Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

3 thg 12, 2012

Hình xưa : Lễ tốt nghiệp trường SQ Bộ binh Thủ Đức

Saigon 4 Dec , 1971 - Lễ tốt nghiệp trường SQ Bộ binh Thủ Đức:
President Nguyễn Văn Thiệu arrives for OCS graduation ceremonies at the ARVN Infantry School.

Minister Trần Thiện Khiêm arrives for OCS graduation ceremonies at the ARVN Infantry School.

LTG Nguyen Van La (left), Acting Chief of the Joint General Staff, LTG Pham Quoc Thuan, Chief of the Infantry School, and LTG Phan Trong Chinh (right), Chief of Command General Staff.



Một số hình ảnh trong buổi lễ tốt nghiệp :



Tuyên thệ :



Trung tướng Phạm Quốc Thuần, chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức đang đọc diễn văn tại lễ tốt nghiệp .

Nguồn : Fold 3 / manhhai flickr . 


__________________
Một bí mật nhỏ ngày lể mãn khóa :Vì sân Vũ đình trường có rất nhiều đá sạn nhỏ ,nên trước đó một ngày ,các "siêu huynh trưởng" phải chạy xuống khu gia binh "gần cổng số 9" đường ra cầu bến nọc mua .....băng vệ sinh để bó đầu gối ....he .....he ....he ....Bảo đảm nếu lúc quỳ xuống các SVSQ mà không có ...."đồ nghề "thì xỉu là cái chắc .GOT cũng hông ngoại lệ ...he .....he ...Hông tin ? Hỏi mấy huynh trưởng coi có đúng vậy hông ? .....ka ....ka ....ka ...
P/S : Xin chư vị dòm cho kỷ bức hình tuyên thệ ,chổ đầu gối hàng đầu tiên ......thì thấy liền ..... 


" Anh ngồi đây bên giòng mương chà láng
Đêm chưa tàn anh ngở sáng đã lâu
Vì 4 giờ chúng anh đã gọi nhau
Đứa lượm lá đứa đốt dầu chà láng

Anh ngồi đây trong giờ ăn lót dạ
Mẩu mì đường sao cứng quá em ơi
Nuốt nó vào như nuốt cả khoảng đời
Tuần huấn nhục thì thân anh vô nghĩa ......"

Hướng về Vũ đình trường ,lần lượt các trung đội 1 ,2 ,3 ,4 .....
đằng trước co tay ....đếm nhịp ...chạy đều .......
Hai chục vòng thì ....lết em ơi .......ka ....ka ....ka .....


Lúc đàn em vao trường BB các HT rất đông vì có đến 6 tiểu đoàn, đàn em bị các HT phạt ná thở
Khoá của đàn em là khoá không giống ai vì là khoá thụ huấn đến 1 năm mới ra trường, ra tường sau đến 4 hay 5 khoá đàn em. ( Đi chiến dịch 2 tháng, tập diễn hành cho ngày quân lực 19/06/1973 1 tháng).
Đặc biệt nhất là toán thủ quốc quân kỳ của khoá đàn em mặc áo đại lễ nhưng lại đội nón nhựa được sơn đen xì trông rất ngầu, nếu các HT xem lại các clip về ngày quân lực 19/06/1973 sẽ thấy ngay.

Tiểu đoàn 3 khăn xanh. 


Sinh Viên Sỹ Quan,Quỳ
Tân Sỹ Quan,Đứng

____________________
LỊCH SỬ TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC :

left align imageTrong một phần tư thế-kỷ, từ 1951 đến 1975, Quân-lực Việt Nam Cộng-hòa có khoảng 55,000 sĩ-quan ngạch trừ-bị, được đào tạo từ hai quân-trường trừ-bị (Ecole d’Officiers de Réserve) lần lượt mang các tên gọi:

1- TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ NAM-ĐỊNH

(1 khóa rồi đóng cửa)

2- TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ THỦ-ĐỨC (69 khóa)

- LIÊN TRƯỜNG VÕ-KHOA THỦ-ĐỨC
- TRƯỜNG BỘ BINH THỦ-ĐỨC
- TRƯỜNG BỘ-BINH

*TRƯỜNG SĨ-QUAN TRỪ-BỊ THỦ-ĐỨC :

Sau khi ký Hiệp-ước Pháp-Việt ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ-long, công-nhận Việt-nam là một quốc-gia độc-lập trong khối Liên-hiệp Pháp, Quốc trưởng Bảo Đại đã ký hiệp-ước ngày 8-3-1949 tại điện Elysée với Tổng-thống Pháp Vincent Auriol, theo đó, Pháp sẽ giúp Việt-nam thành-lập quân-đội Quốc-gia. Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức bắt đầu thành hình.

Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp-định hổ-thương, phòng –thủ và viện –trợ quân sự; theo đó, Mỹ viện-trợ cho VNCH 2 tỷ Mỹ-kim trong bốn năm, từ 1950 đến 1954 để trang bị cho quân-đội.

Cùng ngày, nghị-định thành-lập hai trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam-định và Thủ-đức được ban-hành, nhằm đào-tạo sĩ-quan ngạch trừ-bị cho Quân-lực VNCH.
Khóa sĩ-quan trừ-bị đầu-tiên khai-giảng cùng một ngày 9-10-1951 tại Nam-định và Thủ-đức.

Trường Sĩ-quan Trừ-bị Nam-định chỉ đào-tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn năm 1952. Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-đức hoạt-động tới cuối tháng 4-1975, lúc đó mang tên là Trường Bộ-binh, đặt ở Long-thành.

Tiến trình phát triển của Trường Sĩ-quan Trừ-bị trải qua ba giai-đoạn:


Giai-đoạn 1951-1955:

Vào ngày khai-giảng, Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức xây cất chưa xong. SVSQ khóa 1 Thủ-Đức phải tạm trú trong các nhà lá. Trường Sĩ-quan Nam-Định chỉ đào-tạo một khóa. Sinh-viên khóa 2 Nam-Định được đưa vào Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức.

Trường tọa-lạc trên khu đồi Tăng Nhơn Phú, cách chợ Thủ-Đức khoảng hai cây số.
Chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Phạm Văn Cẩm, xuất-thân Trường Thiếu-sinh-quân. Trong giai-đoạn 1951-1954, các sĩ-quan tốt nghiệp mang cấp bậc thiếu-úy và có thể chọn ở lại Bộ-binh hay chuyển sang các quân-chủng Không-quân, Lục-quân hoặc binh-chủng Nhảy Dù.

Hơn 4000 sĩ-quan được đào-tạo trong giai đoạn này (từ khóa 1 đến khóa 5, sinh-viên tốt nghiệp với cấp bậc thiếu-úy; từ khóa 6 trở đi, sinh-viên tốt nghiệp với cấp-bậc chuẩn-uý.)


Giai-đoạn 1955-1963:

Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức được đổi tên thành Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức, ngoài sĩ-quan Bộ-binh, trường còn đào-tạo sĩ-quan Thiết-vận, Quân-chính, Quân-cụ, Quân-nhu, Quân-y, Dược, Truyền-tin, Công-binh, Thông-vận–binh (xa binh). Thời gian huấn-luyện: 38 tuần.


Từ 1955 đến1961, Liên trường Võ-khoa Thủ-Đức cung-cấp:
- 2/3 tổng-số sĩ-quan Bộ-binh.
- 80% cán-bộ (sĩ-quan và chuyên-viên Quân-nhu
- 89% cán-bộ Quân-cụ
- 95% cán-bộ Thiết giáp và Truyền-tin
- 97% cán-bộ Pháo-binh
- 90% cán-bộCông-binh


Tháng 10-1961, một số trường chuyên-môn được tách ra. Liên Trường Võ-khoa Thủ-Đức chỉ còn ba trường là Bộ-binh, Thiết-giáp, Vũ-thuật và Thể-dục Quân-sự.


Giai-đoạn 1964-1975:

Giữa năm 1963, giữa khóa 15, Liên-trường Võ-khoa Thủ-Đức được đổi tên thành Trường Bộ-binh Thủ-Đức. Mỗi năm, Trường có ba khoá huấn-luyện. Sau biến-cố Tết Mậu Thân và sắc lệnh tổng động viên ban hành ngày 19-6-1968, hàng năm Trường Bộ-binh Thủ-Đức đào-tạo 6 đến 8 khóa, do nhu-cầu chiến-trường. Từ năm 1951 đến 1967, mỗi năm chỉ có một khóa, đánh số từ 1 đến 27. Đến năm 1968, một năm có nhiều khóa, nên đánh số theo năm (1/68; 2/68, ...)

