Tổng Y Viện Cộng Hòa Sài Gòn trước 75 .
Mời xem thêm hình ảnh xưa ===> http://namrom64.blogspot.de/2013/06/hinh-xua-tong-y-vien-cong-hoa-bv-da.html
*******************************************
http://namrom64.blogspot.de/2012/08/hinh-anh-xua-tong-y-vien-cong-hoa-co.html
Mời xem thêm hình ảnh xưa ===> http://namrom64.blogspot.de/2013/06/hinh-xua-tong-y-vien-cong-hoa-bv-da.html
*******************************************
Y tế Việt Nam Cộng hòa là hệ thống cung cấp dịch vụ y khoa công cộng của Việt Nam Cộng hòa. Cơ cấu này tồn tại trong thời gian 20 năm, từ năm 1955 đến 1975.
Bộ Y tế
Bộ Y tế có tổng trưởng đứng đầu. Bộ trực tiếp điều hành một số bệnh viện công như Bệnh viện Từ Dũ, Bình dân, Nhi đồng, Vì dân, Hùng Vương[1] ở Chợ Lớn nhưng vào cuối thập niên 1960 thì nhiều cơ sở chuyển sang quy chế tự trị.
[sửa]Y tế dân sự
Dịch vụ y tế bắt đầu ở cấp xã. Mỗi xã có một ủy viên y tế và một nữ hộ sinh, thường gọi là "cô đỡ" trông coi và giúp đỡ sản phụ ở thôn quê. Ủy viên y tế làm việc dưới sự giám sát của Hội đồng xã.[3]
Ở cấp quận thì có Chi y tế dưới sự điều hành của cán sự y tế. Mỗi tỉnh thì có một bệnh viện thuộc
Ty y tế. Trưởng ty y tế là một bác sĩ phụ trách chương trình y tế trong
tỉnh. Giám đốc bệnh viện cũng là một bác sĩ y khoa. Bệnh nhân nhập viện vào các bệnh viện công cộng không phải trả tiền. Những bệnh viện công cộng lớn gồm có Bệnh viện Chợ Rẫy, Vì Dân, Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn, và Bệnh viện Từ Dũ.
Tổng
số bệnh viện dân sự toàn quốc vào năm 1965 là 101 cơ sở với 25.000
giường. Riêng thủ đô Sài Gòn có 11 bệnh viện công cộng cung cấp gần
5.000 giường.[4] Tính vào năm 1970 thì trên toàn quốc có hơn 570.000 ca nhập viện.[5]
Một số chuyên khoa có bệnh viện riêng như Bệnh viện Nhi đồng Sài Gòn (220 giường). Khoa tâm thần có ba cơ sở chính: Bệnh viện Chợ Quán ở Sài Gòn, Bệnh viện Huế, và Bệnh viện Nguyễn Văn Hoài ở Biên Hòa.[4]
Nằm ngoài hệ thống của chính phủ là các phòng mạch, dưỡng đường và
bệnh viện tư nhân (bốn bệnh viện ở Sài Gòn với hơn 800 giường). Vào
giữa thập niên 1960 Việt Nam Cộng hòa có khoảng 800 bác sĩ y khoa.[4] Bệnh viện tư lớn phải kể Bệnh viện Grall và Bệnh viện Saint Paul ở Sài Gòn, Bệnh viện Sùng Chính[6] (200 giường) ở Chợ Lớn.[7]
[sửa]Quân y
Ngoài hệ thống bệnh viện cho thường dân, vì tình hình chiến cuộc,
Việt Nam Cộng hòa còn có hệ thống quân y viện và hệ thống tản thương.
Trụ sở chính cũng là cơ sở lớn nhất là Tổng Y viện Cộng hòa ở Sài Gòn
với 1.800 giường[8] trong khi ở những địa phương khác như Nha Trang, Quy Nhơn cũng có bệnh viện. Tổng số bệnh viện quân y là 19 cơ sở với 9.000 giường.[4]
Ngoài cơ sở điều trị là một số trung tâm hồi lực cho những thương binh. Ở Thủ Đức có nguyên một làng cho thương phế binh định cư.[9]Con số thương binh bị cụt tay chân là khoảng 35.000 người và 31.000 người mù mắt.[10]
Cơ sở đào tạo
Ngoài hai trường đại học y khoa ở Sài Gòn và Huế đào tạo hơn 250 bác sĩ y khoa hằng năm, Việt Nam Cộng hòa có 11 trường y tá, mỗi năm cho tốt nghiệp gần 600 y tá vào thập niên 1970. Trong khi đó Trường Đại học Dược khoa Sài Gòn cung cấp 542 dược sĩ năm 1970.[11]
[Hoạt động
Chương trình y tế công cộng ở miền Nam Việt Nam gồm những dịch vụ bài lao, chống cùi, trừ muỗi để ngừa bệnh sốt rét.
Đối với sản phụ và nhi đồng thì có chương trình "Bảo trợ mẫu nhi" và chiến dịch chích ngừa các bệnh truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván,ho gà cho các trẻ nhỏ. Viện Pasteur Sài Gòn, Nha Trang và Đà Lạt cung cấp vắc-xin bào chế ở quốc nội cho các đợt chích ngừa bệnh đậu mùa.[4]
Chính phủ còn điều hành 16 trung tâm kế hoạch gia đình hầu giúp nữ bệnh nhân tự kiểm soát sinh đẻ.[12]
Nơi tôi đã nhiều lần ghi dấu hiện diện trong thời chinh chiến.
Trả lờiXóa