Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

30 thg 10, 2012

“Văn hóa không tên” tạo nên linh hồn của Sài Gòn xưa


Tác Giả: Văn Quang   
Thứ Hai, 29 Tháng 10 Năm 2012 19:23
Gival, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.

Buổi sáng thứ sáu vừa qua (11-10-2012), tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt.

29 thg 10, 2012

Hình Xưa :Sự thật đằng sau chiếc yếm bỏ ngỏ


Trịnh Thanh Thủy
Gần đây Hà Nội tưng bừng với cuộc triển lãm ảnh Để hiểu hơn về một Hà Nội xưa, do tạp chí Xưa và Nayphối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức. Báo chí toàn quốc đều loan tin và viết bài phóng sự về cuộc triển lãm hiếm có đã quy tụ được nhiều nhà sưu tập ảnh, trong đó có nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain.
Trong số các bài viết có một bài viết "Lý lịch bằng ảnh của một thuộc địa" của Kiều Trinh gây sự chú ý đến người đọc nhiều nhất. Nó tạo sự ngạc nhiên không những bằng vài tấm ảnh áo yếm của phụ nữ bị bóc vỏ mà còn bằng những lời tuyên bố đáng suy ngẫm của một hội viên hội khoa học là ông Lê Cường và những nhận xét của nhà nhiếp ảnh Hữu Bảo.
Đây là một trích đoạn:
Trong số hơn 100 chủ đề được trưng bày trong triển lãm này, những tác phẩm về sinh hoạt hàng ngày thu hút người xem hơn cả. Một chủ đề được người xem quan tâm và đặt nhiều dấu hỏi là áo yếm. Điều kỳ lạ với người xem là độ "hở hang" của những phụ nữ này. Trái với quan niệm "hiện hành" của nhiều người về sự kín đáo của người Hà Nội, phần lớn người trong ảnh đều mặc áo yếm mà hở ngực. Chiếc yếm chỉ che kín phần giữa ngực, còn hai bầu ngực thì lại hoàn toàn lộ ra!
................................................................
Về điều này, ông Lê Cường, hội viên hội Khoa học lịch sử nói: "Điều này chứng tỏ, nho giáo đã không chạm tay đến tất cả mọi người trong xã hội. Và trong dân gian, tín ngưỡng phồn thực vẫn có sức sống riêng. Điều này không chỉ thể hiện rõ qua những cảnh yêu đương trên những thạp đồng Đào Thịnh, bia chùa Tứ Liên mà còn tồn tại trong sinh hoạt thường ngày. Và ngay cả những người có ý thức nho giáo thì các cụ cũng chỉ nho lúc đông người thôi. Điều đó xin được khẳng định là không hề dung tục".

28 thg 10, 2012

Hình ảnh hiếm về VN trước năm 1954

Những hình ảnh này là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề “Đông Dương sâu kín” (L’Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive… thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.
Gánh hàng tào phớ trên đường phố.

Hình xưa Sài gòn trên bưu thiếp cũ & Trò chơi "đua chó đuổi mèo" thời Pháp

Sài Gòn đẹp mộc mạc trên những bưu thiếp cũ

Công viên trước nhà hát thành phố.

Đền kỷ niệm.

Hình xưa :Cờ vàng tung bay lần cuối trên đỉnh Dinh Độc Lập SG


 Nhờ bạn blog giới thiệu ,Ròm tìm thấy được hình lá cờ tổ quốc tung bay lần cuối cùng trên đỉnh Dinh Độc Lập của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa .

Hình ảnh bài viết đem về từ 

 ________________________________

 

Cờ Tổ quốc nào đây?

