Hình xưa HỎA XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ và An Ninh Thiết Lộ
********
Tài liệu về Hỏa Xa VNCH thì có thể tìm xem trên mạng Net ......bài post này Ròm chỉ trích đoạn về An Ninh Thiết Lộ VNCH và vài hình ảnh xưa để biết tại sao VNCH phải có An Ninh Thiết Lộ .
Bài post này Ròm đem qua từ FB Nam Ròm :
https://www.facebook.com/notes/
*******
********
Tài liệu về Hỏa Xa VNCH thì có thể tìm xem trên mạng Net ......bài post này Ròm chỉ trích đoạn về An Ninh Thiết Lộ VNCH và vài hình ảnh xưa để biết tại sao VNCH phải có An Ninh Thiết Lộ .
Bài post này Ròm đem qua từ FB Nam Ròm :
https://www.facebook.com/notes/
*******
...Trong cuộc TCK tết
Mậu Thân năm 1968, thông tấn xã Giải Phóng của VC cho biết đã phá hủy 33 đầu
máy, 121 toa xe và gây cho 19 đoàn tàu trật đường rày. Những con số này dĩ
nhiên rất khó kiểm chứng. Tuy nhiên những con số trên thực tế đã chứng minh cho
sự tuyên truyền và phóng đại. Báo cáo trong tháng 2/1969 cho thấy ngành hỏa xa
tiếp tục điều hành 608 km đường sắt và phỏng định sẽ gia tăng lên 762 km vào
khoảng cuối năm....
Tàu hoả và đường sắt ở miền nam VN trong
thời VNCH, còn là một mục tiêu cho bọn phá hoại csVN, chúng tìm đũ phương thức
để triệt hạ hệ thống thiết lộ của VNCH. Đây là bộ mặt thật của một bọn ngưòi
chuyên dùng mỹ từ " giải phóng miền nam" để lường gạt đồng bào cả
nước. Chúng phá hoại miền nam bằng đũ cách đũ trò, bất chấp là những hành động
nhơ nhớp nhất, chúng cũng mặc. Phá hoại đường sắt bằng cách đặt mìn, chận đoàn
tàu, cạy đường sắt là một hành vi của bọn người khủng bố "Terrorist"
sao được gọi là giải phóng??
Con số phá hoại được ghi nhận trong
khoảng thời gian 1949-1954. Theo thống kê thì Việt Minh đã cắt đường 874 lần,
một vài lần đường sắt dài nhiều cây số bị tháo gỡ; 556 vụ phá hoại trong đó có
167 lần làm trật đường rày; 249 lần phá hoại các công trình khác; 42 lần tấn
công các hợp đoàn La Rafale, 63 lần tấn công các chuyến tàu sửa chữa, bảo trì
thiết lộ; 11 lần tấn công Xe Lửa Bọc Sắt và 59 lần tấn công các đồn canh giữ
đường sắt hoặc nhà ga. Những con số này không bao gồm đoạn Tourane-Ðông Hà bị
tấn công gần như thường xuyên. Có tất cả 254 nhân viên hỏa xa bị tử nạn, trong
đó 202 người là hậu quả trực tiếp của chiến tranh. Số còn lại là do các tai nạn
khác. Số người bị thương là 2679 với 1981 người chết là hậu quả trực tiếp của
sự phá hoại do bọn vem thực hiện. Nhìn vào thống kê nầy cho thấy mức độ phá
hoại tại miền nam của bọn cs Bắc Việt đã khốc liệt biết chừng nào..
