Nhóm nhạc Phượng Hoàng.
(Những người trụ cột (đã mất) là Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)
DR
Trong lịch sử phát triển và tồn tại của mình, có thể nói nhạc rock mang trong lòng nó không ít những nghịch lý, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả một số nước tiên phong khác trên thế giới.
Dường như luôn sở hữu một mãnh lực vô cùng thu hút đông đảo giới trẻ, rock luôn khiến các tín đồ hâm mộ trở nên cuồng nhiệt, đôi khi thái quá đến nỗi có thể để lại những hậu quả khôn lường và là mối quan ngại mang tính xã hội, trong một số giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy vậy, rock vẫn luôn là một ngọn lửa đam mê, lúc thì âm ỉ như những vỉa than hồng cháy đượm ẩn mình dưới lớp tro tàn, khi thì chỉ cần một làn gió nhẹ nó lại bùng lên dữ dội với tất cả sức sống mãnh liệt như chính bản chất rock của nó.
Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào thét” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển nhạc rock hoàn toàn không phải là một sự lớn lên suông sẻ tự nhiên. Rock cũng đã trải qua nhiều phen thăng trầm, thậm chí trượt dốc thảm hại vào cuối những năm 1975.
Trở ngược lại thời gian hơn 40 năm trước, khi quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, người Mỹ còn mang theo văn hóa lối sống kiểu Mỹ.
Với tâm lý chung của đa số giới trẻ Sài Gòn ngày ấy vốn đang quen văn hóa Pháp, thì văn hóa Mỹ là kiểu một văn hóa thực dụng, thế nên một số dị ứng với những điều đó. Và cũng thế, trong đời sống văn hóa giải trí, nhất là âm nhạc thì các sinh viên học sinh Sài Gòn này vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như một kiểu phản kháng lại.
Âm nhạc từ những nhóm của Pháp như Les Chaussettes Noires, của Eddie Mitchell và Francoise Hardy, Sylvie Vartan… vẫn được giới trẻ ưa chuộng và theo đuổi, và với những người chơi nhạc, nếu có thành lập ban nhạc nghiệp dư thì cũng nặng chất thân Pháp (francophone), cụ thể như các nhóm Les Fanatiques (Công Thành), Les Pénitents (Ngọc Tuấn, Nguyễn Kiên, Trần Văn Phúc, Tuấn Khanh), Les Vampires (Đức Huy, Elvis Phương) toàn lấy tên Pháp và hát nhạc Pháp.
Và sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Capri, c’est fini" được biết qua tựa đề tiếng Việt là "Lời chia xa" qua giọng hát Elvis Phương thể hiện.
Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi sự hiện diện của người Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.
Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ. Dần dần theo thời gian thì các ban nhạc trẻ Sài Gòn cũng có những sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ.
Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang… họ đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có các nhạc sĩ như Trường Kỳ, Nam Lộc...
Như vậy, nhạc rock Anh - Mỹ đã len lỏi dần vào nhịp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên miền Nam ngày ấy, và ngay cả bản thân những người chơi nhạc thời ấy cũng không thể lường trước được sự ảnh hưởng to lớn của nó đến bản thân họ và đến thế hệ trẻ sau này như thế nào, khi mà thế giới cũng bắt đầu lên cơn sốt cùng rock.
Trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.
Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.
Còn bây giờ, mời quý thính giả đến với một liên khúc của nhóm nhạc “Phượng Hoàng“ ngày ấy, qua ba nhạc phẩm "Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời, Mặt Trời Đen và Huyền Thoại Người Con Gái", do Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác, qua sự thể hiện của hai chị em ca sĩ Nhã Phương và Bảo Yến.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, chỉ một cái click chuột là chúng ta có thể biết rõ một nhóm nhạc nào, chơi thể loại gì, đã có bao nhiêu album, nội dung tư tưởng của họ, và kế hoạch sắp tới ra sao…
Các bạn đến với rock như thế nào ? Có thể sẽ có 1001 lý do, nhưng còn nhạc rock đã đến với Việt Nam, nó đã sống và hòa nhịp cùng giới trẻ trong những ngày tháng khó khăn ban đầu ra sao… Chắc hẳn là đã có rất nhiều fan của rock Việt đã từng hỏi như thế. Mọi sự đều có nguồn gốc của nó, thật là bất công cho những người đã mang hơi thở của rock thổi vào mảnh đất Việt này, khi con cháu của họ ngày nay không biết hoặc chưa biết được những gì đã xảy ra trong qúa khứ, những thăng trầm của dòng nhạc này cùng với những người gắn bó với nó từ thuở khai sinh.
Trong chuyên mục tới, mời quý vị và các bạn cùng Góc Vườn Âm Nhạc của đài RFI tiếp tục với chủ đề nhạc rock, dòng nhạc đã, đang và vẫn sẽ đảo điên này, để cùng tìm hiểu xem liệu rock Việt có thực sự tồn tại và được chấp nhận trọn vẹn hay không trong đời sống âm nhạc Việt Nam.
Ban nhạc Phượng Hoàng
(Những người trụ cột (đã mất) là Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)
Vào những năm 1973, 74 giới nhạc trẻ Việt Nam đã tiếp nhận những giòng nhạc mới mẻ đặc sắc cũng như lời nhạc được thể hiện bằng các ý tưởng phóng thoáng, hiện thực qua các tác phẩm tự biên, tự diễn của ban nhạc Phượng Hoàng. So với các ban nhạc trẻ cùng thời như Mây Trắng, Peanut Company, Crazy Dog, UpTight.... chỉ chuyên trình diễn những bản nhạc ngoại quốc thịnh hành mà đa số được chuyển sang lời Việt, thì ban Phượng Hoàng đã tiến 1 bước khá xa trên lãnh vực cải cách và sáng tác. Đồng thởi ban nhạc này cũng đã tạo được một thế đứng thật đặc biệt trong vòm trời ca nhạc trong nước khi tung ra những ca khúc tự biên về thể loại Pop/Rock mang đầy nhạc tính Việt Nam mà không chút nào chịu ảnh hưởng của giòng nhạc Âu Mỹ như: Tôi Muốn, Yêu Người và Yêu Đời, Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời, Phiên Khúc Mùa Đông, Hãy Nhìn Xuống Chân v.v...
Rồi đất nước lâm cảnh hoạn nạn 30/4/1975, Phượng Hoàng cũng rã đám theo cơn quốc biến, kẻ ở lại quê nhà, người ra đi xứ lạ. Từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm, những tác phẩm bất hủ của Phượng Hoàng thỉnh thoảng chỉ được đưa vào các chương trình đại nhạc hội, các băng video ca nhạc hải ngoại thật ít ỏi và gần như bị quên lãng. Chính vì vậy, dòng nhạc trẻ Việt Nam dường như đã bị khựng lại, mắt hẳn niềm tin và chất liệu sáng tác trên nền tảng cải cách sáng tạo phù hợp với âm hưởng Việt Nam . Chúng ta đã không đủ điều kiện, nhân tố hoặc không nhận thức đúng mức nội dung những tác phẩm của ban Phượng Hoàng nên các đóng góp quí báu này đã không được duy trì và phát huy chăng? Có lẽ 3 yếu tố trên đều đúng và ngoài ra nó cũng kèm theo một số nguyên nhân phụ khác.
Tính từ đó đến nay, tại hải ngoại đã có được bao nhiêu sáng tác nổi tiếng của các ban nhạc trẻ Việt Nam ? Tuy những khuôn mặt sáng tác nhạc trẻ thường xuyên ở hải ngoại như Đức Huy, Trịnh Nam Sơn.... cũng có nhiều đóng góp, nhưng vẫn còn mang tính cách cá nhân và nằm trong phạm vi của dòng nhạc tình ca Ballad trước đây chứ chưa có được những nét cải cách tân kỳ và độc đáo như ban Phượng Hoàng.
Điển hình là các bản nhạc trước 1975 và những sáng tác ở hải ngoại sau này đều có chung một điểm là các tác giả hầu như rất ít khi soạn cho bài hát câu nhạc dạo intro mở đầu, các bố cục của hợp âm chuyển tiếp và câu nhạc kết. Cũng như hiện tượng một bản nhạc được quá nhiều ca sĩ trình bày khiến người nghe không phân biệt được nguyên bản bài hát đưa đến tâm lý rất ít ưa chuộng các sáng tác mới. Trong khi đó, ngược dòng thời gian thêm chút nữa, khi cách đây vừa đúng 36 năm, ban nhạc Phượng Hoàng đã xuất hiện trên sân khấu các đại nhạc hội Gây Quỹ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ và 2 tác giả chuyên biên soạn, sáng tác của ban Phượng Hoàng là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã cho ra đời tuyển tập nhạc đầu tay của mình.
Qua những tác phẩm này, phải công nhận là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã đi tiên phong trong việc khai phá những lĩnh vực mới mẻ cho dòng nhạc trẻ Việt Nam bằng những âm điệu, tiết tấu nhanh nhẹn tươi sáng của thể loại Pop/Rock. Những tác phẩm này đều được kết cấu bởi những chuỗi hợp âm liên kết rất hợp lý. đồng thời ở các đoạn chuyển động, các câu nhập khúc intro và đoạn kết cũng cho thấy sự nối tiếp chặt chẽ trong một bố cục vững vàng phong phú. Hơn nữa, qua tiếng hát của Elvis Phương, ca sĩ chính của ban nhạc, những tác phẩm tự biên này đã được chuyển đạt thật xuất sắc đến tâm cảm người nghe. Giọng ca của anh thật trầm bổng khó lường với những tần số vượt qua mức xác định của âm vực bài hát, không cầu kỳ chải chuốt nhưng hùng hồn rõ ràng, dồi dào âm sắc và nhất là có được chất thanh diệu kỳ ảo trong những âm vực thật cao.
Nói đến các tác phẩm của Phượng Hoàng, trước tiên phải đề cập đến tuyệt tác “Phiên Khúc Mùa Đông”.
Ngay từ câu intro nhập khúc mang chủ âm Sol trưởng, bài hát đã kích thích thính giác của người nghe bằng 8 nốt nhạc liên hoàn qua nghệ thuật rải acoustic guitar vang lên thật réo rắt, nhưng lại mang đầy âm hưởng xa vắng cảm thương. Sự độc đáo chính là ở điểm này. Vì thông thường các hợp âm trưởng đều thể hiện những âm chất vui tươi, nhẹ nhàng nhưng Phượng Hoàng lại có lối tác cảm đối tượng khi khởi dụng 8 nốt nhạc nói trên một cách sáng tạo và tài tình. Kế đến 8 câu thơ trong phần phiên khúc mang những lời lẽ thương cảm, phóng khoáng được trải đều qua hợp âm Sol trưởng (G), Fa trưởng (F), Do trưởng (C) và Re thứ (Dm) thật nhịp nhàng. Rồi bất chợt câu solo êm dịu của đoạn chuyển tiếp xuất hiện như tuôn chảy, giải tỏa tâm trạng ray rứt băn khoăn, cái không khí buông lơi lúc đầu, để báo hiệu cho những đợt sóng âm thành hùng tráng kế tiếp.
Đến đây thì càng minh chứng tài nghệ của Phượng Hoàng, khi nhịp trống báo vừa dứt điểm câu solo phần điệp khúc đã vang lên mạnh mẽ trong chủ âm Do trưởng, cho thấy một nghệ thuật cải biến và đảo nghịch chủ âm giữa Sol và Do thật linh động xuất sắc. Chỉ cần những đặc điểm nói trên, bài hát này đã vuợt xa các lối sáng tác thông thường của dòng nhạc tình ca Việt Nam và nhất là nhạc trẻ.
Còn về phần lời nhạc thì Phiên Khúc Mùa Đông quả là một bài thơ tình đẹp, lãng mạn, phảng phất chút triết lý hiện sinh để nói lên thú đau thương của những cuộc tình dang dở. Qua đó, ta thấy Phượng Hoàng có lối dùng từ thẳng thừng nhưng mơ mộng, kỳ bí nhưng dễ thấm nhập như: “đoạ đầy ấy giờ đã đến mùa....trong quan tài buồn hồn nghe như trống vắng, tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.....” v.v... thật mới mẻ và phóng thoáng.
Nói chung đây là một sáng tác có tính cách để đời của Phượng Hoàng đã được giới hâm mộ thời bấy giờ rất yêu thích.
Kế đến là “song tác” bài trùng không thể thiếu được khi đề cập tới sự nghiệp của Phượng Hoàng. Đó là 2 tác phẩm thường được trình bày qua hình thức liên khúc nối tiếp và đan kẽ lẫn nhau: Tôi Muốn, Yêu Người Và Yêu Đời.
Hai ca khúc này đều mang nhịp điệu Pop thật sáng sủa, sinh động đúng như tên gọi của nó. Được kết cấu bằng chủ âm Fa trưởng và kèm theo những phụ âm chuẩn xác, dòng nhạc chẳng những đã được gửi đi một cách trôi chảy mạch lạc, mà còn tạo được sự sôi nổi cuồng nhiệt nơi những trường âm mang nhạc tính của Rock. Lời nhạc thì nói lên những ước muốn hồn nhiên, chân thật, đáng yêu của lứa tuổi thanh xuân và biểu hiện sự hướng thượng cao quí nơi tấm lòng quảng đại yêu thương, tha thứ cho mọi người. Tựu trung, nhạc tính và nhạc ý của 2 ca khúc này đã trở nên hoàn hảo. Chính vì thế mà hai tác phẩm nói trên đã đoạt giải bài hát hay nhất trong năm 73-74 của giải “Kim Khánh”.
Những nhân sinh quan, những nhận định về thân phận con người ở kiếp đời trần tục này cũng đã được Phượng Hoàng gửi gấm qua ca khúc “Hãy nhìn xuống chân”. Không cần triết lý sâu xa hay ẩn dụ huyền bí cao siêu, ngay câu thơ đầu tiên mà Phượng Hoàng nhắn gửi đến chúng ta ở phần phiên khúc đã đưa ra một cái nhìn chính xác của kiếp nhân sinh: “Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng, sống đời tối tăm như loài giun”.
Nhạc tính của ca khúc này tuy mang âm điệu tự do qua lối trình tấu trải đều guitar thùng, nhưng thật sự nó đã bàng bạc các khuôn phách của loại Folk Song, một lần nữa Phượng Hoàng lại đưa dòng nhạc trẻ Việt Nam đi vào một khu vườn mới lạ. Âm điệu trầm buồn của chủ âm Mi thứ (Em) như càng xoáy mạnh vào những lời kêu gọi tha thiết nhẹ nhàng về một sự nhận diện nơi chính bản thân mình, đừng hờn ghét, đừng tranh giành, cấu xé lẫn nhau vì chúng ta vốn là đồng loại. Sao tuổi trẻ và cuộc đời với cái nhìn của Phượng Hoàng lại cao thượng đáng yêu đến thế.
Không dừng bước chân mạo hiểm, Phượng Hoàng lại tiến xa bước nữa khi đưa thể điệu Swing Rock vào nhạc trẻ Việt Nam một cách thú vị qua 2 tác phẩm “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời” và “Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ”. Swing Rock vốn là một thể điệu giật nẩy ở các nốt bass và các câu trống dằn nhịp, vì vậy phải nói là rất khó khăn trong việc đưa lời hát bằng tiếng Việt vào bản nhạc. Bởi lẽ tiếng Việt có lục thanh khác với các thứ tiếng ngoại quốc không có dấu nhấn giọng. Nhưng điều này cũng không cản trở nổi trước sự khai phá mãnh liệt của ban Phượng Hoàng. Kết quả là 2 tác phẩm nói trên đã rất thành công trong lời nhạc gẫy gọn, suông câu, tròn ý.
Và dĩ nhiên là thể tình ca Ballad cũng không thể nào vắng mặt trong các sáng tác của Phượng Hoàng. Bài “Thương Nhau Ngày Mưa” và “Yêu Em” là thí dụ điển hình.
“Thương Nhau Ngày Mưa” là một bản nhạc đã từng làm xao xuyến biết bao con tim xúc cảm của giới trẻ Việt Nam thời đó với đoạn điệp khúc quen thuộc thật dễ thương:
“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm”. Và nó cũng thuộc vào một trong các sáng tác đặc biệt của Phượng Hoàng khi câu điệp khúc nói trên được đưa ngay vào phần nhập đề của bài hát. Hai hợp âm Rê thứ (Dm) và La trưởng (A) đã thay phiên nhau đóng vài trò chủ yếu trong phần phiên khúc và điệp khúc càng tạo thêm nét trữ tình cho bài hát. Đồng thời qua thể điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn. dòng nhạc đã tựa như những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên các trường canh nối liền những cảm xúc của ý nhạc.
Riêng tác khúc “Yêu Em” thì lại mang một nét đặc thù là không có lời nhạc trong phần điệp khúc, thay vào đó là đoạn nhạc đệm êm dịu, lả lướt, Mặc dù mang chủ âm Rê trưởng (D), nhưng tác phẩm này lại dầy đặc những không gian gợi cảm, tao nhã với tiết tấu đều đặn của thể điệu Slow Rock. Lời nhạc cũng khá táo bạo qua cách dùng những từ “chán, ghét, khinh khi, thèm v.v...” “Yêu em vì ta Ghét buồn, yêu em vì ta Chán đời, yêu em vì ta Khinh Khi dối dan, ta không Thèm mái tóc huyền”
Phượng Hoàng đã không yêu em vì em đẹp lộng lẫy kiêu sa, mà yêu em vì em chân thật, ngây ngô và hồn nhiên như những loài hoa thơm cỏ dại.
Nói tóm lại, ở các tác phẩm của Phượng Hoàng ta thấy mỗi vẻ mỗi khác nhau và mang nhiều sắc thái phong phú đa dạng, thể hiện một sự vận dụng sáng tạo trong những nét cải cách về kỹ thuật tác khúc trên phương diện tình ca nhạc trẻ Việt Nam . Lối sáng tác của Phượng Hoàng còn mang tính cách quy ước chuyên nghiệp quốc tế, khi các phần cấu tạo trong ca khúc được biên soạn kỹ lưỡng, đầy đủ và chặt chẽ từ câu intro, đoạn chuyển động nối tiếp đến đoạn kết với những hợp âm chính xác. Vì thế khi trình tấu các tác phẩm của ban Phượng Hoàng, các ban nhạc khác bắt buộc phải tuân theo bố cục này chứ không thể nào tùy tiện cải biến nhất là phần nhập khúc. Như ta thấy hầu hết những bản nhạc trước 75 cho tới những sáng tác sau này tại hải ngoại đã bị hiện tượng “lạm phát intro”, và đa số hợp âm trong bài hát đã được biến chế thêm bớt qua mỗi lần các ban nhạc và ca sĩ trình diễn. Đó chính là vì tác giả của những bài hát này đã không có lối sáng tác chặt chẽ nói trên như ban Phượng Hoàng.
Hơn 3 thập niên đã trôi qua, 2 con Phượng Hoàng đầu đàn Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã gãy cánh, vĩnh viễn ra đi mang theo nhiều sự tiếc nuối của giời yêu trẻ và một câu hỏi khó có câu trả lời: bao giờ chúng ta lại có được một ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng.
theo: Wikipedia, Những con phượng hoàng gãy cánh - Triết Giao
Rock khởi thủy từ sự kết hợp của nhạc rythm and blues của người Mỹ da đen với loại nhạc country của người Mỹ da trắng. Nhạc rythm and blues sử dụng nhạc cụ điện tử mà chủ yếu là guitar với tăng âm cực lớn, bộ gõ với sự nhấn lệch phách đã tạo ra sự kích thích cảm xúc và hưng phấn nhảy múa. Ca sĩ hát với giọng “khàn khàn”, có khi “gào thét” đối lập với lối hát bel canto bóng bẩy của nhạc cổ điển.
Ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển nhạc rock hoàn toàn không phải là một sự lớn lên suông sẻ tự nhiên. Rock cũng đã trải qua nhiều phen thăng trầm, thậm chí trượt dốc thảm hại vào cuối những năm 1975.
Trở ngược lại thời gian hơn 40 năm trước, khi quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, người Mỹ còn mang theo văn hóa lối sống kiểu Mỹ.
Với tâm lý chung của đa số giới trẻ Sài Gòn ngày ấy vốn đang quen văn hóa Pháp, thì văn hóa Mỹ là kiểu một văn hóa thực dụng, thế nên một số dị ứng với những điều đó. Và cũng thế, trong đời sống văn hóa giải trí, nhất là âm nhạc thì các sinh viên học sinh Sài Gòn này vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như một kiểu phản kháng lại.
Âm nhạc từ những nhóm của Pháp như Les Chaussettes Noires, của Eddie Mitchell và Francoise Hardy, Sylvie Vartan… vẫn được giới trẻ ưa chuộng và theo đuổi, và với những người chơi nhạc, nếu có thành lập ban nhạc nghiệp dư thì cũng nặng chất thân Pháp (francophone), cụ thể như các nhóm Les Fanatiques (Công Thành), Les Pénitents (Ngọc Tuấn, Nguyễn Kiên, Trần Văn Phúc, Tuấn Khanh), Les Vampires (Đức Huy, Elvis Phương) toàn lấy tên Pháp và hát nhạc Pháp.
Và sau đây, mời quý vị và các bạn thưởng thức ca khúc "Capri, c’est fini" được biết qua tựa đề tiếng Việt là "Lời chia xa" qua giọng hát Elvis Phương thể hiện.
Năm 1954, dù người Pháp rút khỏi Việt Nam, nhạc Pháp vẫn còn hằn sâu trong sinh hoạt âm nhạc xã hội, nhưng khi sự hiện diện của người Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng thì nhạc Pháp cũng lùi dần nhường bước cho làn sóng văn hóa Mỹ. Cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960 có thể nói nhạc trẻ Sài Gòn đã hình thành, nhưng nó thật sự gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng trẻ là từ năm 1963.
Thời gian cuối thập niên 1960 và nhất là vào đầu thập niên 1970, giai đoạn đầu các ban nhạc trẻ nói chung chủ yếu là hát nhạc ngoại quốc bằng tiếng Anh hoặc Pháp, các ban nhạc rock thì cover lại những bản nhạc chủ yếu của Anh, Mỹ. Dần dần theo thời gian thì các ban nhạc trẻ Sài Gòn cũng có những sự chuyển biến đáng chú ý: đó là trào lưu “Việt hóa” các ca khúc Âu - Mỹ.
Mở đầu cho trào lưu này có thể nói đến nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang… họ đã chuyển soạn lời Việt cho các ca khúc được nhiều người yêu mến như: Búp bê không tình yêu (Poupée De Cire, Poupée De Son), Gõ cửa 3 tiếng (Knock Three Times), Chuyện Phim Buồn (Sad Movies), Lãng du (L’Aventura), Anh thì không (Toi Jamais) v.v... Sau đó nhiều ban nhạc, nhiều nhạc sĩ khác cũng đã soạn lời Việt cho nhiều ca khúc ngoại quốc khác, trong đó có các nhạc sĩ như Trường Kỳ, Nam Lộc...
Như vậy, nhạc rock Anh - Mỹ đã len lỏi dần vào nhịp sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên miền Nam ngày ấy, và ngay cả bản thân những người chơi nhạc thời ấy cũng không thể lường trước được sự ảnh hưởng to lớn của nó đến bản thân họ và đến thế hệ trẻ sau này như thế nào, khi mà thế giới cũng bắt đầu lên cơn sốt cùng rock.
Trong trào lưu “Việt hóa” có lẽ điều đáng chú ý nhất là các nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà, với ban nhạc Phượng Hoàng, đã đi một bước xa hơn là sáng tác những ca khúc nhạc trẻ Việt Nam đầu tiên với những bài hát đi vào lòng người như Hãy ngước mặt nhìn đời, Tôi muốn... đặt nền móng đầu tiên cho những ca khúc nhạc trẻ Sài Gòn.
Ban nhạc Phượng Hoàng của Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà ra đời khá trễ (1970). Tuy nhiên đây có thể nói là một ban nhạc “Việt hóa” triệt để: sáng tác ca khúc Việt cho rock, hát lời Việt và cái tên cũng “thuần Việt” giữa vô vàn các tên ban nhạc bằng tiếng Anh đang hiện hành. Ca khúc rock viết bằng tiếng Việt của Nguyễn Trung Cang, được nhiều người biết đến đó là bản Mặt trời đen, đây có thể xem là bản nhạc rock Việt đầu tiên khá tiêu biểu của giới rock Sài Gòn.
Còn bây giờ, mời quý thính giả đến với một liên khúc của nhóm nhạc “Phượng Hoàng“ ngày ấy, qua ba nhạc phẩm "Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời, Mặt Trời Đen và Huyền Thoại Người Con Gái", do Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác, qua sự thể hiện của hai chị em ca sĩ Nhã Phương và Bảo Yến.
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay, chỉ một cái click chuột là chúng ta có thể biết rõ một nhóm nhạc nào, chơi thể loại gì, đã có bao nhiêu album, nội dung tư tưởng của họ, và kế hoạch sắp tới ra sao…
Các bạn đến với rock như thế nào ? Có thể sẽ có 1001 lý do, nhưng còn nhạc rock đã đến với Việt Nam, nó đã sống và hòa nhịp cùng giới trẻ trong những ngày tháng khó khăn ban đầu ra sao… Chắc hẳn là đã có rất nhiều fan của rock Việt đã từng hỏi như thế. Mọi sự đều có nguồn gốc của nó, thật là bất công cho những người đã mang hơi thở của rock thổi vào mảnh đất Việt này, khi con cháu của họ ngày nay không biết hoặc chưa biết được những gì đã xảy ra trong qúa khứ, những thăng trầm của dòng nhạc này cùng với những người gắn bó với nó từ thuở khai sinh.
Trong chuyên mục tới, mời quý vị và các bạn cùng Góc Vườn Âm Nhạc của đài RFI tiếp tục với chủ đề nhạc rock, dòng nhạc đã, đang và vẫn sẽ đảo điên này, để cùng tìm hiểu xem liệu rock Việt có thực sự tồn tại và được chấp nhận trọn vẹn hay không trong đời sống âm nhạc Việt Nam.
_________________________________________
Đôi điều về nhạc Rock Việt Nam trước 4/1975
Rock Việt là dòng nhạc rock phát triển tại Việt Nam.
[Phượng Hoàng] - Một ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi
Rock Việt là dòng nhạc rock phát triển tại Việt Nam.
Như các nhạc rock khác, đây là một thể loại âm nhạc thường được trình diễn bởi các nhạc cụ chính như guitar, guitar bass và trống, ngoài ra còn có các nhạc cụ bộ phím và bộ hơi (như saxophone, trumpet, trombone...). Rock Việt có thể chia làm các nhánh phát triển ở các thành phố chính.
Rock Sài Gòn
Nhạc rock du nhập vào Việt Nam theo chân những người lính viễn chinh tham gia Chiến tranh Việt Nam. Thời bấy giờ ở Sài Gòn, tầng lớp học sinh sinh viên vẫn tiếp tục nghe nhạc Pháp như là biểu hiện của sự đề kháng đối với sự thâm nhập văn hóa Mỹ đang ngày càng phổ biến. Nhưng dần dần những người chơi nhạc nhận ra nét độc đáo của Rock 'n' Roll của Anh và Mỹ. Nhanh chóng thể loại này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần lớp trẻ thời bấy giờ.
Những năm 1967-1968, hàng loạt ban nhạc lấy tên tiếng Anh ra đời như The Enterprise (Trung Nghĩa, Lý Được, Mạnh Tuấn, Casim, Thanh Tuyền), CBC (Tùng Linh, Tùng Vân, Đức Hiền, Ngọc Hiền, Bích Loan, Bích Liên), The Soul (Huỳnh Háo, Trần Vĩnh), The Music Makers (Huỳnh Anh), The Blue Jets (Khánh Hà, Anh Tú, Philip), The Magic Stones (Trung Hành, Đức Vượng, Cao Giảng, Tứ Đệ, Phùng Thuận), The Dreamers (Duy Quang, Duy Cường, Duy Hùng, Duy Minh), nhóm Les Vampires đổi tên thành The Rocking Stars. Thời kỳ này họ thường xuyên biểu diễn ở các câu lạc bộ dành cho lính Mỹ, chơi lại những ca khúc nổi tiếng đương thời của các ban nhạc đang làm mưa làm gió trên thế giới như Cream, Santana, Grand Funk Railroad, Black Sabbath, Stepphenwolf, Deep Purple,...
Đầu thập niên 1970, những nhóm cựu trào như Les Pénitents tan rã, một ít ban mới thành lập mang hơi hướng nhạc soul và nhạc blues nhiều hơn: như The Hammers, The Apples Three, Crazy Dog... Đa số các ca sĩ hát cho các nhóm trên chịu ảnh hưởng của The Temptations, James Brown, The Supremes; những tên tuổi tương đối lớn như là Tuyết Hương, Vy Vân, Cathy Huệ, Tuyết Loan, Ngọc Bích, Minh Xuân... Ngoài những loại hình rập khuôn nhạc psychedelic hoặc nhạc soul như trên còn có vài điển hình nhạc folk cũng đáng nêu tên như đôi song ca Lê Uyên – Phương, Tuyền – Huy.
Thời kỳ này phải kể đến ban nhạc Phượng Hoàng - ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi thời bấy giờ. Tiền thân của Phượng Hoàng là ban nhạc Hải Âu. Phượng Hoàng thành lập năm 1963 với 2 thành viên chủ chốt là Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà.
Sau ngày thống nhất đất nước, nhạc rock bị chính quyền mới coi như văn hóa đồi trụy tiểu tư sản nên không thể có bước phát triển gì mới. Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới về nhận thức văn hóa từ năm 1986, đánh dấu sự ra đời của các ca sỹ nhạc trẻ thành danh như Bảo Yến, Nhã Phương, Cẩm Vân, Khắc Triệu... chủ yếu chơi lại một số bản nhạc nổi tiếng như một thước đo cho trình độ kỹ thuật.
Từ sau năm 1985, thế hệ được coi là thế hệ rock thứ 3 của Sài Gòn ra đời. Đen Trắng với cặp bài trùng Phương Thảo - Ngọc Lễ đã xây dựng được cho mình chất nhạc folk – country được công chúng chấp nhận đến ngày nay. Atomega với album Đất mẹ được coi như là album nhạc rock đầu tiên của Rock Việt. Da Vàng với album SOS và các ban nhạc khác như SaiGon Metal, Rock Alpha, Buổi Sáng, Ba Con Mèo, Ngôi Nhà Xanh, Hy Vọng, Hải Âu... Mỗi ban nhạc có những hướng đi khác nhau, nhóm thì cover, nhóm thì thành ban nhạc đệm, hoặc có nhóm chỉ đến với fan bằng những bản nhạc pop-rock phổ thông.
Hai liên hoan nhạc trẻ tại nhà văn hóa Thành Niên năm 1992 và 1994 như là một cột mốc đánh dấu một thế hệ rock thứ 4 ra đời - thế hệ mà vẫn được gọi là "thế hệ underground". Lúc này điều kiện tiếp cận với âm nhạc thế giới đã dễ dàng hơn. Các ban nhạc trẻ đã đi theo những dòng nhánh đang thịnh hành như nhạc alternative, nhạc heavy metal, nhạc death metal, nhạc progressive... với những cái tên mới nổi như Metronome, Atmosphere, Hero In Danger, Wishband, Microwave, Unlimitted, Canceled,Negative,Recycle,5 Pm...
[Phượng Hoàng] - Một ban nhạc trẻ hát nhạc Việt hiếm hoi
Ban nhạc Phượng Hoàng
(Những người trụ cột (đã mất) là Lê Hựu Hà (đầu hàng, trái qua) và Nguyễn Trung Cang (thứ hai, phải qua)
Vào những năm 1973, 74 giới nhạc trẻ Việt Nam đã tiếp nhận những giòng nhạc mới mẻ đặc sắc cũng như lời nhạc được thể hiện bằng các ý tưởng phóng thoáng, hiện thực qua các tác phẩm tự biên, tự diễn của ban nhạc Phượng Hoàng. So với các ban nhạc trẻ cùng thời như Mây Trắng, Peanut Company, Crazy Dog, UpTight.... chỉ chuyên trình diễn những bản nhạc ngoại quốc thịnh hành mà đa số được chuyển sang lời Việt, thì ban Phượng Hoàng đã tiến 1 bước khá xa trên lãnh vực cải cách và sáng tác. Đồng thởi ban nhạc này cũng đã tạo được một thế đứng thật đặc biệt trong vòm trời ca nhạc trong nước khi tung ra những ca khúc tự biên về thể loại Pop/Rock mang đầy nhạc tính Việt Nam mà không chút nào chịu ảnh hưởng của giòng nhạc Âu Mỹ như: Tôi Muốn, Yêu Người và Yêu Đời, Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời, Phiên Khúc Mùa Đông, Hãy Nhìn Xuống Chân v.v...
Rồi đất nước lâm cảnh hoạn nạn 30/4/1975, Phượng Hoàng cũng rã đám theo cơn quốc biến, kẻ ở lại quê nhà, người ra đi xứ lạ. Từ đó đến nay thấm thoát đã hơn 30 năm, những tác phẩm bất hủ của Phượng Hoàng thỉnh thoảng chỉ được đưa vào các chương trình đại nhạc hội, các băng video ca nhạc hải ngoại thật ít ỏi và gần như bị quên lãng. Chính vì vậy, dòng nhạc trẻ Việt Nam dường như đã bị khựng lại, mắt hẳn niềm tin và chất liệu sáng tác trên nền tảng cải cách sáng tạo phù hợp với âm hưởng Việt Nam . Chúng ta đã không đủ điều kiện, nhân tố hoặc không nhận thức đúng mức nội dung những tác phẩm của ban Phượng Hoàng nên các đóng góp quí báu này đã không được duy trì và phát huy chăng? Có lẽ 3 yếu tố trên đều đúng và ngoài ra nó cũng kèm theo một số nguyên nhân phụ khác.
Tính từ đó đến nay, tại hải ngoại đã có được bao nhiêu sáng tác nổi tiếng của các ban nhạc trẻ Việt Nam ? Tuy những khuôn mặt sáng tác nhạc trẻ thường xuyên ở hải ngoại như Đức Huy, Trịnh Nam Sơn.... cũng có nhiều đóng góp, nhưng vẫn còn mang tính cách cá nhân và nằm trong phạm vi của dòng nhạc tình ca Ballad trước đây chứ chưa có được những nét cải cách tân kỳ và độc đáo như ban Phượng Hoàng.
Điển hình là các bản nhạc trước 1975 và những sáng tác ở hải ngoại sau này đều có chung một điểm là các tác giả hầu như rất ít khi soạn cho bài hát câu nhạc dạo intro mở đầu, các bố cục của hợp âm chuyển tiếp và câu nhạc kết. Cũng như hiện tượng một bản nhạc được quá nhiều ca sĩ trình bày khiến người nghe không phân biệt được nguyên bản bài hát đưa đến tâm lý rất ít ưa chuộng các sáng tác mới. Trong khi đó, ngược dòng thời gian thêm chút nữa, khi cách đây vừa đúng 36 năm, ban nhạc Phượng Hoàng đã xuất hiện trên sân khấu các đại nhạc hội Gây Quỹ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ và 2 tác giả chuyên biên soạn, sáng tác của ban Phượng Hoàng là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã cho ra đời tuyển tập nhạc đầu tay của mình.