    Trong bài "Vì dân tộc thông thái, con người thông thái!" của đ/c Vũ Oanh (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta) trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, (Để coi nguyên bổn bài báo, click vô đây ) có đăng tấm hình Dinh Độc Lập, khi 2, 3 chiến xa của Giải Phóng Quân Miền Nam anh hùng, cắm cờ Mặt trận, đã vô đến sân nhưng cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn còn tung bay trên nóc Dinh mà lại chú thích là  "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
      Không biết tác giả hay tòa báo có ẩn ý gì?
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

19 thg 10, 2012

Hình xưa Tiền Đông Dương

Hôm nay Ròm làm giàu rồi hahaha nhờ chôm được một đống tiền....từ nhà của anh chúa đảo Bataan hehehehe
 ____________________________________
Tiền Đông dương


17 thg 10, 2012

Bộ Tem Việt Nam Cộng Hòa (1951-1975) - ( có chú thích kèm theo hình )

Bộ Tem Việt Nam Cộng Hòa
(1951-1975)

___________
Những con tem Bưu điện phản ánh sống động đời sống chính trị và văn hóa của xã hội Miền Nam VN trước 1975.
________
1951 - "Thống Nhất Quốc Gia" (Independent State)


In tại nhà in: Hélio - Vaugirad Paris.
"Cựu Hoàng-Hậu Nam Phương" (Empress Nam Phương). Phát hành ngày 15 tháng 8 năm 1952


In tại nhà in: Hélio - Vaugirad Paris.
Liên Hiệp Viễn Thông Quốc Tế. (Globe and Lighting Bolt) P/h ngày 24 tháng 8 năm 1952

Việt Nam Cộng Hòa - Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người”

 Ròm đem bài viết này về đây vì nó có liên quan tới những hình ảnh xưa Việt Nam Cộng Hòa của chúng mình .

___________________________________

Việt Nam Cộng Hòa - Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người”

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Thưa các bạn, là một người trẻ tuổi, chưa một lần được biết đến ngôi trường của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cũng chưa từng được sống dưới chế độ tự do non trẻ đó, tuy nhiên qua nhiều sách báo, tài liệu và nhân chứng sống, cộng với những suy nghĩ của mình, tôi nhận thấy một điều đó là một chế độ, một nhà nước khác hẳn với những lời tuyên truyền của cộng sản. 

Có một câu hỏi làm tôi day dứt gần 10 năm trời khiến tôi phải tự mình đi tìm câu trả lời cho nó đó là: “Tại sao một chế độ thối nát, được quy chụp là Ngụy quân, ngụy quyền lại được người dân thương nhớ, tiếc nuối?”. Và cuối cùng tôi cũng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó trong bài này đó là “Việt Nam Cộng Hòa chỉ là nạn nhân của một chính sách ngậm máu phun người của đảng cộng sản Việt Nam”. Vì sao tôi nói vậy? Vì không có một chế độ xấu xa nào mà hàng triệu công dân của nó ở Hải ngoại lẫn những người vẫn còn ở lại trong nước đã từng sống trong chế độ đó và thân nhân họ, thậm chí những người miền Bắc có tư duy đều thương tiếc. Con người ta có một tâm lý chung đó là luôn muốn quên đi cái dĩ vãng xấu xa, không tốt đẹp. Vậy khi hàng triệu người dù cho phải ly tán vẫn nhớ về nó thì đó không thể là điều xấu xa. Đó chính là câu trả lời chính xác nhất.

