Trận
chiến Phước Long tháng 1 năm 1975 thực chất chỉ là một trận đánh thăm
dò của Cộng Sản Bắc Việt. Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của
người Mỹ và độ dẽo cũa quân lực miền Nam trước khi hình thành kế hoạch
tỗng tấn công mùa xuân 1975. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng
dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước
Long bị tràn ngập! Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ đã thực sự bỏ rơi
miền Nam và quân lực VNCH trong tâm trạng bị bỏ rơi đã không còn khả
năng xoay sở ! Kế hoạch tỗng tấn công miền Nam được chính thức hình
thành sau trận Phước Long và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc
tấn công
LD981 BCD chuẩn bị trực thăng vận vào Phước Long ngày 6 tháng 1 ,1975
Thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac đã được Hà Nội chọn như điểm mở đầu chiến dịch, Tháng ba năm môt chín bảy lăm, tháng của định mệnh, nước mắt đắng cay và lửa máu!! Cơn bảo lửa của giặc đỏ đã đổập lên đầu những người dân vô tội tại miền Tây Nguyên gió núi lá ngàn xanh này !
Rút bỏ Huế cuối tháng 3 năm 1975
Bến Bạch Đằng những ngày cuối tháng 4 ,1975
Ngã
ba giao lộ giữa LTL7B và QL14.Chiều 18 tháng ba, SĐ320 BV khởi sự tấn
công đoàn xe di tản tại thung lũng Cheo Reo bằng tất cả sức mạnh cuả hoả
lực pháo nặng, cối 82 ly, và bộ binh xung kích. Cơn thịnh nộ cuồng điên
như quỷ dữ của cấp chỉ huy và binh lính phương Bắc đã đỗập lên đầu hàng
trăm ngàn thường dân vô tội và binh sĩ trên đoàn xe triệt thoái. Địch
bắn xối xã vào mục tiêu bằng tất cả những gì có được trong tay. Từ đại
pháo 130 ly, hoả tiển 122 mm, cho tớI B40, 41, thượng liên và súng cá
nhân. Xác người già cả, thanh niên, đàn bà, trẻ em, tung toé trong tiếng
nổ rền của đạn pháo. Những chiếc xe dân sự lẫn quân sự trúng đạn nỗ
tung, bốc cháy, lửa khói mịt mù. Từng đoàn ngườI hốt hoảng, nhảy xuống
xe tìm chổ trú ẩn ven đường, biến thành những tấm bia thịt di động cho
lính BV tác xạ tự do. Thây người rụng ngã hết lớp này đến lớp khác,
chồng chất lên nhau trong những tiếng thét gào đớn đau, Trong tỗng số
hơn 300 ngàn thưòng dân di tản theo đoàn quân triệt thoái, chỉ có khoãng
60,000 là về đến Tuy Hoà. Đọan đường này đã trở thành Quốc Lộ Máu, một
Đại Lộ Kinh Hoàng của năm 1975 !
Hàng ngàn người dân chạy nạn cộng sản từ phía Bắc sau khi cộng quân tiến chiếm Ban Mê Thuột
26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam
Tránh họa Cộng Sản dân lành đã quyện vào người lính Cộng Hòa để tìm sự che chở bảo bọc
Trận Xuân Lộc
Chuẩn
Tướng Lê Minh Ðảo cùng hai phụ tá, Ðại Tá Lê Xuân Mai Tư Lệnh Phó Sư
Ðoàn và Ðại Tá Phạm Văn Phúc Tỉnh Trưởng Long Khánh Chỉ Huy phòng tuyến
thép Xuân Lộc từ rạng sáng 8.4 cho đến khi được lệnh rút quân 21.4.
Cuộc
chiến đấu thần thánh của những người Lính miền đất đỏ Long Khánh trong
lúc Ðất Nước sắp sụp đổ, đã là cơn phẫn nộ cuối cùng của một Quân Ðội bị
phản bội !
Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đổ vào Xuân Lộc cho trận chiến sinh tử trước cửa ngõ vào thủ đô Sài Gòn
Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo Tư Lệnh chỉ huy phòng tuyến thép Xuân Lộc
vẫn đang tiếp tục . . .
