TSQN – Tác giả của bài Cafe SanJose với lối viết thật hóm
hỉnh, đầy bất ngờ làm người đọc nhớ đến từng chi tiết theo phong cách
phóng sự. Cũng với phong cách này tác giả lại trình bày bài viết với chủ
đề tuổi thơ xưa và nay. Mời các bạn ghé đọc bài viết này để cùng nhớ
lại tuổi thơ một thời đi qua.
Tác giả: XYZ
Tác giả: XYZ
Một buổi chiều cuối tháng mười, ngoài trời mưa tầm tã, mưa ướt đường ướt đất, mưa như xối như xả. Cứ tới cái ngày này là lại nhớ quay nhớ quắt tới mấy đứa bạn học cũ, không biết giờ này tụi nó ra sao rồi. Hai ngày nay vẫn chưa ôm được cái computer để mở mail. Hai đứa cháu ngoại cứ dành lấy cái computer của ngoại, đang chơi game với nhau rồi cãi nhau chí choé ở đằng kia, ồn ào như cái chợ. Giờ này mà bảo tụi nó đưa computer cho ngoại thì e rằng khó ơi là khó.
- Hai đứa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hồi xưa ngoại còn nhỏnhư tụi bay, ngoại …
Hai đứa ngừng chơi game, cùng quay đầu tò mò hỏi:
- Hồi xưa ngoại còn nhỏ như tụi con, ngoại có chơi cái game này không ngoại?
- Ngoại hồi đó chưa có game như mấy đứa bây giờ nhưng có nhiều trò chơi dzui hơn nhiều. Hai đứa đưa computer cho ngoại dò mail rồi ngoại lên kiếm hình trò chơi hồi đó rồi ngoại kể cho hai đứa nghe.
Hai đứa nhỏ trúng kế ngoại, giao ngay computer rồi ngoan ngoãn ngồi im chờ đợi.
- Chả có đứa nào gởi mail hết! Cái tụi này hổng biết giờ này làm cái quái gì mà chảcó mail với miết gì hết. Về hưu hết rồi chớ có bận gì cho cam mà chả gửi mail cho tui.
- Ngoại check mail rồi đó ngoại. Giờ ngoại kể chuyện hồi xưa còn nhỏ ngoại chơi game gì đi ngoại.
- Ờ …ờ… Để ngoại kể. Để ngoại kể. Để ngoại nhớ lại coi…
Hồi xửa hồi xưa … cái hồi mà ngoại nhỏ như hai đứa bây giờ…lúc đó trò chơi nhiều ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nhất hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phải có người đi trước người đi sau, thành thử bắt đầu trò chơi bao giờ cũng phải :
1. OẲN TÙ TÌ:
- Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại?
- Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo.
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa.
Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc:
“Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây?
hay xù xì xụt xịt như sau:
Xù xì xụt xịt
Hột mít lùi tro
Ăn no ó o
Ra gò té địt
là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước.
Rồi còn mấy trò chơi như:
2. ĐÁ GÀ:
Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn.
- Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.
3. U QUẠ:
Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại.
.
4. NHẢY DÂY:
5. BÚNG THUN:
Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn.
6. CHÙM CHÙM MA DA :
Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi.
7. ĐÁNH TRỎNG:
Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào.
Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước.
Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua.
8. BỊT MẮT BẮT DÊ:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.
9. RỒNG RẮN LÊN MÂY:
Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có ở nhà không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc không có nhà !
Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có ! Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ như vậy cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu.
Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu.
Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa.
Rồng Rắn: – Những máu cùng me.
Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi.
Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi.
Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc.
Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
- Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm… .
10. Ô LÀNG:
Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện.
Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng.
11. ĐÁNH THẺ:
Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis.
Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ.
canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ,
canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền.
Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.
Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần.
- Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi.
- Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó.
12. ĐÁNH GỤ:
Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa.
13. NHẢY CÒ CÒ:
Nhảy cò cò là nhảy với một chân.
Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.
Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó.
14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :
Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe.
Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên.
Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước.
Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.
Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp.
Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm.
- Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại?
- Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa!
15. TẠT LON:
Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép.
Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon.
Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon.
Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon.
16. BẮN BI:
- Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại?
- Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó!
- Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại?
- Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”
17. NHẢY NGỰA:
18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…”
Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn.
Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn.
- Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại?
- Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp.
- Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play!
19 . THẢ DIỀU:
- Ngoại ơi ngoại! Thả diều thì tụi con cũng có chơi rồi ngoại à!
- Mà hồi xưa ngoại ngon hơn! Mấy cái diều ngoại đều tự làm hết!
- Chừng nào rảnh, ngoại chỉ cho tụi con cách làm nghen ngoại!
- Ừa. Ngoại sẽ chỉ. Mà… mà… ngoại hông biết kiếm đâu ra tre để làm đây!
- Hồi xưa còn trò chơi gì nữa không ngoại?
- Còn nhiều lắm mà ngoại không nhớ được. Còn cái trò chơi gì mà cắm hai cây đũa xuống đất, choàng cọng dây thun từ bên này sang bên kia, xong ngắt một cái gì đó mà ngắt cuống đi thì giống như con sâu rọm rồi đặt lên giữa cọng dây thun, xong mỗi đứa một đầu cọc đũa, cầm cục đá gõ gõ nhè nhẹ, cho hai con sâu rọm tiến đến gần nhau, con nào rớt xuống trước thì bên đó thua. Để ngoại email hỏi mấy người bạn thử có ai còn nhớ còn trò gì nữa hông? À, ngoại nhớ còn có cái trò này nữa nè:
20. TẮM MƯA:
- Ngoại ơi ngoại! Bên ngoài đang mưa kìa ngoại. Ngoại với tụi con ra ngoài tắm mưa đi ngoại.
- Hổng được đâu! Tắm mưa rồi lỡ mấy đứa cảm là ba má mấy đứa bay la ngoại.
- Ba má không la đâu ngoại. Tụi con mạnh ù hà, chỉ có ngoại là yếu thôi. Hay là như dzầy, ngoại bận áo mưa xong ra tắm mưa với tụi con nghe ngoại. Ngoại… Ngoại…
- Ờ… ờ… Mấy đứa chờ chút! Để ngoại đi vô ngoại lấy cái áo mưa.
.
XYZ
http://tayson12ab.wordpress.com/tag/hoctro/
- Hai đứa bay chơi cái game gì mà chán như cơm nếp nát vậy. Hồi xưa ngoại còn nhỏnhư tụi bay, ngoại …
Hai đứa ngừng chơi game, cùng quay đầu tò mò hỏi:
- Hồi xưa ngoại còn nhỏ như tụi con, ngoại có chơi cái game này không ngoại?
- Ngoại hồi đó chưa có game như mấy đứa bây giờ nhưng có nhiều trò chơi dzui hơn nhiều. Hai đứa đưa computer cho ngoại dò mail rồi ngoại lên kiếm hình trò chơi hồi đó rồi ngoại kể cho hai đứa nghe.
Hai đứa nhỏ trúng kế ngoại, giao ngay computer rồi ngoan ngoãn ngồi im chờ đợi.
- Chả có đứa nào gởi mail hết! Cái tụi này hổng biết giờ này làm cái quái gì mà chảcó mail với miết gì hết. Về hưu hết rồi chớ có bận gì cho cam mà chả gửi mail cho tui.
- Ngoại check mail rồi đó ngoại. Giờ ngoại kể chuyện hồi xưa còn nhỏ ngoại chơi game gì đi ngoại.