Chương-trình huấn-luyện chia thành hai giai-đoạn: Trong giai đoạn 1, khóa-sinh được gọi là Tân Khóa-Sinh Dự-bị Sĩ-quan, thụ-huấn tại Trung-tâm Huấn-luyện Quang-Trung. Sau khi hoàn tất giai-đoạn 1, các TKS/DBSQ đủ tiêu-chuẩn được chuyển sang Thủ-Đức học tiếp giai-đoạn 2. Về sau, các Tân Khóa-Sinh được huấn-luyện giai-đoạn 1 ngay tại Thủ-Đức. Các sĩ-quan tốt nghiệp được mang cấp bậc chuẩn-uý trừ-bị

Trong giai-đoạn này, vì số lượng SVSQ quá lớn, thiếu trường sở và huấn-luyện-viên, nhiều khóa sĩ-quan trừ-bị đã được đào-tạo tại trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế. Cuối năm 1973, Trường Bộ-binh Thủ-Đức chuyển sang căn cứ huấn-luyện mới tại Long-Thành. Công tác di-chuyển hoàn tất vào đầu năm 1974.

Tháng 4-1975, dưới quyền điều-động của Đại-tá Liên-đoàn-trưởng Lộ Công Danh, các SVSQ từ Long Thành di-chuyển về Tăng Nhơn Phú. Pháo-binh phòng-thủ nhà trường đã trực-xạ, bắn cháy 3 chiếc thiết giáp của VC và 2 tân khóa-sinh dùng lựu-đạn lân-tinh đốt cháy chiếc còn lại. Ngày 1-5-1975, lực-lượng phòng-thủ mới buông súng theo lệnh của TT Dương Văn Minh ban hành ngày 30-4 trước đó.


Phù-hiệu Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-Đức:

Nền xanh da trời biểu-hiện sự thanh-khiết từ tư-tưởng đến hành-động, và ý-chí cao-cả của thanh-niên đối với quê-hương.
Ngọn lửa hồng biểu-hiện lòng dũng-cảm, chí cương-quyết, đức hy-sinh.
Thanh kiếm biểu hiện cho cấp chỉ-huy

Bốn chữ “Cư an tư nguy” – sống yên (không quên) lo nguy, được ghi thêm vào theo đề nghị của Đại-tá Lam Sơn trong thời gian ông làm Chỉ huy trưởng (1962). Câu này trích từ Hệ từ hạ của Khổng-tử:


Nguy gỉa an kỳ vĩ gỉa dã
Vong gỉa bảo kỳ tồn gỉa dã
Loạn gĩa hữu kỳ trị gỉa dã
Thị cố quân-tử an nhi bất vong nguy,
tồn nhi bất vong vong
Tri nhi bất vong loạn
Thị dĩ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia


Nghĩa là:


Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi phận mình
Bị mất là bởi chỉ tới cái hiện có
Bị loạn bởi tin cậy cái trị có sẳn,
Bởi thế, người quân-tử lúc sống yên không quên cái nguy,
còn không quên lúc mất
Khi thịnh-trị không quyên cảnh loạn suy,
như vậy mới yên thân mà giữ được nước nhà


Câu từ dài ấy được rút lại còn 8 chữ: “ Cư an lự nguy, xử trị tư loạn” và gọn hơn nữa, 4 chữ: “CƯ AN TƯ NGUY”


Những Chỉ-huy-trưởng Việt Nam trường SQTB Thủ-Đức
- Đại-tá Phạm Văn Cẩm
- Thiếu-tướng Lê Văn Nghiêm
- Thiếu-tướng Nguyễn Văn Chuân
- Thiếu-tướng Hồ Văn Tố
- Đại-tá Lam Sơn Phan Đình Thứ
- Trung-tướng Trần Ngọc Tám
- Thiếu-tướng Bùi Hữu Nhơn
- Trung-tướng Trần Văn Trung
- Trung-tướng Phạm Quốc Thuần
- Thiếu-tướng Lâm Quang Thơ
- Trung-tướng Nguyễn Vĩnh Nghi
- Trung-tướng Nguyễn Văn Minh
- Đại-tá Trần Đức Minh

CÁC GIAI-ĐOẠN HUẤN-LUYỆN

Chương-trình huấn-luyện quân-sự tại Thủ Đức nhằm đào-tạo sĩ-quan chỉ-huy trung-đội, gồm:
- Bộ binh căn-bản (18 tuần): vũ khí cá-nhân, cá nhân chiến-đấu, đội hình tác-chiến, . . .
- Bộ-binh trung-cấp (28 tuần): Vũ-khí cộng-đồng như đại-liên, súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn; vượt sông, chiến-thuật, bản đồ, la-bàn, pháo-binh, chiến-tranh-chính-trị, quân-pháp, . . .