Phản bội . . .
"Why don't these people die fast"
Henri Kissinger (referring to South Vietnam's struggle against Hanoi military attack after Da Nang retreat)
Số phận Nam Việt Nam đã được định đoạt sau cuộc gặp gỡ và mặc cả giữa Ngoại trưởng Mỹ H. Kissinger (1971) và TT Mỹ Richard Nixon (1972) với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh
Và sự tháo chạy vô trách nhiệm của "đồng minh"Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam
Một vài bức điện tín mật trao đổi giữa H. Kissinger và Đại sứ G.Martin trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 ,Phi đội HMM - 165 - Lady Ace 09 (CH - 46) là những chiếc trực thăng bốc toàn thể người Mỹ và những nhân viên VN liên quan với Mỹ trong vòng 24 giờ đồng hồ tại Sài Gòn với chiến dịch "Cơn Gió Thường Lệ" (Frequent Wind Project)
Phi đội HMM-165 - Lady Ace 09 (CH - 46) cất cánh từ HKMH Midway tới Sài Gòn tối ngày 29 tháng 4 di tản toàn bộ người Mỹ và các nhân viên VN liên hệ ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ qua chiến dịch Frequent Wind ( Cơn Gió Thường Lệ) với bản nhạc White Snow bắt đầu phát liên tục trên đài VOA kể từ trưa ngày 29/4 như mật lệnh tiến hành
Mỹ bỏ rơi VNCH
(Tài liệu của CIA được bạch hóa năm 1998)
Thể chế Việt Nam cộng hòa (VNCH) đã bị "khai tử" ngay sau khi Quốc hội Mỹ ngày 18.4 quyết định cúp quân viện cho quân đội Nam Việt Nam chẳng khác nào "tước khí giới" của binh sĩ. Điều này phản ảnh qua việc, nhiều viên chức đã tìm cách cho gia đình xuất ngoại, bất chấp lệnh cấm sau đó của Tổng thống Trần Văn Hương. Còn theo tài liệu mật mà tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, mô tả lại trong 2 cuốn sách: Hồ sơ mật dinh Độc Lập và Khi đồng minh tháo chạy (2005), thì số phận VNCH xem như kết thúc ngày 23.4.1975, khi Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Gerald Ford tuyên bố một cách thẳng thừng trong một bài diễn văn tại Đại học Tulane.
"Đối với Mỹ, chiến tranh VN đã kết thúc"
Ngày 21.4, Tổng thống Thiệu từ chức ở Sài Gòn. Ngày 23.4, Tổng thống Ford đáp chuyên cơ đi News Orleans để diễn thuyết tại Đại học Tulane. Tình hình VN biến chuyển quá nhanh, và dư luận quốc tế cũng như cử tri Mỹ đang chờ đợi xem vị nguyên thủ cường quốc hàng đầu thế giới sẽ nói gì đây. Theo tài liệu thì chiều hôm đó, như để lấy thêm can đảm, Tổng thống Ford đã uống một ly cocktail trong tiệc chiêu đãi, rồi ông bước vào nơi mọi người đang chờ nghe diễn văn.
Địa điểm Tổng thống Ford diễn thuyết là sân chơi bóng trong nhà của trường đại học, nơi đã có hàng ngàn sinh viên tụ họp chờ đợi. Ông chậm rãi, nhấn mạnh từng chữ: "Đối với Mỹ, chiến tranh VN đã kết thúc".
Cả hội trường như vỡ tung ra vì tiếng vỗ tay, tiếng la hét, huýt sáo, reo hò vui mừng. Theo mô tả trong sách của tiến sĩ Hưng thì tuyên bố lịch sử của Tổng thống Ford chỉ mới vừa được đánh máy "thêm" vào bài diễn văn, khi chiếc Air Force One còn bay trên lưng trời trên đường đến New Orleans: "Nước Mỹ có thể lấy lại được niềm hãnh diện đã có trước chiến tranh VN. Nhưng niềm hãnh diện ấy sẽ chẳng có thể đạt được bằng cách tham dự trở lại một cuộc chiến mà riêng đối với Mỹ, nó đã chấm dứt rồi".
Ron Nessen, Phụ tá Báo chí của tổng thống, nhận xét rằng, chỉ mới 2 tuần trước đó, ông Ford còn ra trước Quốc hội đọc diễn văn xin thêm quân viện cho VNCH, mà tại Tulane, chẳng thấy tổng thống đả động gì tới việc viện trợ thêm cho chính quyền Sài Gòn nữa.
"Sao chúng (VNCH) không chết quách cho rồi !" Henri Kissinger
Trước khi Đà Nẵng thất thủ 2 ngày, tướng Weyand được cử sang VN để thẩm định tình hình. Weyand lúc đó là Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và từng đảm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đội Mỹ ở miền Nam VN. Sau thời gian một tuần lễ thị sát chiến trường cũng như hội họp với các viên chức VNCH, tướng Weyand trở về Washington báo cáo cho Bộ trưởng Quốc phòng. Ngày 5.4.1975, khi đang trên đường trở về Washington D.C, Weyand nhận được lệnh bay thẳng đến Palm Springs để phúc trình thẳng cho Tổng thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger. Nghe xong thuyết trình, Ngoại trưởng Kissinger đi họp báo. Khi đó, còn có Ron Nessen là Phụ tá Báo chí của tổng thống đi cùng. Theo lời kể lại của Nessen thì trên đường đi đến Trung tâm Báo chí để họp báo, Kissinger đã nguyền rủa: "Sao chúng không chết nhanh cho rồi !" - ông rên lên trong xe. "Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài" (“Why don't these people die fast?", he moaned in the car. "The worst thing that could happen would be for them to linger on”).
Câu nói bất chợt, buột miệng thốt ra của một vị ngoại trưởng, lại thường phản ảnh sự thật hơn là những lời tuyên bố khôn ngoan về chính sách của ông, hơn là nội dung trong những bài diễn văn, những câu trả lời trước báo giới... Theo lời tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng thì năm 1979, trong một lần nói chuyện với một người bạn Mỹ về chiến tranh Do Thái, Iran; lúc bàn tới VN thì tự nhiên, anh bạn người Mỹ thốt lên: "Ừ! Sao ông Kissinger tàn nhẫn quá nhỉ?".
Sau khi "quyết sách" của Mỹ đã rõ ràng thì tại VN, chính quyền Sài Gòn chỉ còn tồn tại có một tuần. Trước khi Tổng thống Ford đưa ra lời tuyên bố quan trọng nói trên, thì "Tổng thống một tuần" Trần Văn Hương ngay sau khi nhậm chức, đã vội ký sắc lệnh cấm di chuyển, du lịch ra hải ngoại. Quân nhân, công chức nào đã lợi dụng công vụ trốn lại nước ngoài, phải hồi hương trong vòng 30 ngày, nếu không, họ sẽ bị tước quốc tịch và bị tịch thu tài sản. Thành phần được phép xuất ngoại chỉ là người già, hoặc bệnh nhân cần đi chữa trị. Tuy nhiên, bất chấp lệnh này, làn sóng di tản đã bùng phát vào những ngày cuối cùng của tháng 4.1975, nhất là khi phòng tuyến Xuân Lộc bị phá vỡ ngày 23.4. Sư đoàn 18 Bộ binh, Lữ đoàn 1 dù cùng các đơn vị địa phương quân và nghĩa quân di tản khỏi Xuân Lộc. Phòng tuyến này được lệnh di tản sau khi Dầu Giây mất. Tình hình chiến trường lúc đó được tính theo từng giờ, từng ngày. và số phận QLVNCH cũng theo đó ngắn lại từng phút từng giờ !
Mất Sài Gòn Hồi cuối của khúc bi tráng tháng 4 !
Chiều 28 tháng Tư, Nguyễn Thành Trung, viên Trung Úy phi công phản bội, đào nhiệm về phía địch, đã dẫn một đoàn A-37 oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất phá hủy một số máy bay tại đây.