- Ờ …ờ… Để ngoại kể. Để ngoại kể. Để ngoại nhớ lại coi…
Hồi xửa hồi xưa … cái hồi mà ngoại nhỏ như hai đứa bây giờ…lúc đó trò chơi nhiều ơi là nhiều. Trò chơi nào cũng có ít nhất hai người, còn nhiều hơn thì chia phe chia nhóm. Có phe bên này phe bên kia nên phải có người đi trước người đi sau, thành thử bắt đầu trò chơi bao giờ cũng phải :
1. OẲN TÙ TÌ:
- Oẳn tù tì có phải là one two three hông ngoại?
- Đúng rồi đó con. Oẳn tù tì hay có khi còn gọi là Đánh Tù Tì , Bao Tiếng Xùm hay Xù Xì Xụt Xịt. Trò chơi này dùng để phân biệt ai là người ưu tiên đi trước bằng cách dùng bàn tay giả làm một trong những cái này:
- Cái Búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm
- Cái Kéo: nắm 3 ngón tay cái, áp út, và ngón út lại, xong xòe 2 ngón tay còn lại thành hình cái Kéo.
- Cái Bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Cái Búa thì đập cái kéo, cái kéo thì cắt cái bao, cái bao thì trùm cái búa.
Bàn tay mỗi người được dấu sau lưng rồi cả hai cùng đọc:
“Oẳn tù tì ra cái gì ra cái đây?
hay xù xì xụt xịt như sau:
Xù xì xụt xịt
Hột mít lùi tro
Ăn no ó o
Ra gò té địt
là cùng đưa tay ra, rồi theo búa, kéo hay bao mà biết được bên nào thắng bên nào thua. Hai bên giống nhau thì chơi lại. Ai thắng thì được đi trước.
Rồi còn mấy trò chơi như:
2. ĐÁ GÀ:
Mỗi người gấp 1 chân của mình, chân còn lại nhảy lò cò đi đá chân của người khác. Ai té trước thì thua cuộc. Trò chơi này bắt chước trò chơi cho hai con gà đá nhau của người lớn.
- Eo ui! Mấy con gà dễ thương vậy mà sao cho tụi nó đánh nhau như vậy hở ngoại. Mấy người lớn ác quá đi! Con không thích trò chơi này.
3. U QUẠ:
Mới đầu người chơi vạch một đường phân chia biên giới, xong mỗi phe đứng trong vùng của mình. Oẳn tù tì xong thì bên thắng đi trước bằng cách cho một người chạy qua phía bên kia vừa chạy vừa kêu “u…u…” rồi tìm cách chạm vào đối phương xong rồi cố chạy về lại phía bên mình. Bên kia đổi lại tìm cách giữ không cho người “u…u” quay về cho đến khi hết hơi không kêu “u… u…” được nữa thì thua. Ngược lại, nếu người “u… u” thoát về được thì những người bị chạm đều bị loại.
.
4. NHẢY DÂY:
5. BÚNG THUN:
Mỗi người chơi bỏ ra từ 5 đến 10 sợi dây thun rồi trộn lên và thảy xuống đất. Sau đó 2 người sẽ dùng ngón tay dích dây thun nọ đè lên dây kia là ăn.
6. CHÙM CHÙM MA DA :
Cả đám oẳn tù tì xong, đứa nào thua cuối cùng thì bị làm Ma Da. Những đứa còn lại đứng trên cao gọi là bờ. Ma Da hô 1, 2, 3 thì ai cũng phải nhảy xuống đất Ma Da đang đứng nhưng phải coi chừng bị Ma Da chụp được. Bị Ma Da quơ tay trúng là đứa đó bị làm Ma Da rồi đứa làm Ma Da thành người chơi.
7. ĐÁNH TRỎNG:
Cây trỏng để đánh thường thường là “cây dong hoặc cây gòn”, chặt làm hai khúc, cây cầm đánh dài khoảng 5 hoặc 6 tấc gọi là cây đập đầu mào, cây ngắn 2 tấc gọi là cây đầu mào.
Rồi đào một lỗ dài hơn 2 tấc, sâu miễn sao để đầu mào nằm gọn vào lỗ, gạch phía trước lỗ một đường mức khoảng cách 6 hoặc 7 thước.