15 thg 10, 2012

Huế & Đà Nẵng 1967-1968 - Steve Brown

Hồi ký bằng hình, về miền Trung của một quân nhân Hoa Kỳ

Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ tại Huế và Đà Nẵng trong các năm 1967-1968. Hiện ông đã về hưu, sinh sống tại Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ.Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, Steve đã chụp nhiều bức ảnh về các căn cứ quân sự, cũng như phong cảnh, kiến trúc và đời sống của người dân khu vực Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2008, ông bắt đầu scan các bức ảnh và đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình. Mỗi bức ảnh được ông chú thích chi tiết về nội dung.Khi xem lại những khung hình chân thực và đầy ắp thông tin của Steve Brown, hẳn nhiều người Việt Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng và nhớ về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước.Dưới đây là những bức ảnh do Steve Brown thực hiện.
Đây là tôi, một anh lính. Lúc này tôi đang phục vụ ở sân bay Phú Bài (Huế). Tôi đã ở đây khoảng nửa năm trong quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam. Đố bạn biết ai đã chụp bức ảnh này? Hãy xem bức ảnh tiếp theo, và bạn sẽ rõ.
Đây chính là anh chàng nhiếp ảnh gia của tôi, một cậu bé thú vị. Cậu bé đã chụp tôi, và sau đó thì tôi chụp lại cậu ta. Lúc này chúng tôi đang ở một phòng khám y tế của Thủy Quân Lục Chiến ở nhà của trưởng thôn Thuỷ Phú, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam.

14 thg 10, 2012

Chân dung Sài Gòn một thế kỷ

Chân dung Sài Gòn một thế kỷ

Đầu thế kỷ 20 đàn ông Nam bộ không còn búi tóc củ hành nên nghề cắt tóc ra đời; giày dép bắt đầu phổ biến làm xuất hiện nghề sửa giày... Ngày nay trên vỉa hè vẫn còn ông thợ hớt tóc dạo, người thợ sửa giày lâu năm... 

Không còn hình ảnh lam lũ chân đất áo bà ba như xưa, nhưng trong mưu sinh người Sài Gòn ngày nay vẫn giữ những nét văn hóa cơ bản của đầu thế kỷ 20.
Từ những năm 1910-1930, nam giới đã không còn búi tóc củ hành mà bắt đầu cắt tóc ngắn. Theo đó, nghề hớt tóc dạo đường phố ra đời. Đến nay, các tiệm cắt tóc, salon tóc đã chuyên nghiệp hơn, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, nhưng thỉnh thoảng đâu đó trên vỉa hè đường phố Sài Gòn, dưới những bóng cây mát vẫn còn những người thợ cắt tóc bình dị, với những dụng cụ hành nghề rất đơn giản, nhỏ gọn.

Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân 1968


The Massacre at Hue

Time Magazine
October 31, 1969

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Tiếp tục loạt bài nhân dịp tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao sẽ trình bày một khía cạnh khác, liên quan đến những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh biến cố Mậu Thân.


Hue_MauThan1968_200.jpg
Mộ chôn 300 nạn nhân vô danh bị thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of country-data.com/Quân đội Hoa Kỳ.
Từ sau năm 1968, chính quyền Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thức đưa ra các số liệu và những giải trình về con số nạn nhân tại Huế. Thậm chí, đến năm 1975, khi tiến vào miền Nam, nghĩa trang trên núi Ba Tầng, còn gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài tìm được nơi Khe Đá Mài vùng Đình Môn Kim Ngọc cũng bị đập phá.

13 thg 10, 2012

MIỀN NAM VIỆT NAM TRƯỚC 1975 QUA ỐNG KÍNH MICHEAL BURR

Nguồn hình này từ trang  "http://nguoivietblog.com/photoblog/?p=1989" .Hổng biết bà con ở VN có xem được hay không ?

Cuộc triển lãm về những hình ảnh Việt Nam của nhiếp ảnh gia Micheal Burr, cựu chiến binh Việt Nam, phóng viên ảnh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. 50 tác phẩm đen trắng của tác giả gợi nhớ lại tất cả những hình ảnh trên quê hương Việt Nam và Sài Gòn trước năm 1975. Cuộc triển lãm vào hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 13 và 14 tháng 10 tại Nhật báo Người Việt. Xin giới thiệu độc giả một số những tác phẩm của nhiếp ảnh gia Micheal Burr trong cuộc triển lãm lần này.Trong ảnh: Tác giả Micheal Burr đang treo ảnh chuẩn bị cho cuộc triển lãm tại hội trường báo Người Việt. (Hình: DanHuynh/NguoiViet).
Những cô gái bán hàng rong

"Đập vở cây đàn" & Duy Khánh với những hình ảnh HS xưa

 Tình cờ nghe lại nhạc xưa do Duy Khánh hát và xem hình các chị  học sinh khi xưa .
Trong nguồn clip ,thấy có một cái còm rất hay  
http://www.youtube.com/watch?v=3XQL4m_e9NI&feature=related

@freedom4vietnam Hello, one of those pictures in this clip is a picture of my mother when she was 12 years old (4:23) with some of her classmates, don't worry, we don't want you to take it down :o
My mother would like to know how you got this picture, could you tell us? And she would like to get in touch with her classmates, could you help us please?
@ freedom4vietnam Xin chào, một trong những hình ảnh trong clip này là một hình ảnh của mẹ tôi khi bà 12 tuổi (04:23) với một số bạn học cùng lớp của , đừng lo lắng, chúng tôi không muốn bạn mang nó xuống:o

Mẹ tôi muốn biết làm thế nào bạn hình này, bạn có thể cho chúng tôi biết? Và cô muốn nhận được liên lạc với các bạn cùng lớp, bạn có thể giúp chúng tôi xin vui lòng?


( Trước khi xem clip ,nên bấm tắt nhạc nền ở trên )


11 thg 10, 2012

Hình xưa : Vũng Tàu 1967 - 1968

Tình cờ vào nhà của nhóm cựu học sinh trường Đinh Tiên Hoàng ,Vũng Tàu trước 75 . Thấy được hình xưa Vũng Tàu vào thời 67 - 68 , mừng quá xá mừng vì hình xưa này trong nhà Ròm chưa có hehehe.Rất tiếc là hổng có chú thích theo hình , Ròm đem hình về trước rồi sẽ chú thích sau .






7 thg 10, 2012

Lịch Sử Đá Banh Việt Nam Cọng Hòa

Phạm Huỳnh Tam Lang nâng cao cúp vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á năm 1966

Lịch Sử Đá Banh Việt Nam Cọng Hòa

1 - LỊCH SỬ MỘT TRĂM NĂM BÓNG TRÒN VN:

Dân tộc VN xưa nay vốn có truyền thống thượng vỏ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng ngày như là phương tiện để mà phát triển quân sự. Đá cầu là một trong những môn chơi rất được mọi tầng lớp xã hội các thời Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn .ưa thích và được coi đây là xuất xứ của môn bóng tròn VN, chính thức thành hình hơn 100 năm qua.

Hành trình đi tìm Tự Do 1954 - 1975

Hành trình đi tìm Tự Do 1954 - 1975





Hình ca sĩ chụp trước 1975

Ca Sĩ Phương Tâm





Ca Sĩ Nhật Thiên Lan
 

Rock Việt Nam trước 4/1975

Nhóm nhạc Phượng Hoàng. Nhạc sĩ Lê Hựu Hà và nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang là người đầu tiên và thứ tư, từ trái sang.
Nhóm nhạc Phượng Hoàng. 
  (Những người trụ cột (đã mất) là Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)

DR
Đức Bình
Trong lịch sử phát triển và tồn tại của mình, có thể nói nhạc rock mang trong lòng nó không ít những nghịch lý, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả một số nước tiên phong khác trên thế giới.
Dường như luôn sở hữu một mãnh lực vô cùng thu hút đông đảo giới trẻ, rock luôn khiến các tín đồ hâm mộ trở nên cuồng nhiệt, đôi khi thái quá đến nỗi có thể để lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại mang tính xã hội, trong một số giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy vậy, rock vẫn luôn là một ngọn lửa đam mê, lúc thì âm ỉ như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn mình dưới lớp tro tàn, khi thì chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống mãnh liệt như chính bản chất rock của nó.