THÀNH-QUẢ CỦA TRƯỜNG BỘ-BINH THỦ-ĐỨC

Theo niên giám của trường, trong 25 năm, các trường sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo khoảng 55,000 sĩ-quan, trong đó khoảng 15.000 nguời biệt-phái về các ngành chuyên môn (hầu hết là giáo chức)

Các vị tướng xuất-thân từ các trường Sĩ-quan trừ-bị:


Khóa 1 Nam-Định gồm có:
-Trung –tướng Nguyễn Đức Thắng (Bộ Trưởng Xây Dựng Nông Thôn)
-Trung-tướng Lê Nguyên Khang (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Trung-tướng Nguyễn Bảo Trị (Tổng Cục-trưởng Quân-huấn)
-Thiếu-tướng Nguyễn Cao Kỳ, (Tư lệnh Không Quân, Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-ương)
-Thiếu-tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tư lệnh Cảnh Sát)
-Thiếu-tướng Nguyễn Duy Hinh (Tư lệnh Sư-đoàn 3 Bộ-binh)
-Chuẩn-tướng Vũ Đức Nhuận
-Chuẩn-tướng Phan Phụng Tiên
-Chuẩn-tướng Nguyễn Văn Điềm

Khóa 1 Thủ-Đức:

-Trung-tướng Trần Văn Minh (Tư-lệnh Không-quân)
-Trung-tướng Đồng Văn Khuyên (Tổng Cục trưởng Quân-vận)
-Thiếu tướng Nguyễn khắc Bình (Tổng Giám-đốc Cảnh-Sát Quốc-gia)
-Chuẩn-tướng Phạm Hữu Nhơn
-Chuẩn-tướng Huỳnh Bá Tính

Khóa 2 Thủ –Đức:

-Chuẩn-tướng Bùi Quý Cảo (Tổng Giám-đốc Tài-chánh và Thanh-tra quân-phí

Khóa 3 Thủ-Đức :

-Thiếu-tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư-lệnh Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt)

Khóa 4 Thủ-Đức

-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn I)
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch.

Khóa 5 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)

Khóa 16 Thủ-Đức
-Chuẩn-tướng Cảnh Sát Trang Sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn)

Với 23 vị tướng và 55 ngàn sĩ-quan (số tử vong khoảng 15,000), các trường đào-tạo sĩ-quan trừ-bị đã đào tạo cho đất nước những chiến-sĩ chĩ-huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh.

*Nguồn : vnlisting.com 

  
  
 _____________________________


Năm 1972 trường BB/TD có 6 tiểu đoàn HT ơi .
Khóa 1/72 (khăn đỏ) TĐ 1 /Th/tá Bùi duy Điền (TDT)
Khóa 2/72 ( khăn vàng) TĐ2
Khóa 3/72 (khăn xanh) TĐ 3
khóa 4/72 (khăn tím ) TĐ 4
Khóa 5/72 (khăn hồng) TĐ 5
Khóa 6 /72 ( khăn nâu đậm) TĐ 6 .
Khóa 1/72 ra trường ,khóa 7/72 ở Quang trung chuyển lên TBB/TĐ trở thành khóa (9A/72) khăn đỏ vào TĐ 1 ,do HT khóa 3/72 khăn xanh hướng dẩn HT ơi . Lúc đó ,K2/72 là siêu rồi ,không có đi hướng dẫn nữa mà chờ ra trường

TẶNG HT DAOSITHUI MỘT MẨU CHUYỆN VUI CỦA MỘT HT KHÓA 9A/72.

Một cách phạt nhớ đời


Lại đến phiên trực Tiểu Đoàn, Th/T Điền ra lịnh đem công văn tay xuống Chuẩn Uý Mỹ, đđ 12. Hốp ta hốp tốp, thằng tôi cặp nách cái bao thơ, bước vội ra ngoài đường thì ui cha! đụng ngay huynh trưởng khăn hồng (khóa 5/72) chận lại. Sau màn trình diện, huynh trưởng khăn hồng hỏi rằng đàn em biết tại sao huynh trưởng chận đàn em lại không?
Sau đây là màn đối thoại trực tiếp giữa thằng tôi và huynh trưởng khăn hồng
Thưa huynh trưởng KHÔNG…

- Đàn em thả rắn cắn huynh trưởng, còn dám nói không… 20 nhảy xổm…

- 1 lên, 2 lên… 20 lên… thi hành lệnh phạt xong, chờ lệnh huynh trưởng…

- Đàn em ra đường bê bối, chưa xứng đáng làm kẻ lớn khôn, vậy chớ huyng trưởng hỏi đàn em: “ai nuôi đàn em khôn lớn?”

- CHA MẸ …!

- Không phải! đàn em ngoan cố, 20 hít đất …

- 1 lên, 2 lên, 20 lên … thi hành lệnh phạt xong, chờ lệnh huynh trưởng!

- Bây giờ đàn em biết ai nuôi đàn em khôn lớn chưa?

- CHƯA!

- Móc giò lên hàng rào đếm đến tiếng 1000, tha cho đàn em kì nầy, lần tới gặp huynh trưởng là thác, nghe chưa? À, mà nói nhỏ với đàn em, mai mốt có gặp huynh trưởng nào hỏi vậy, nhớ câu trả lời “CƠM NHÀ BÀN…NUÔI ĐÀN EM KHÔN LỚN” là thoát nghe chưa?

- &*&*%#$@!

Nguyễn phát Tài
Khóa 9A/72, TĐ 1, ĐĐ 16 khăn đỏ

P/S : Thả rắn là dây giày không dấu vào trong quần đã được gom ống .
 
_______________
có huynh nao biết tình trạng cua th/ta Buì duy-Điền TDT/TD1 sau 75? 
Năm 82 ,GOT đi cải tạo về có gặp cô con gái của Th/tá Điền .Hỏi thăm thì biết Th/tá Điền đi cải tạo ,bà Diền ở nhà lấy một ông thầy bói ở Sài gòn .Ông Điền sau đó nghe tin thì điên và chết trong trại cải tạo.Hết
Tr/úy Ngô hữu Chánh (ĐĐT/Đ12/TD1) hiện ở Seattle WA.
C/úy Thái thành Mỹ Đ Đ 12 còn lại VN
T/úy Đinh công Thành (Đinh tiểu thơ) ở Cali
t/uy Huỳnh văn Sắc (không biết rỏ).
Những SQ cơ hữu nầy là ở TĐ 1 /Đại đội 12 /TBB/TĐ .
Nhà của TH/tá Điền ở khu Kiến thiết ,ngả 4 xa lộ có bót cảnh sát xa lộ đối diện hãng lọc nước 

 
 _____________________

 

Sân Vũ Đình Trường :


Nơi này, nếu nhớ không lầm, lúc ấy các SVSQ thường gọi là Trung Nghĩa Đài, vị trí nằm ở cuối sân Vũ Đình Trường. Từ xa, phía sau lưng của đài là Câu lạc Bộ, phía bên trái là đường dẫn xuống doanh trại Tiểu Đoàn 2, phía bên phải là đường đi xuống Nhà bếp, Khu Gia Binh (Cán Bộ, Quân Nhân Cơ hữu của Trường), đường đi ra Cổng Sau (Cổng Số 9). Hình chụp các SVSQ gác TNĐ có lẽ đang cử hành Lễ Mãn Khoá. Đêm trước ngày LMK, từ 6hPM cử hành Lễ Truy Điệu (khoảng 1 giờ) với sự tham dự của Tướng CHT và các SQ Tham Mưu, Cán Bộ thuộc Trường cùng toàn bộ SVSQ khoá ra trường ngày mai. Buổi lễ được cử hành rất trang trọng, đầy cảm xúc khi ánh dương vừa chợp tắt, trong buổi hoàng hôn nhập nhoạng sương chiều. Dưới ánh đuốc bập bùng (không thắp đèn) tiếng hô khẩu lệnh, hồi kèn rước Quốc Quân kỳ, Truy điệu tạo nên một không khí trang nghiêm đến ... rợn người !