Trận cầu Tân Cảng, Sài Gòn 28 tháng 4 năm 1975
Trận đánh cầu rạch chiếc ngay cửa ngõ thủ đô Sải Gòn sáng ngày 30/4/1975
Những người lính Dù chiến đấu tới giờ phút cuối cùng của cuộc chiến sáng ngày 30/4 tại vòng đai phi trường TSN
9 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến Ðoàn 3 Biệt Cách Dù, lúc đó đang tử chiến với VC, phải ngưng đánh ,buông súng, để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh, vẫn tiếp tục bắn vào các đoàn xe của VC, sau đó tự tử tập thể bằng lựu đạn vào giờ thứ 25. Riêng 2 Chiến Ðoàn Biệt Cách Dù do Ðại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, sáng ngày 30-4-1975, từ Suối Máu rút về Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa, khi nghe lệnh Dương Văn Minh bắt đầu hàng, nên cũng rã ngũ tại đây.
Chiến công cuối cùng của LĐ 81 BCD tại Lăng Cha Cả, Bảy Hiền trong lòng Thủ Đô Sài Gòn khoảng 10 giờ sáng ngày 30-04-1975
Sáng30 tháng 4 tại Lăng Cha Cả, Bảy Hiền. Phía sau là tháp chuông của nhà thờ Ba Chuông
Cũng tại vị trí hai bức ảnh trên vào buổi chiều 30 tháng tư năm 1975
Những người lính Bắc quân chết trước cửa ngõ Sài Gòn ngày 30/4/1975
Tinh Long 821 AC-119 Phi hành đoàn cuối cùng của KQ/VNCH hy sinh cho Tổ Quốc sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ngay trên không phận vòng đai phi trường Tân Sơn Nhất Thủ Đô Sài Gòn
Những người lính Biệt Động Quân chiến đấu tới giờ thứ 25
của cuộc chiến, ngay sau khi lệnh buông súng đầu hàng được phát đi ,tại Chợ Lớn thủ đô Sài Gòn trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Họ đã chiến đấu cho Danh Dự của QLVNCH !!
Dân lành vô tội chết trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến khi VC nã hàng loạt đạn pháo vào những khu dân cư trong nội thành Sải Gòn suốt buổi sáng 30/4/1975
10 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tướng Dương Văn Minh, quyền TT VNCH, qua thông điệp đầu hàng phát trên hệ thống truyền thông quốc gia, ra lịnh cho các đơn vị QLVNCH hạ vũ khí, chờ bàn giao cho lực lượng Bắc quân.
Sàigòn, Thủ-Đô-văn-vật-một-thời-của-miền Nam-tự-do chính thức lọt vào tay Bắc quân trưa ngày-ba-mươì-tháng-Tư, năm-một chín-bảy-lăm!!! Những đốm lữa Tự Do le lói cuối cùng đã phụt tắt sau hơn hai mươi năm trường chói lòa, rực sáng!
Tháng Tư, trời đất mây mù
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn! . . .
Lệnh hàng, buông súng, thiên thu còn buồn! . . .
. . .
Tháng Tư nghe lệnh đầu hàng
Bao người thương lá cờ vàng quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Bao người thương lá cờ vàng quyên sinh!
Nước nguy, vị nước, quên mình
Mất thành, anh dũng cùng thành, chết theo!
Tháng Tư khói lửa ngặt nghèo
Vô danh quốc sử bao nhiêu anh hùng!
Sinh vi Tướng Tử vi thần
. . .
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa lệ hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư vợ trẻ khóc chồng
Mẹ già chan chứa lệ hồng khóc con
Tháng Tư đại bác nổ giòn
Trẻ thơ chết thảm dưới cơn đạn thù
Tháng Tư rộng cửa lao tù
Nước tôi từ đấy đau nhừ nỗi đau
Núi rừng người nối chân nhau
Kiếp tù lạ nhất địa cầu, thảm chưa !
Trong tù, tù chết như mơ
Ngoài tù, dân chết bên bờ biển đông
Ngô Minh Hằng
Nguồn : http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?t=108343
Hận thiên thu
Trả lờiXóaKẻ đui mù
Giầy mã tổ
Đoạn trường ngu ...
Hic !
Ôi Quốc Hận! :((( Giặc Đỏ tràn tới, kiếp nạn của VN :(
Trả lờiXóa