TIỂU ĐOÀN AN NINH
THIẾT LỘ
Trung tá Nguyễn Văn Tự
đang là Chỉ huy trưởng căn cứ chuyển vận Sài Gòn được cục quân vận chỉ định
sang giữ chức CHT liên đoàn an ninh thiết lộ (ANTL). BCH đặt trên lầu 2 của Sở
Hỏa Xa Nam Việt, gần chợ Bến Thành, nhìn qua công trường Quách Thị Trang. Ông giữ
chức vụ này cho đến khi ngành HXQÐ giải tán năm 1974 với cấp bậc đại tá. Trước
năm 1964, bảo an và dân vệ không được Mỹ xem là chủ lực quân. Hậu quả là quân
đội Mỹ không trực tiếp trang bị cho các lực lượng bán quân sự này. Trong khi
đó, chính phủ VNCH cũng muốn trang bị tốt hơn cho bảo an nên Tổng Thống Ngô
Ðình Diệm, qua quan hệ ngoại giao với Thủ Tướng Tunku Abdul Rahman đã đề nghị
Mã Lai giúp đỡ. Chánh phủ Mã Lai đồng ý viện trợ cho VNCH 600 thám thính xa và
60 xe lửa bọc sắt Wickham , đã được sử dụng trong chiến tranh chống CS tại Mã
Lai. Cũng nên biết thêm rằng sau chiến tranh, Tổng Bí thư đảng CS Mã Lai đã cho
rằng các biện pháp phá hoại kinh tế như phá hoại đồn điền cao su hay tấn công
các xe lửa dân sự chỉ làm mất lòng dân và không phải là chỉ thị của trung ương
đảng. QLVNCH trang bị đại liên .30 và trung liên FM cho các xe lửa bọc sắt
Wickham khi đưa vào sử dụng. Mỗi xe Wickham có 2 tài xế, 2 phụ tài xế và 2-3
khinh binh. Các xe Wickham được tổ chức thành trung đội gồm 3 xe và luôn luôn
di chuyển trọn trung đội. Khoảng cách di chuyển giữa các xe là 200-400 m tùy
theo điều kiện của tuyến đường và do sĩ quan TrÐT quyết định. Ba nhiệm vụ chính
của xe lửa bọc sắt Wickham là tản thương, cứu viện các xe lửa bị phục kích và
tuần tiễu đêm.https://www.youtube.com/watch?v=T5IFV5vgDeU#t=19
Năm 1963, các
liên đội (LÐT là một sĩ quan cấp đại úy) ANTL được đặt trực thuộc các tiểu khu.
Sau đó, tiểu đoàn ANTL đầu tiên được thành lập với BCH đặt tại một biệt thự
nguyên là tư thất của ông Huyện Sỹ tại Gò Vấp để phụ trách tuyến đường Sài
Gòn-Nha Trang. Năm 1964, có tất cả 4 tiểu đoàn ANTL được bố trí như sau: - Tiểu
đoàn 3 ANTL với BCH đặt tại Sài Gòn, phụ trách tuyến đường Sài Gòn-Mương Mán. -
Tiểu đoàn 5 ANTL với BCH đặt tại Nha Trang, phụ trách tuyến đường Mương Mán-Quy
Nhơn. - Tiểu đoàn 2 ANTL với BCH đặt tại Quy Nhơn, phụ trách tuyến đường Quy
Nhơn-Quảng Nam. - Tiểu đoàn 1 ANTL với BCH đặt tại Huế, phụ trách tuyến đường
Quảng Nam-Ðông Hà.
Nguồn :
HOẢ XA VIỆT NAM CỘNG HOÀ ( Xây dựng trong sự
phá hoại liên tục của vc)
******
Vài hình xưa : Chú thích cho hình ,rinh nguyên xi từ nguồn về chứ không phải Ròm viết đâu nha .
1 A train headed by Alsthom diesel electric locomotive No. BB-902 derailed at Phú Yên in 1967, later repaired at Chí Hòa
A convoy of Wickham armoured trolleys in October 1967, photo Fondation Gilles Caron
A repair crew installs new railway track on the Tháp Chám to Phú Cát line
A train headed by Alsthom diesel electric locomotive No. BB-902 derailed at Phú Yên in 1967, later repaired at Chí Hòa
A train waits to depart Saigon for Mỹ Tho on 20 July 1885, the opening day of the railway line, image courtesy Maison Asie Pacific (MAP)
Beginning the cleanup of a wrecked train at Phú Yên in 1970 by Steve, MACV Advisory Team 280
GE U8 diesel electric locomotive No. BB-936 at Cape Varella by Paul S Stephanus, from a March 1969 Trains Magazine article on Vietnam railways
Loading freight wagons at Chí Hòa in the 1960s
Near Phù Cát, a train runs with flat wagons coupled in front of the GE B-B diesel electric locomotive in case of landmines in October 1971
Passengers boarding a Saigon-Nha Trang train in the 1960s
Re-laying track on the Sài Gòn–Đông Hà line in 1959
The arrival of a train at Saigon station
The railway bridge outside Tuy Hòa in 1970
Thủ Đức station in March 1967
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm