mây
Muôn bóng quân Nam chập chùng xây thành vinh quang
Tiếng vang muôn đời Lục Quân Việt Nam.







12 thg 11, 2013

Nhạc Nhi Đồng xưa của một thời VNCH .

Vài ban nhạc Nhí của một thời từ Đài Phát Thanh Sài Gòn .


Đài Phát Thanh Pháp-Á Sài Gòn
Ban Thiếu Nhi Radio France -Asie

Nha Vô Tuyến Truyền Thanh và Đài Phát Thanh Sài Gòn

 Hình chụp đài phát thanh Sài gòn năm 1960. Từ trái qua phải : Nhật Trường, Nhật Bằng, Anh Ngọc, Mai Hương, Thái Thanh, Kim Tước



10 thg 11, 2013

9 thg 11, 2013

Hình xưa Binh Chủng Thiết Giáp (tiếp theo)


Binh Chủng Thiết Giáp

















Hình xưa : Nữ Quân Nhân Quân Lực VNCH

Nữ Quân Nhân QLVNCH


KBCHN - 26/5/2011
The women in uni­form of ARVN are per­haps the ones who have been most for­got­ten and not men­tio­ned at all during the Vietnam war. Today, many of the next Vietnamese gene­ra­tion didn’t know their exis­tence in ARVN, their contri­bu­tion and sacri­fice they made in the defense of South Vietnam. […]
The Women’s Armed Force Corps (WAFC) mem­bers duti­fully served in ARVN as the sup­por­ting roles, and in many cases even par­ti­ci­pa­ting in the combat action. There were the wives of many ARVN sol­diers who picked up rifles and fought side by side with their hus­bands in the tren­ches, when their camp (sort of Vietnam ALAMO) was under heavy attack, on the brink of being over­ran by the Viet Congs (It was a common prac­tice for sol­diers’ depen­dents living in the mili­tary remote out­posts, espe­cially at the Montagnard Ranger camps). For those women, they were known in ARVN as “the sol­diers without serial num­bers.” They fought, without salary, never expect any medals or rewards, and of course they didn’t have their own serial num­bers like the other cons­cripts. All for their fami­lies’ safety well-being and sur­vi­ving.
Thành lập vào năm 1965 (Trước đó có tên là Nữ Phụ Tá Xã Hội- LTS), văn phòng trưởng đoàn Nữ Quân Nhân và Trung Tâm Huấn Luyện đặt tại đường Nguyễn Văn Thoại, trước gọi là vùng rừng cao su, trước đài Phát Tuyến ngay trên ranh giới quận 10 và quận 11 Saigon, nay là đường Lý Thường Kiệt. Ranh giới thiên nhiên nguyên là một hồ dài và hẹp từ trước ra cuối Trung Tâm sau này được Công Binh Hoa Kỳ cho lấp bằng tráng nhựa làm mặt sân thêm rộng rãi.

8 thg 11, 2013

An Lộc Hình Xưa - Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân


An Lộc Địa Sữ Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân
















Hình xưa Người Lính Cộng Hòa


Người Lính Cộng Hòa













Hình xưa về Chương Trình Chiêu Hồi


Chương Trình Chiêu Hồi



Chiêu hồi là một chương trình do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đề ra để khuyến khích các thành phần của Mặt trận Giải phóng miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa buông súng quay về với phe chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Vận động tuyên truyền gồm dùng truyền đơn thả bằng máy bay hoặc bắn kèm với đạn pháo, và nhiều đợt phát thanh vô tuyến. Bản nhạc "Ngày về" của Hoàng Giác được dùng làm nhạc khúc Chiêu hồi cho chương trình phát thanh.

Những bộ đội trở về với bên chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì gọi là "hồi chánh". Trong những người hồi chánh được biết đến nhiều là nhà văn Xuân Vũ, Thượng tá Tám Hà, Trung tá Phan văn Xưởng, Trung tá Huỳnh Cự; ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.








6 thg 11, 2013

NỀN GIÁO DỤC THỜI XA XƯA – VNCH

NỀN GIÁO DỤC THỜI XA XƯA – VNCH


LytuongnguoiViet.com, Thứ tư, 12 Tháng 9 2012 13:18
Nhân bản, dân tộc và khai phóng
Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.
Những bước ban đầu
Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Triết lý giáo dục đó giúp học trò thăng hoa, lòng sáng tạo được khích lệ, tự do cá nhân được nâng đỡ — là nguyên do chánh khiến các ngành nghệ thuật, văn thơ hội hoạ phát tiết tài hoa, để lại hằng ngàn tác phẩm vài chục năm sau vẫn mê hoặc hồn người. Còn vài đóng góp sáng giá khác mà chúng tôi sẽ thử nêu ra trên trang báo này. Cần ghi nhận nền giáo dục đại học thời VNCH được hoàn toàn tự trị. Các việc ngân sách, nhân sự, học vụ… đều không bị giới chánh trị chi phối. Theo thời thế, có nỗ lực canh tân, chuyển dần từ cách dạy và học của người Pháp sang phương pháp thực nghiệm chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ. Một điểm đặc sắc rất riêng của nền giáo dục VNCH là sự ổn định của chương trình đức dục/công dân giáo dục, từ bậc tiểu học lên đến trung học. Tính nhân bản và hiệu quả của chúng đã được chứng thực qua thời gian. Một phần thậm chí đang được… copy dùng lại ở VN hiện nay.

Những bài đăng trong tầng lầu này