Đặt đầu trỏng ngắn nằm ngang trên miệng lỗ và lấy cây dài dích sao cho đầu trỏng ngắn bay ra khỏi mức sao cho bên kia không bắt được đầu trỏng. Bên kia bắt được thì người dích thua. Khi bên kia bắt không được thì người dích đặt cây trỏng dài nằm ngang trên lỗ, để cho bên kia lượm đầu trỏng ngắn nằm ở đâu thì từ chỗ đó chố vào, nếu trúng cây trỏng dài thì người đó thua.
8. BỊT MẮT BẮT DÊ:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.
9. RỒNG RẮN LÊN MÂY:
Một người đóng vai thầy thuốc, số còn lại sắp hàng một, người sau nắm người trước. Rồi tất cả bắt đầu lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có ở nhà không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thấy thuốc không có nhà !
Rồng rắn lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có ! Rồng rắn đi đâu?
Người đứng làm đầu rồng rắn trả lời:
- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Con lên mấy ?
- Con lên một
- Thuốc chẳng hay
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay
Cứ như vậy cho đến khi:
- Con lên mười.
- Thuốc hay vậy.
Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:
Thầy Thuốc: – Xin khúc đầu.
Rồng Rắn: – Những xương cùng xẩu.
Thầy Thuốc: – Xin khúc giữa.
Rồng Rắn: – Những máu cùng me.
Thầy Thuốc: – Xin khúc đuôi.
Rồng Rắn: – Tha hồ mà đuổi.
Rồng rắn trả lời xong là thầy thuốc tìm cách bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Người đứng đầu rồng rắn vừa chạy vừa dang tay, cố ngăn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôi, còn cái đuôi phải chạy và tìm cách né thầy thuốc.
Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
- Hồi thời Ngoại thì có trò Thiên Đàng Địa Ngục, Thiên đàng địa ngục hai bên, Ai khôn thì lại ai dại thì qua, Đêm nằm nhớ Chúa nhớ Cha, Đọc kinh cầu nguyện kẻo xa linh hồn, Linh hồn phải giữ linh hồn, Đến khi gần chết được lên thiên đàng… Cũng gần gần giống như Rồng Rắn Lên Mây, dzui lắm… .
10. Ô LÀNG:
Vẽ một hình chữ nhật với 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật là 2 hình vòng cung, đó là 2 ô làng cho mỗi bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.
Người thứ nhất đi với nắm sỏi trong ô vuông nhỏ mình chọn, rồi rải đều từng viên một cho những ô vuông kể cả ô làng. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng cách khoảng là một ô trống, chặp ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài.
Những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi, và tới phiên người đối diện.
Người đối diện cũng đi như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi cho đến khi người nào nhặt được phần ô làng và lấy được hết phần của người kia là thắng.
11. ĐÁNH THẺ:
Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một trái banh tennis.
Người đánh thẻ rải đều 10 cây thẻ xuống nền nhà, vừa tung trái banh lên thì tay cầm banh phải nhanh tay nhặt từng đôi gồm 2 thẻ, khi trái banh rớt xuống nền nhà và tung lên, tay phải bắt kịp trái banh không để rơi xuống đất lần nữa, và cứ thế cho hết số thẻ.
canh chụm: Bên đối phương dùng tay chụm 10 cây đũa thẻ vào một nhúm, người chơi thảy banh lên trong cùng một bên tay, lấy số thẻ làm sao để chừa lại số thẻ còn lại 2 thẻ,
canh quét: Cầm bó thẻ trong tay ngay đầu thẻ rồi thảy banh lên trong khi trái banh đang ở độ cao thì người chơi cầm bó thẻ quét như cầm chổi quét nhà vậy, quét qua, quét lại liền.
Canh chuyền: Cầm chặt bó thẻ để ngang người thảy banh lên trong khi banh đang ở độ cao thì người chơi xoay tròn 2 vòng bó thẻ và chụp cho kịp trái banh như những lần trước khi banh rơi xuống và được tung lên.
Canh giã: Cầm giữa bó thẻ, trái banh được tung lên cao và kịp dộng đứng bó thẻ xuống nền nhà 2 lần.
- Con thích trò chơi này đó ngoại. Để con lấy cái bó đũa của mẹ trong bếp với cái banh tennis của ba rồi con với mẹ chơi.
- Ừa! Để mẹ con về rồi con nói mẹ chỉ cho. Mẹ con hồi nhỏ chơi giỏi lắm đó.
12. ĐÁNH GỤ:
Con gụ làm bằng gỗ hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con gụ nào xoay lâu nhất là thắng, rồi còn dùng con gụ chọi vào mấy con gụ khác đang xoay nữa.
13. NHẢY CÒ CÒ:
Nhảy cò cò là nhảy với một chân.
Chỉ được dùng một chân để nhảy và không được đổi chân trong lúc đang nhảy. Nếu nhảy dẫm vào vạch hay đá quân cái không đúng ô hoặc ra ngoài ô thì bị loại, người khác vào chơi.
Người chơi vẽ dưới đất 7 ô vuông, được đánh số từ 1 đến 7. Người chơi dùng miếng mẻng trèng ném vào ô (theo thứ tự từ ô thứ nhất đến ô cuối cùng), sau đó co một chân lên, nhảy cò cò vào trong ô. Người chơi phải hoàn tất hết các ô thì sẽ được “bói nhà”. Người chơi sẽ quay lưng lại và ném miếng mẻng trèng vào trong ô, nếu rơi vào ô nào thì sẽ được xây nhà ở đó.
14. ÔNG ĐI QUA BÀ ĐI LẠI :
Nhiều hay ít người chơi cũng được, chia làm hai phe.
Người cầm đầu trong toán chơi gọi là mẹ, người làm mẹ chơi hay và cao lớn nhất trong toán, người mẹ đi trước hoặc nhảy đầu tiên.
Bắt đầu chơi, hai bên bao tiếng xùm bên nào thắng đi trước.
Bên thua hai người ngồi đối diện nhau, một người ngay một cẳng ra phía trước, bàn chân thẳng đứng gót chân chạm đất là canh một.
Bên ăn nhảy qua canh một, người làm mẹ nhảy qua trước và đọc “đi canh một”, tất cả tụi con nhảy theo và lập lại câu “đi canh một” và vòng nhảy về cũng vậy, người cầm đầu cũng nhảy trước và đọc “về canh một” tụi con cũng nhảy qua sau và làm theo được hết rồi cứ như thế bên thua chồng cẳng lên canh 2, ngồi đối diện gác cẳng lên hàng tiếp tục lên canh 3 và canh 4, cứ như thế mà nhảy qua nhảy lại trong lúc miệng đọc đi hết canh này đến canh kia. Người nào không nhảy qua mà đụng chân thì chết ngồi đó chờ hết bàn chơi tiếp.
Xong canh bốn, thì tới canh búp, canh nở, canh tàn và sau cùng là canh gươm.
- Trò này dzui à ngoại. Để ba mẹ về rồi mình chơi trò này nghe ngoại. Mà ngoại! Giờ ngoại nhảy được tới búp hông dzậy ngoại?
- Ơ…ơ… Lâu quá không chơi, ngoại cũng không biết nữa!
15. TẠT LON:
Gồm một cái lon và mỗi đứa một chiếc dép.
Bao tiếng xùm, ai thua thì ra giữ lon.
Cái lon được đặt cách xa khoảng 5m có làm dấu và đứa thua ra giữ lon.
Tất cả còn lại dùng dép tạt sao cho cái lon văng đi xa, tạt xong chạy lên lấy lại dép rồi quay về, còn đứa giữ lon chạy lấy lon và đặt đúng chỗ cũ xong cố chạm đứa lấy dép. Đứa bị chạm thì phải ra thế đứa giữ lon.
16. BẮN BI:
- Bắn bi là cầm mấy viên bi rồi ném hả ngoại?
- Không phải ném bi mà bắn bi con. Cái bàn tay túm lại như thế này thế này với hòn bi bên trên rồi dùng ngón cái búng hòn bi đi. Hoặc xoè bàn tay ra ngón cái chấm đất, bàn tay kia cầm viên bi để ngay đầu ngón giữa bàn tay chấm đất xong cong ngón tay giữa nhắm bắn ra. Ông Năm Hủ Tiếu hồi nhỏ bắn bi cừ lắm đó!
- Còn ngoại, ngoại giỏi môn gì hở ngoại?
- Ngoại giỏi … ơ … ơ …”năm…mười…mười lăm…”
17. NHẢY NGỰA:
18. “NĂM…MƯỜI…MƯỜI LĂM…”
Một đứa nhắm mắt lại rồi đọc lớn “5…10…15…20….100″ trong khi những đứa khác chạy tản ra kiếm chỗ trốn.
Khi đứa bịt mắt đọc tới 100 thì mở mắt ra rồi đi tìm mấy đứa trốn.
- Trốn thì khó tìm lắm ngoại ơi! Ngoại nói ngoại chơi môn này giỏi. Chơi sao cho giỏi ngoại?
- Ơ…ơ… Hồi đó ngoại vừa đọc “năm…mười…mười lăm…”, ngoại vừa mở mắt ngoại theo dõi mấy đứa trốn chỗ nào để ngoại chụp.
- Ngoại ăn gian. Ngoại không fair play!
19 . THẢ DIỀU:
- Ngoại ơi ngoại! Thả diều thì tụi con cũng có chơi rồi ngoại à!
- Mà hồi xưa ngoại ngon hơn! Mấy cái diều ngoại đều tự làm hết!
- Chừng nào rảnh, ngoại chỉ cho tụi con cách làm nghen ngoại!
- Ừa. Ngoại sẽ chỉ. Mà… mà… ngoại hông biết kiếm đâu ra tre để làm đây!
- Hồi xưa còn trò chơi gì nữa không ngoại?
- Còn nhiều lắm mà ngoại không nhớ được. Còn cái trò chơi gì mà cắm hai cây đũa xuống đất, choàng cọng dây thun từ bên này sang bên kia, xong ngắt một cái gì đó mà ngắt cuống đi thì giống như con sâu rọm rồi đặt lên giữa cọng dây thun, xong mỗi đứa một đầu cọc đũa, cầm cục đá gõ gõ nhè nhẹ, cho hai con sâu rọm tiến đến gần nhau, con nào rớt xuống trước thì bên đó thua. Để ngoại email hỏi mấy người bạn thử có ai còn nhớ còn trò gì nữa hông? À, ngoại nhớ còn có cái trò này nữa nè:
20. TẮM MƯA:
- Ngoại ơi ngoại! Bên ngoài đang mưa kìa ngoại. Ngoại với tụi con ra ngoài tắm mưa đi ngoại.
- Hổng được đâu! Tắm mưa rồi lỡ mấy đứa cảm là ba má mấy đứa bay la ngoại.
- Ba má không la đâu ngoại. Tụi con mạnh ù hà, chỉ có ngoại là yếu thôi. Hay là như dzầy, ngoại bận áo mưa xong ra tắm mưa với tụi con nghe ngoại. Ngoại… Ngoại…
- Ờ… ờ… Mấy đứa chờ chút! Để ngoại đi vô ngoại lấy cái áo mưa.
.
XYZ
http://tayson12ab.wordpress.com/tag/hoctro/
Xem bài những trò chơi trẻ con xưa làm sống lại một thời mình cũng từng chơi như thế
Trả lờiXóa