5 thg 10, 2012

Những hình ảnh kỷ niệm về một thời chinh chiến - 3

Người Lính Việt Nam đã chiến đấu và đã tồn tại như một nhiệm mầu. Trên mầu nhiệm bình thường lặng lẽ này thuở Tổ Quốc điêu linh thở từng hơi ngắn đớn đau nhưng bền bĩ ... Chữ nghĩa hoàn toàn vô nghĩa trước chân dung bi tráng hùng vĩ của Người và Quê Hương
Trích Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam





Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

Những hình ảnh kỷ niệm về một thời chinh chiến - 2






Nhảy Dù vào La Vang- Quảng Trị 1972

Những hình ảnh kỷ niệm về một thời chinh chiến - 1


Ước mong những bức ảnh này giúp cho những vị từng khoác áo Chiến Binh Cộng Hòa ,cho những người đã từng trải qua thời chiến chinh như một phần đời sẽ hồi tưởng lại những ngày xưa thân ái đó

Những bức ảnh được đưa vào không theo thứ tự thời gian như một ký ức đã trổ nên hỗn loạn sau ngày "đổ vỡ toàn diện" (chữ dùng của Phan Nhật Nam)





Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH


HÌNH ẢNH SAI GÒN XƯA RẤT ĐẸP VÀ QUÝ






4 thg 10, 2012

2 thg 10, 2012

Hình ảnh xưa : Sóc Trăng 1966/67

Tòa Hành Chánh Sóc Trăng - Provincial Pallace Jan 67

Side Road Soc Trang, Vietnam

Transportation of Goods. Main Street Jan 67

1 thg 10, 2012

MỘT THỜI CỦA NỮ HOÀNG NHẠC TWIST: TÚY PHƯỢNG

casy tuyphuong MỘT THỜI CỦA NỮ HOÀNG NHẠC TWIST: TÚY PHƯỢNG
(Bài này Ròm chôm trong forum đó đây  )

Nữ nghệ sĩ Túy Phượng, ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là Nguyễn Thị Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu. cùng tuổi với các nữ tài tử: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ Bích Sơn.
Túy Phượng là con của Túy Hoa nhưng được Anh Lân hết lòng thương yêu và bồi đắp trên bước đường nghệ thuật trình diễn . Túy Phượng giống mẹ như đúc , nhưng nõn nà và bốc lửa hơn mẹ . Vóc mình cô nhỏ nhắn, cân đối , tay chân xinh xắn . Khuôm mặt cô kết hợp bởi những đường nét cong và mềm và thanh tú . Đó là một vẻ đẹp chanh cốm, mũm mĩm làm say lòng người . Cô đoạt giải Hoa Hậu Đông phương trong đó có Kiều Chinh tham dự.
casy tuyphuong

Nhạc Lính Ngày Xưa

Chú ý : Trước khi bấm vào xem clip chịu khó bấm tắt clip "Liên khúc Chế Linh " mà Ròm đã cài vào phía trên nha ,để âm thanh hổng có uýnh lộn với nhau hehehe
 
Nhạc Lính Ngày Xưa


Clip xưa : CBC live @ Saigon City 1971 - CBC Band_ Live at the Saigon Zoo (With Audio) -

Ròm đưa lên thử vài clip xưa trực tiếp vào Entry , những clip xưa mà Ròm đã gom được về làm tư liệu .Bên youtube của Ròm cũng có một số clip xưa đã đưa lên từ trước ,nhưng có clip đưa lên gặp khó khăn điều luật này nọ vì vậy mà Ròm đưa thng vào entry thử coi nó có làm khó ròm hay không hehe 

Chú ý : Trước khi bấm vào xem clip chịu khó bấm tắt clip "Liên khúc Chế Linh " mà Ròm đã cài vào phía trên nha ,để âm thanh hổng có uýnh lộn với nhau hehehe
 
CBC live @ Saigon City 1971



CBC Band_ Live at the Saigon Zoo (With Audio)

Những bài đăng trong tầng lầu này