Qua những tác phẩm này, phải công nhận là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã đi tiên phong trong việc khai phá những lĩnh vực mới mẻ cho dòng nhạc trẻ Việt Nam bằng những âm điệu, tiết tấu nhanh nhẹn tươi sáng của thể loại Pop/Rock. Những tác phẩm này đều được kết cấu bởi những chuỗi hợp âm liên kết rất hợp lý. đồng thời ở các đoạn chuyển động, các câu nhập khúc intro và đoạn kết cũng cho thấy sự nối tiếp chặt chẽ trong một bố cục vững vàng phong phú. Hơn nữa, qua tiếng hát của Elvis Phương, ca sĩ chính của ban nhạc, những tác phẩm tự biên này đã được chuyển đạt thật xuất sắc đến tâm cảm người nghe. Giọng ca của anh thật trầm bổng khó lường với những tần số vượt qua mức xác định của âm vực bài hát, không cầu kỳ chải chuốt nhưng hùng hồn rõ ràng, dồi dào âm sắc và nhất là có được chất thanh diệu kỳ ảo trong những âm vực thật cao.
Nói đến các tác phẩm của Phượng Hoàng, trước tiên phải đề cập đến tuyệt tác “Phiên Khúc Mùa Đông”.
Ngay từ câu intro nhập khúc mang chủ âm Sol trưởng, bài hát đã kích thích thính giác của người nghe bằng 8 nốt nhạc liên hoàn qua nghệ thuật rải acoustic guitar vang lên thật réo rắt, nhưng lại mang đầy âm hưởng xa vắng cảm thương. Sự độc đáo chính là ở điểm này. Vì thông thường các hợp âm trưởng đều thể hiện những âm chất vui tươi, nhẹ nhàng nhưng Phượng Hoàng lại có lối tác cảm đối tượng khi khởi dụng 8 nốt nhạc nói trên một cách sáng tạo và tài tình. Kế đến 8 câu thơ trong phần phiên khúc mang những lời lẽ thương cảm, phóng khoáng được trải đều qua hợp âm Sol trưởng (G), Fa trưởng (F), Do trưởng (C) và Re thứ (Dm) thật nhịp nhàng. Rồi bất chợt câu solo êm dịu của đoạn chuyển tiếp xuất hiện như tuôn chảy, giải tỏa tâm trạng ray rứt băn khoăn, cái không khí buông lơi lúc đầu, để báo hiệu cho những đợt sóng âm thành hùng tráng kế tiếp.
Đến đây thì càng minh chứng tài nghệ của Phượng Hoàng, khi nhịp trống báo vừa dứt điểm câu solo phần điệp khúc đã vang lên mạnh mẽ trong chủ âm Do trưởng, cho thấy một nghệ thuật cải biến và đảo nghịch chủ âm giữa Sol và Do thật linh động xuất sắc. Chỉ cần những đặc điểm nói trên, bài hát này đã vuợt xa các lối sáng tác thông thường của dòng nhạc tình ca Việt Nam và nhất là nhạc trẻ.
Còn về phần lời nhạc thì Phiên Khúc Mùa Đông quả là một bài thơ tình đẹp, lãng mạn, phảng phất chút triết lý hiện sinh để nói lên thú đau thương của những cuộc tình dang dở. Qua đó, ta thấy Phượng Hoàng có lối dùng từ thẳng thừng nhưng mơ mộng, kỳ bí nhưng dễ thấm nhập như: “đoạ đầy ấy giờ đã đến mùa....trong quan tài buồn hồn nghe như trống vắng, tóc chưa xanh một lần nhưng tim nghe đã thương thân.....” v.v... thật mới mẻ và phóng thoáng.
Nói chung đây là một sáng tác có tính cách để đời của Phượng Hoàng đã được giới hâm mộ thời bấy giờ rất yêu thích.
Kế đến là “song tác” bài trùng không thể thiếu được khi đề cập tới sự nghiệp của Phượng Hoàng. Đó là 2 tác phẩm thường được trình bày qua hình thức liên khúc nối tiếp và đan kẽ lẫn nhau: Tôi Muốn, Yêu Người Và Yêu Đời.
Hai ca khúc này đều mang nhịp điệu Pop thật sáng sủa, sinh động đúng như tên gọi của nó. Được kết cấu bằng chủ âm Fa trưởng và kèm theo những phụ âm chuẩn xác, dòng nhạc chẳng những đã được gửi đi một cách trôi chảy mạch lạc, mà còn tạo được sự sôi nổi cuồng nhiệt nơi những trường âm mang nhạc tính của Rock. Lời nhạc thì nói lên những ước muốn hồn nhiên, chân thật, đáng yêu của lứa tuổi thanh xuân và biểu hiện sự hướng thượng cao quí nơi tấm lòng quảng đại yêu thương, tha thứ cho mọi người. Tựu trung, nhạc tính và nhạc ý của 2 ca khúc này đã trở nên hoàn hảo. Chính vì thế mà hai tác phẩm nói trên đã đoạt giải bài hát hay nhất trong năm 73-74 của giải “Kim Khánh”.
Những nhân sinh quan, những nhận định về thân phận con người ở kiếp đời trần tục này cũng đã được Phượng Hoàng gửi gấm qua ca khúc “Hãy nhìn xuống chân”. Không cần triết lý sâu xa hay ẩn dụ huyền bí cao siêu, ngay câu thơ đầu tiên mà Phượng Hoàng nhắn gửi đến chúng ta ở phần phiên khúc đã đưa ra một cái nhìn chính xác của kiếp nhân sinh: “Hãy nhìn xuống chân để thấy thua loài côn trùng, sống đời tối tăm như loài giun”.
Nhạc tính của ca khúc này tuy mang âm điệu tự do qua lối trình tấu trải đều guitar thùng, nhưng thật sự nó đã bàng bạc các khuôn phách của loại Folk Song, một lần nữa Phượng Hoàng lại đưa dòng nhạc trẻ Việt Nam đi vào một khu vườn mới lạ. Âm điệu trầm buồn của chủ âm Mi thứ (Em) như càng xoáy mạnh vào những lời kêu gọi tha thiết nhẹ nhàng về một sự nhận diện nơi chính bản thân mình, đừng hờn ghét, đừng tranh giành, cấu xé lẫn nhau vì chúng ta vốn là đồng loại. Sao tuổi trẻ và cuộc đời với cái nhìn của Phượng Hoàng lại cao thượng đáng yêu đến thế.
Không dừng bước chân mạo hiểm, Phượng Hoàng lại tiến xa bước nữa khi đưa thể điệu Swing Rock vào nhạc trẻ Việt Nam một cách thú vị qua 2 tác phẩm “Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời” và “Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ”. Swing Rock vốn là một thể điệu giật nẩy ở các nốt bass và các câu trống dằn nhịp, vì vậy phải nói là rất khó khăn trong việc đưa lời hát bằng tiếng Việt vào bản nhạc. Bởi lẽ tiếng Việt có lục thanh khác với các thứ tiếng ngoại quốc không có dấu nhấn giọng. Nhưng điều này cũng không cản trở nổi trước sự khai phá mãnh liệt của ban Phượng Hoàng. Kết quả là 2 tác phẩm nói trên đã rất thành công trong lời nhạc gẫy gọn, suông câu, tròn ý.
Và dĩ nhiên là thể tình ca Ballad cũng không thể nào vắng mặt trong các sáng tác của Phượng Hoàng. Bài “Thương Nhau Ngày Mưa” và “Yêu Em” là thí dụ điển hình.
“Thương Nhau Ngày Mưa” là một bản nhạc đã từng làm xao xuyến biết bao con tim xúc cảm của giới trẻ Việt Nam thời đó với đoạn điệp khúc quen thuộc thật dễ thương:
“Như mưa ngày nào thấm ướt vai em như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm”. Và nó cũng thuộc vào một trong các sáng tác đặc biệt của Phượng Hoàng khi câu điệp khúc nói trên được đưa ngay vào phần nhập đề của bài hát. Hai hợp âm Rê thứ (Dm) và La trưởng (A) đã thay phiên nhau đóng vài trò chủ yếu trong phần phiên khúc và điệp khúc càng tạo thêm nét trữ tình cho bài hát. Đồng thời qua thể điệu Slow Rock nhẹ nhàng vương vấn. dòng nhạc đã tựa như những cơn mưa tuôn rơi đều đặn trên các trường canh nối liền những cảm xúc của ý nhạc.
Riêng tác khúc “Yêu Em” thì lại mang một nét đặc thù là không có lời nhạc trong phần điệp khúc, thay vào đó là đoạn nhạc đệm êm dịu, lả lướt, Mặc dù mang chủ âm Rê trưởng (D), nhưng tác phẩm này lại dầy đặc những không gian gợi cảm, tao nhã với tiết tấu đều đặn của thể điệu Slow Rock. Lời nhạc cũng khá táo bạo qua cách dùng những từ “chán, ghét, khinh khi, thèm v.v...” “Yêu em vì ta Ghét buồn, yêu em vì ta Chán đời, yêu em vì ta Khinh Khi dối dan, ta không Thèm mái tóc huyền”
Phượng Hoàng đã không yêu em vì em đẹp lộng lẫy kiêu sa, mà yêu em vì em chân thật, ngây ngô và hồn nhiên như những loài hoa thơm cỏ dại.
Nói tóm lại, ở các tác phẩm của Phượng Hoàng ta thấy mỗi vẻ mỗi khác nhau và mang nhiều sắc thái phong phú đa dạng, thể hiện một sự vận dụng sáng tạo trong những nét cải cách về kỹ thuật tác khúc trên phương diện tình ca nhạc trẻ Việt Nam . Lối sáng tác của Phượng Hoàng còn mang tính cách quy ước chuyên nghiệp quốc tế, khi các phần cấu tạo trong ca khúc được biên soạn kỹ lưỡng, đầy đủ và chặt chẽ từ câu intro, đoạn chuyển động nối tiếp đến đoạn kết với những hợp âm chính xác. Vì thế khi trình tấu các tác phẩm của ban Phượng Hoàng, các ban nhạc khác bắt buộc phải tuân theo bố cục này chứ không thể nào tùy tiện cải biến nhất là phần nhập khúc. Như ta thấy hầu hết những bản nhạc trước 75 cho tới những sáng tác sau này tại hải ngoại đã bị hiện tượng “lạm phát intro”, và đa số hợp âm trong bài hát đã được biến chế thêm bớt qua mỗi lần các ban nhạc và ca sĩ trình diễn. Đó chính là vì tác giả của những bài hát này đã không có lối sáng tác chặt chẽ nói trên như ban Phượng Hoàng.
Hơn 3 thập niên đã trôi qua, 2 con Phượng Hoàng đầu đàn Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang đã gãy cánh, vĩnh viễn ra đi mang theo nhiều sự tiếc nuối của giời yêu trẻ và một câu hỏi khó có câu trả lời: bao giờ chúng ta lại có được một ban nhạc trẻ như Phượng Hoàng.
theo: Wikipedia, Những con phượng hoàng gãy cánh - Triết Giao
"Hình kỷ niệm do Tùng Giang chụp ban nhạc Phượng Hoàng
với Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang cùng hai vua nhạc trẻ
Nam Lộc và Trường Kỳ"
+++++++++++++++++++++++++
Chủ nhà có những bài sưu tầm "đồ cổ" hay thiệt ;D
Trả lờiXóaBuồn buồn đi chôm "đồ cổ" về cũng vui lắm đó hehehe
Xóa