Phía bên trái TNĐ (đoạn giữa Vũ Đình Trường) là yếu khu Bình Phú. Một kỷ niệm không quên khi được cắt gác tại trước cửa văn phòng YKBP. Ca tôi gác từ 8hPM đến 10hPM, sau đó đến ca người bạn cùng Tiểu đội tôi còn nhớ tên là Võ Tân (dân miền Trung). Dù còn trong phạm vi quân trường nhưng chúng tôi vẫn phải căng lều để ngủ (cho 6 người chung toán gác) trước sân văn phòng chứ không được vào văn phòng ngủ. Khoảng 11h30 hơn, đang nằm mơ màng bổng nghe một tiếng thét thật rùng rợn của Võ Tân, sau đó trong cơn hoảng sợ anh ta chạy tốc vào lều (làm sập lều), vất bỏ cả súng ống ngoài cổng gác (đây là điều cấm kỵ của một người lính, nếu xảy ra ngoài chiến trường có thể bị giáng cấp, nhốt tù). Tất cả chúng tôi đều thức giấc, chụp vội vũ khí chạy ra, đồng thời trong văn phòng YK cũng có một vị Thiếu Tá trực đêm xuất hiện. Sau khi thăm hỏi, chúng tôi được Võ Tân thuật lại bằng gương mặt tái xám, giọng nói rung rung, hơi thở dồn dập ... đã thấy Huynh Trưởng về diễn hành trong đồng phục Đại Lễ. Tôi và các bạn chung toán gác nghe lạnh ở sống lưng sau lời kể, vị Thiếu Tá vừa lên tiếng an ủi Võ Tân cùng dặn dò chúng tôi thì bất chợt có tiếng Cú rúc ngay trên đầu (trước cửa văn phòng YKBP có những cây đại thụ khá to, xum xuê, rậm rạp). Đêm hôm ấy cho đến sáng, tất cả toán chúng tôi đều không ngủ và tất cả cùng ra ...cổng gác.

Đây là một câu chuyện có thật, hình như khi ra trường đâu được hơn một tháng thì chúng tôi nghe tin Võ Tân hy sinh tại quê nhà Quảng Ngãi.



*Source : Fold3 / manhhai flickr .  



________________

http://www.quehuongngaymai.com/forums/


 

5 nhận xét:

  1. Trang bị, tác phong người linh khi xưa thật tuyệt vời, chả bù với bây giờ: chân mang dép quai. :/
    À con hỏi chú xíu:
    "Ba tháng quân trường mồ hôi đổ, ngày đầu tiên bỡ ngỡ, tay súng với nhịp đi..."
    Câu hát trong bài hát này là nói về khóa đào tạo hay là gì vậy chú! :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hát nói về khóa đào tạo đó Tommy
      __________________
      Ba tháng quân trường
      Tuổi thư sinh gối mộng đăng trình
      Vui buớc quân hành dọc ngang đời lính
      Ba tháng quân trường mồ hôi đổ
      Ngày đầu tiên bỡ ngỡ tau súng với nhịp đi
      Lâu dần rồi chẳng khó khăn chi

      Chín mươi hai ngày lẻ , bạn bè vui vẻ
      Còn một đêm nay trước phút chia tay
      Ôi tâm sự (vơi) tràn đầy
      Hỡi Quang Trung đôi ta cùng nhau
      Nguyện dù đường đời mỗi đứa cách một nơi
      Nẻo ấy nếu có xa xôi
      Nhớ mang theo một lời nguyền mến thương nhau hoài
      Ngày mai đây trên con đường xuôi ngược
      Bạn về miền trung tôi ở miền tây
      Thế gian dù có đổi thay
      Tình ta vẫn đẹp như ngày đầu tiên ...

      Tommy xem clip nhạc này từ phút 2:15 tới 2:38 là tài liệu về khóa đào tạo đó

      [youtube]http://youtu.be/4kY1zdaLEd4[/youtube]

      ------------
      Xem Diễn Hành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (1973) nè Tommy .

      [youtube]http://youtu.be/joaz1G656_U[/youtube]

      Xóa
    2. Thời gian huấn luyện của các quân trường bộ binh ngạch trừ bị như sau : Binh sĩ = 3 tháng ,Hạ sĩ quan 6 tháng , Sĩ quan 9 tháng .Sau lễ tốt nghiệp thì binh sĩ mang cấp bậc binh nhì , hạ sĩ quan mang cấp bậc Trung sĩ , sĩ quan mang cấp bậc chuẩn úy .

      Xóa
  2. Cần liên lạc với các bạn đồng khóa 2/72 ĐĐ 41

    Trả lờiXóa
  3. toi la hau duệ, muốn tìm lại danh sách sq TĐ khóa 21, chu bac nào biết chỉ dùm cam ơn nhiều ạh

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này