Nhờ bạn blog giới thiệu ,Ròm tìm thấy được hình lá cờ tổ quốc tung bay lần cuối cùng trên đỉnh Dinh Độc Lập của miền Nam Việt Nam Cộng Hòa .
Hình ảnh bài viết đem về từ
________________________________
Cờ Tổ quốc nào đây?
Trong bài "Vì dân tộc thông thái, con người thông thái!" của đ/c Vũ Oanh (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng ta) trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, (Để coi nguyên bổn bài báo, click vô đây ) có đăng tấm hình Dinh Độc Lập, khi 2, 3 chiến xa của Giải Phóng Quân Miền Nam anh hùng, cắm cờ Mặt trận, đã vô đến sân nhưng cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn còn tung bay trên nóc Dinh mà lại chú thích là "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
Không biết tác giả hay tòa báo có ẩn ý gì?
Không biết tác giả hay tòa báo có ẩn ý gì?
Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. |
Nếu link đến bài báo không vô được, có thể coi ảnh chụp màn hình sau đây:
Update ngày 20/4/2012: Sau gần 2 năm tồn tại, để chuẩn bị đón chào 37 năm ngày giải phóng hoàn yoàn miền nam, báo Sức khỏe và Đời sống, "CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA BỘ Y TẾ", đã lặng lẽ (vì không có 1 dấu hiệu nào để lại):
- Cắt bỏ "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
- Thay chú thích "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975" dưới tấm hình bằng chú thích mới là "Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
- Cắt bỏ "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
- Thay chú thích "Lá cờ Tổ quốc tung bay trên Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975" dưới tấm hình bằng chú thích mới là "Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975".
Hoan hô báo Sức khỏe và Đời sống, "CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA BỘ Y TẾ"!
_________________________________________
Hình ảnh xưa của Dinh Độc Lập Việt Nam Cộng Hòa
Dinh Độc Lập
Một biểu tượng tinh thần quốc gia
Một biểu tượng tinh thần quốc gia
Dinh Độc Lập, là trung tâm quyền lực của Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Dinh được ví như một một tòa Bạch Cung của Việt Nam, hay còn được gọi là Phủ Tổng Thống khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm và gia đình sống tại đây cho đến năm 1962. Sau đó, TT Nguyễn Văn Thiệu cùng gia đình đã cư ngụ và làm việc tại đây từ năm 1966 cho đến khi ông từ chức vào những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1975. Đây là nơi nghị luận những vấn đề quốc gia của Tổng thống VNCH cùng nội các và những người người đứng dầu quốc gia. Nhưng về mặt lịch sử, Dinh Độc Lập đã đi cùng lịch sử từ hàng trăm năm trước, không chỉ gắn riêng cùng thời Cộng Hoà.
Những người nhắc về Dinh Độc Lập vẫn nói về kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ, người KTS tài hoa từng đạt giải Khôi nguyên La Mã về kiến trúc, đã thiết kế bản vẽ để xây dựng Dinh Độc Lập. Việc xây dựng kéo dài trong 4 năm, từ năm 1962 đến năm 1966. Nó dễ cho một số thanh niên trẻ suy nghĩ rằng, dường như Dinh Độc Lập chỉ thật sự tồn tại hơn 40 năm qua. Trong khi xét về mặt lịch sử, thì dinh thự này, hay đúng ra khu đất này đã hiện diện từ gần 150 năm trước, từ những ngày quân Pháp chiếm được Nam kỳ Lục tỉnh.
Năm 1858, Pháp nổ những phát đại bác đầu tiên tấn công vào Đà Nẵng, mở màn cuộc thôn tính VN. Chỉ một năm sau khi thôn tính cả Nam Kỳ Lục Tỉnh, năm 1868 Pháp bắt đầu khởi công xây dựng Dinh Thống Đốc Nam Kỳ và đặt tên là Dinh Norodom khi hoàn tất. Dinh mang tên con đường trước mặt là đại lộ Norodom, tức Đại lộ Thống Nhất sau này, là tên vị Quốc Vương Cam-Bốt, người đã đi theo Pháp đầu tiên tại Đông Dương.
Dinh Norodom từ thời Pháp thuộc
Theo các tài liệu ghi lại thì dinh này do KTS Hermite, người vẽ mẫu cho toà thị sảnh Hương Cảng thiết kế. Vật liệu xây cất hầu hết được chở từ Pháp sang. Do nội tình nước Pháp lúc bấy giờ (chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870), việc xây dựng bị gián đoạn và kéo dài đến năm 1871 mới hoàn tất và sau đó mất thêm hai năm để trang trí nội thất trong ngoài. Dinh Norodom trở thành một dinh thự đẹp nhất Á đông lúc bấy giờ. Vài năm sau, nó trở thành Dinh Toàn Quyền, nơi nhiều đời Toàn Quyền Đông Dương đã sống và điều hành công việc các xứ thuộc địa của Pháp trên toàn cõi Đông Dương cho đến tận năm 1945.
Khi Nhật hất cẳng Pháp và chiếm Đông Dương, Dinh Norodom được sử dụng làm tổng hành dinh của quân Nhật cho đến khi Nhật bị bại trận trong Đệ Nhị Thế giới và Pháp chiếm lại dinh này, tiếp tục sử dụng làm công thự cho đến tận năm 1954. Sau Hiệp định Genève, người Pháp rút khỏi VN và trao quyền lại cho chính quyền Quốc gia VN. Dinh Norodom được chính thức ký kết trao trả lại cho đại diện chính phủ Sài gòn là Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Ông trở thành Tổng thống của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà từ năm 1955 và cùng gia đình gia đình cư ngụ và làm việc tại Dinh Norodom này, sau khi đổi tên thành Dinh Độc Lập. Theo những giai thoại viết về thuật phong thủy thì dinh tọa lạc trên long mạch, đặt tại vị trí đầu rồng nên còn gọi là Phủ Đầu Rồng (còn đuôi rồng ém lại đặt tại Công trường Chiến Sĩ, tức Hồ Con Rùa).
Bảng đồng nguyên bản tại Dinh Độc Lập
Về mặt ý nghĩa thì thiết kế mới của Dinh Độc Lập không chỉ tân kỳ và mỹ thuật theo các tiêu chuẩn phương Tây, mà còn mang có những biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh và phong thủy theo văn hoá Á đông. Toàn bộ Dinh mang hình chữ CÁT, với ý nghĩa tốt lành, may mắn và trung tâm Dinh là phòng Trình Quốc Thư. Tương tự như vậy, mỗi một vị trí trong thiết kế mới đều có thiết kế tượng hình, mang những ý nghĩa và triết lý sâu sắc như vậy.
Rất tiếc là chỉ sau khi khởi công xây dựng được vài tháng thì xảy ra cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, dẫn đến cái chết của anh em TT Ngô Đình Diệm, nên khi Dinh Độc Lập được khánh thành vào tháng 10 năm 1966, lại do Chủ Tịch Ủy ban Lãnh Đạo Quốc gia Nguyễn Văn Thiệu chủ lễ. Nó trở thành nơi sống và làm việc của gia đình TT Nguyễn Văn Thiệu, cũng như trung tâm đại nghị các vấn đề quốc gia của nội các nền Đệ Nhị Cộng hòa cho đến năm 1975
Phòng Đại Nghị giữa Tổng Thống và Hội Đồng Nội Các VNCH
Phòng Trình Quốc Thư với ghế ngồi mang màu sắc vương quyền của Tổng Thống ngay chính giữa.
Phòng Đệ Nhất Phu nhân thết đãi thượng khách
Tranh Kim Vân Kiều, quà tặng đến Phu Nhân TT
Tặng vật của người dân
Danh sách, tài liệu về Bộ Tư Lịnh Quân lực VNCH
Xe Mercedes của Tổng Thống và gia đình
Dinh Ðộc lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô
Viết Thụ. Dinh được khởi công xây dựng ngày 1 /7 / 1962 và khánh thành
vào ngày 31/10/1966.
Thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông.
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT có nghĩa là tốt lành, may mắn.
Chữ Cát
Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
Lầu thượng hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố “Nhân”, “Minh”, “Võ”.
Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông.
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT có nghĩa là tốt lành, may mắn.
Chữ Cát
Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận.
Lầu thượng hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố “Nhân”, “Minh”, “Võ”.
Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
Mặt trước của dinh thự toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh Norodom -Dinh Độc Lập 26.10. 1955-27.2.1962
Dinh Toàn Quyền 1882-xây từ 1868 đến 1875 theo kiểu Baroque thời Napoleon I I I
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vả chính phủ VNCH xây cất lại 1971
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm