Phạm Duy 1966 hát nhạc Phản Chiến theo thơ Nguyễn Đắc Xuân (Huế Mậu Thân 68 )
Nguồn youtube
https://www.youtube.com/watch?v=-9_3p3TzdQk&feature=youtu.be
và FB
https://www.facebook.com/namrom64/posts/734826453378027
Nguồn youtube
https://www.youtube.com/watch?v=-9_3p3TzdQk&feature=youtu.be
và FB
https://www.facebook.com/namrom64/posts/734826453378027
Phạm Duy hát bài Nhân Danh vào năm 1966 trong chương trình về nhạc dân ca của Mỹ.
Đây là một chương trình Dân Ca mà Phạm Duy lại đưa ra đề tài về Tâm phẫn ca (Protest song) với ý nghĩa phản chiến tranh không hiểu ý của Phạm Duy lúc này (1966) là chống chiến tranh do VNCH gây ra hay là Bắc cộng (VNCS) gây ra ?
***
Đã tìm ra được một số bài viết liên quan với chuyện Phạm Duy tạo ra bài hát Phản Chiến quậy phá vào thời trước 75 VNCH .Phạm Duy hát bài này để tiếp tay cho tên Nguyễn Đắc Xuân một đồ tể ngoài Huế , Mậu Thân 1968 .... Link bài tìm được post trong còm ,mời xem thêm .
.
Theo lời còm thấy được từ trang này thì mấy tay Phản Chiến quậy vào thời VNCH đang ở bên Úc . xem coi đám này chí chóe với nhau như thế nào
*****
Peter Seeger mời Phạm Duy vào chương trình Rainbow West để hát một số bài dân ca và nhạc phẩm của Phạm Duy
27/07/2015 15:25:05 GMT+7
Mùa hè năm 1966, hai bài thơ Để Lại Cho Em và bài Nhân Danh của tôi được Phạm Duy phổ nhạc. Bài đầu là Tâm ca số 5 và bài thứ hai Tâm Phẫn Ca số 1 được phong trào tranh đấu vận động hòa bình rất ăn khách. Sau đó tôi phải chạy lên rừng, Phạm Duy sang Mỹ hát dân ca, Tâm ca (Giọt Mưa Trên Lá) và Tâm phẫn ca NHÂN DANH. Chương trình giao lưu ấy được thu hình và ngày nay NS Trần Quang Hải sưu tầm được. Các anh Trần Tiễn Tiến và Phạm Văn Minh gởi thông tin cho tôi tôi xin chuyển lại cho các bạn biết chuyện đã 48 năm cho vui. Có thể nói các bài nhạc đó là những bài phản chiến nổi tiếng đầu tiên và lại hát trên đất Mỹ đã có một ảnh hưởng nhất định đối với Phong trào hát phản chiến của Mỹ sau đó. . Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân
*Phạm Văn Minh ở Úc viết cho Trần Tiễn Tiến:
Dear Tien,
Cám ơn lắm lắm. Nghe xong muốn khóc nhất là bài Giọt mưa trên lá và bài Nhân danh. Những hoạt động hòa bình của Phong Trào Phật Tử không phải là phong trào đơn độc. Peter Seeger có thể chịu ảnh hưởng của Phạm Duy trở thành một nhạc sĩ phản chiến danh tiếng nhất nước Mỹ? Biết đâu? Nếu thế thì phải vinh danh PD thêm nữa. Việc ủng hộ Phạm Duy về Việt Nam của NDX là can đảm và xứng đáng lắm. Chỉ thiếu bài Để Lại Cho Em nhưng lúc đó NDX đang bị Loan và Ngô Quang Trưởng truy lùng. Hy vọng anh NDX viết lại phong trào văn nghệ hòa bình nếu có thể.
Quang Trí PVM
Nguyễn Đắc Xuân bổ sung:
Anh Minh Phạm quý mến, Trong chương trình không có bài Tôi Ước Mơ của Thầy Nhất Hạnh mà là bài NHÂN DANH của Tâm Hằng Nguyễn Đắc Xuân. Bài đó dữ dội hơn bài Để Lại Cho Em. Rất cám ơn các anh đã cho tôi được nghe lại Chương trình giao lưu thú vị này . Thế mà đã 48 năm rồi đó. Rất quý mến.Tâm Hằng NĐX
*Phạm Văn Minh:
Dear Anh Xuan,
Không ngờ bài đó cũng là của Anh. Anh chống chiến tranh còn dữ dội hơn anh em. Lúc đó tôi viết bài cho Ý Thức của Nguyên MInh nên không dám làm bể nồi cơm của anh em! Chỉ dám đánh du kích cái bọn văn nghệ sĩ ‘tự do’ của chế độ Sài Gòn. Như trong @ có nhắc nếu có điều kiện và hoàn cảnh anh viết lại phong trào văn nghệ hòa bình. Bây giờ ai cũng dành phần mình, cả cái bọn Giê Su Ma của Trần Ngọc Nhuận. Ha ha! Giám Mục của tụi nó vỗ tay cho chuyện Le May bỏ bom VN trở về thới đồ đá cũ, mà bây giờ có tên đường và Đại Chủng Viện là nghĩa lý gì. Cáng nói càng điên cái đầu! Quảng Trí. Pham Van Minh
......
Nguồn :
http://www.gactholoc.com/c59/t59-578/peter-seeger-moi-pham-duy-vao-chuong-trinh-rainbow-west-de-hat-mot-so-bai-dan-ca-va-nhac-pham-cua-pham-duy.html
.
***************************************
Trích đoạn đem về từ trang web viết về tay làm ra bài thơ ghê rợn để cho Phạm Duy khoe với đám Mỹ hồi thời 1966 .
...
Gần đây, anh lại muốn cho thế hệ trẻ sau 1975 biết đến những đóng góp của thế hệ cha anh trong phong trào đòi hỏi hoà bình dưới hình thức thơ ca âm nhạc mà các phe lâm chiến quy kết là phản chiến, trong đó, ngoài Nguyễn Đắc Xuân còn có thầy Nhất Hạnh, Trịnh Công Sơn, Morisson, Nhất Chi Mai, Lê Minh Trường, Phạm Duy, Cao Thế Vũ, Huyền Không, Phạm Thế Mỹ, Trụ Vũ, Tam Ích, Thái Luân…
Thật vậy, thành quả hòa bình ngày nay đến với dân tộc và vẹn toàn lãnh thổ không chỉ do vũ khí quân dụng, mà còn cần đến cuộc vận động hoà bình của người dân qua thi ca, âm nhạc, và hội hoạ. Nghệ thuật đã giúp cho chiến tranh kết thúc sớm và hạn chế sinh mạng, giúp cho nhân dân thấy được giá trị của hoà bình và nhu cầu tất yếu của hòa bình; người dân phải quyết định sinh mạng của dân tộc mình chứ không thể chỉ là vũ lực.
.......
Nguồn : http://www.gactholoc.com/c60/t60-211/nguyen-dac-xuan-voi-nhung-cong-trinh-quoc-gia.html
.
Nguyễn Dắc Xuân là ai xem tại đây nè
===> http://ghpgvntn-toiacphatgiaoanquang.blogspot.de/2010/01/o-te-nguyen-dac-xuan-tiep-tuc-choi-toi.html
***
" Tâm Ca" của Phạm Duy biến ra "Tâm Phẩn Ca" và những bản nhạc Phản Chiến vào thời VNCH .
***
(Trích đoạn từ trang web Phạm Duy)
Viết về Tâm Phẫn Ca .
Mùa Xuân 1968 đến với biến cố Tết Mậu Thân. Chiến tranh vào thành phố, Cái chết được chúng tôi nhìn thấy tận mắt, sờ được bằng tay. Thế nhưng chúng tôi lại thản nhiên lạ thường trước xác người nằm trên vũng máu đào hay trên mảng máu khô. Nhà văn trẻ Lê Tất Ðiều viết trên báo: Tôi không còn thấy rung động hay sợ hãi trước xác người chết! Tôi soạn một bài hát có tính cách phẫn uất nhan đề TÔI KHÔNG PHẢI LÀ GỖ ÐÁ (Saigon-1968), khi in ra có đề tặng Lê Tất Ðiều.
Tôi vẫn gọi những bài hát dữ dội ra đời sau vụ Tết Mậu Thân như vậy là ''tâm ca'', nhưng bây giờ ngôn ngữ của nó không còn ngọt ngào mà đã trở nên phẫn nộ. Tâm phẫn ca, cũng còn được gọi là ''bài ca nổi giận'' (chanson en colère) lần lượt ra đời, phần nhiều là những bài thơ được phổ nhạc. Lý do là vì sau khi tâm ca và một vài bài tâm phẫn ca của tôi được phóng ra thì nó gây một tiếng vang trong đám thi sĩ và nhạc sĩ trẻ. Nhiều bài thơ chống chiến tranh được viết ra, ví dụ thơ của Thái Luân, Tâm Hằng, Luân Hoán v.v... và nhiều bản nhạc phản chiến được soạn ra, ví dụ những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Miên Ðức Thắng v.v...
Tôi phổ nhạc những bài thơ như NHÂN DANH, BI HÀI KỊCH, ÐI VÀO QUÊ HƯƠNG... và gọi đó là những ''tâm phẫn ca''.
NHÂN DANH
Theo thơ Tâm Hằng ( Nguyễn Đắc Xuân ... Huế , Mậu Thân 1968 )
(Saigon - 1966)
Vì giữ mình tôi phải giết, phải giết
Giết một người, giết một người !
Xin nhân danh ngồi dưới mặt trời
Vì giữ mình tôi phải giết một người.
Vì gia đình tôi phải giết, phải giết
Giết mười người, giết mười người !
Xin nhân danh hạnh phúc lạc loài
Vì gia đình tôi phải giết mười người.
Vì xóm làng tôi phải giết, phải giết
Giết ngàn người, giết ngàn người !
Xin nhân danh ruộng đất hẹp hòi
Xin nhân danh ruộng đất hẹp hòi
Giết ngàn người.
Vì giống nòi, tôi phải giết, phải giết
Giết vạn người, giết vạn người !
Xin nhân danh Tổ Quốc đẹp ngời
Vì giống nòi, tôi phải giết vạn người.
Vì lý tưởng, tôi phải giết, phải giết
Giết triệu người, giết triệu người !
Xin nhân danh giải phóng loài người
Vì lý tưởng tôi phải giết triệu người.
Vì nhân loại tôi phải giết, phải giết
Giết trọn loài người, giết trọn loài người
Xin nhân danh đường lối hoà bình
Xin nhân danh đường lối hoà bình... giết luôn tôi !!!
.
http://phamduy.com/vi/am-nhac/chuong-khuc/tam-phan-ca/5287-viet-ve-tam-phan-ca
***
Clip xưa với bài Nhân Danh của Phạm Duy được cắt ra từ Youtube .
....
Phạm Duy tham gia cùng với Bill Crofut, Stephen Addiss và Peter Seeger trong chương trình về nhạc dân ca của Mĩ.
00:00 : Pete giới thiệu các khách mời của chương trình.
02:15 : Pete phỏng vấn Phạm Duy về đàn tranh.
03:55 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày bài "Trèo lên quán dốc" (Full Moon Fair Song).
05:52 : Pete hỏi Phạm Duy về bài hát; các bài hát được trình bày như thế nào và ở những nơi đâu ở Việt Nam.
08:30 : Phạm Duy giới thiệu và Steve Addiss trình bày bài Lý Con Sáo bằng đàn tranh.
13:18 : Phạm Duy giới thiệu và hát bài "Qua cầu gió bay" (Wind on the bridge). Phạm Duy nói về chủ đề chính trong hầu hết các bài dân ca Việt Nam.
15:48 : Phạm Duy trình bày cùng với Bill Crofut và Steve Addiss bài "Hò lơ", một bài ca lao động do ông sáng tác.
17:45 : Pete phỏng vấn những khách mời và hỏi về những bài dân ca mới.
19:26 : Phạm Duy và Steve Addiss trình bày bài "Người thương binh" (The wounded soldier)
23:05 : Nói về Tâm phẫn ca (Protest song) và trình bày bài "Nhân danh" (On behalf).
26:34 : Trình bày bài "Nhân danh" bằng lời tiếng Anh (For my defense)
28:15 : Pete nói về những bài hát với các khách mời.
28:30 : Phạm Duy, Steve Addiss và Bill Crofut trình bày bài "Giọt mưa trên lá" (The rain on the leaves) với phần lời tiếng Việt và tiếng Anh.
34:16 : Phạm Duy giới thiệu và trình bày phần lời Việt do ông viết cho bài Clementine.
©Historic Films Archive
Nguồn : ===> https://www.youtube.com/watch?v=4LGAN1HgDcE
*****
_____________________
Wiki tiếng Việt viết về tay Phản Chiến tranh Peter này ít thôi , nhưng cũng đủ hiểu hắn là ai ....còn muốn biết rỏ hơn thì xem wiki tiếng Anh ,Pháp ,Đức cho biết về hắn Thật hơn .
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://de.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://fr.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
https://en.wikipedia.org/wiki/Pete_Seeger
xem tiếp về Nhạc Phản Chiến quậy phá VNCH , lời tự thú có liên quan giửa Nguyễn Đắc Xuân và Phạm Duy .
Ròm trích đoạn đem về từ bên trang của Trần Quang Hải
" ... tôi đã được nhạc sĩ hun đúc cho cái hồn dân tộc và khát vọng thống nhất đất nước. Cái hồn đó, cái khát vọng đó đã thúc đẩy tôi làm thơ tranh đấu cho hòa bình thống nhất dân tộc và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc các bài Để lại cho em (Tâm ca số 5), Nhân danh, Chuyện hai người lính, các bài hát ấy dã được sinh viên Huế hát vang trên sân trường nầy. Rồi cũng từ cái hồn đó, cái khát vọng đó dẫn tôi vào các cuộc tranh đấu yêu nước ở các đô thị miền Nam và thoát ly đi theo kháng chiến trên núi rừng Trị Thiên để đi đến cùng lý tưởng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước vào 30 tháng tư năm 1975. Từ ấy, bài Tình Ca của Phạm Duy viết từ năm 1953 luôn reo vui hạnh phúc trong lòng tôi với những câu: "
...
Nhạc Phản Chiến vào thời trước 75 VNCH là gì như thế nào , Ròm xem bên Wiki viết như vầy nè :
Nhạc phản chiến là dòng nhạc được sáng tác ra nhằm bày tỏ thái độ phản đối, không tán thành chiến tranh từ phía nhạc sĩ, đôi khi là để ủng hộ chủ nghĩa hòa bình. Sự không tán thành này có thể thể hiện qua những giai từ phê phán trực tiếp chiến tranh hay bày tỏ thái độ chán ghét chiến tranh, và cả những đồng cảm sẻ chia cùng những nạn nhân của chiến tranh.
Dòng nhạc phản chiến trong một số trường hợp có thể bị chính quyền cấm biểu diễn[1], và cũng không hiếm khi bị từ chối tại các kênh truyền hình, kênh âm nhạc độc lập[2].
Tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam tạo cảm hứng mạnh mẽ cho những tên tuổi lớn như Trịnh Công Sơn (với dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn), Phạm Duy ở miền Nam và Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên ở miền Bắc[5] (phong trào "tiếng hát át tiếng bom" "để động viên tinh thần các chiến sĩ"[6]). Riêng về dòng nhạc phản chiến tại miền Nam có sự tham gia nổi bật của Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ,...
https://vi.wikipedia.org/.../Nh%E1%BA%A1c_ph%E1%BA%A3n...
Nhạc phản chiến là dòng nhạc được sáng tác ra nhằm bày tỏ thái độ phản đối, không tán thành chiến tranh từ phía nhạc sĩ, đôi khi là để ủng hộ chủ nghĩa hòa bình. Sự không tán thành này có thể thể hiện qua những giai từ phê phán trực tiếp chiến tranh hay bày tỏ thái độ chán ghét chiến tranh, và cả những đồng cảm sẻ chia cùng những nạn nhân của chiến tranh.
Dòng nhạc phản chiến trong một số trường hợp có thể bị chính quyền cấm biểu diễn[1], và cũng không hiếm khi bị từ chối tại các kênh truyền hình, kênh âm nhạc độc lập[2].
Tại Việt Nam, cuộc chiến tranh Việt Nam tạo cảm hứng mạnh mẽ cho những tên tuổi lớn như Trịnh Công Sơn (với dòng nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn), Phạm Duy ở miền Nam và Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên ở miền Bắc[5] (phong trào "tiếng hát át tiếng bom" "để động viên tinh thần các chiến sĩ"[6]). Riêng về dòng nhạc phản chiến tại miền Nam có sự tham gia nổi bật của Trịnh Công Sơn, Phạm Thế Mỹ,...
https://vi.wikipedia.org/.../Nh%E1%BA%A1c_ph%E1%BA%A3n...
Nhạc phản chiến[sửa | sửa mã nguồn]
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người tiêu biểu nhất cho phong trào nhạc phản chiến này là Trịnh Công Sơn.
Bắt đầu từ khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly đã chinh phục giới trẻ, đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình. Năm 1968, sau sự kiên Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn tung ra tập nhạc Kinh Việt Nam. Năm 1969, Trịnh Công Sơn cho ra tiếp tập Ta phải thấy mặt trời, rồi sau đó là Ca khúc da vàng. Với các ca khúc Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người ngừng chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì cuộc chiến.
Song song với nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, sau Tết Mậu Thân năm 1968, mầm mống chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu nảy nở ở các trường đại học tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã sáng tác các ca khúc như Hát từ cách đồng hoang, Lớn mãi không ngừng. Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường xuất hiện cùng với Hát cho đồng bào tôi nghe, trong đó hai nhạc sĩ tiêu biểu là Trần Long Ẩn và Tôn Thất Lập. Năm 1971, một tập nhạc khác xuất hiện là Hát cùng đồng bào ta. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là: Sức mạnh nhân dân của Trương Quốc Khánh, Tình nghĩa Bắc Nam của Nguyễn Văn Sanh, Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân... Phạm Thế Mỹ cũng viết Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam.
Phạm Duy cũng sáng tác một số ca khúc phản đối cuộc chiến tranh Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu... Trong đó ca khúc Kỷ vật cho em phổ từ thơ Linh Phương trở nên rất nổi tiếng, được các danh ca của Sài Gòn khi đó như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly hát thường xuyên tại các phòng tra, vũ trường gây nên các tác động mạnh mẽ tới khán giả.
Lê Hựu Hà cũng là một người có nhiều sáng tác trong phong trào phản đối chiến tranh tiêu biểu là bài hát Hãy nhìn xuống chân...
https://vi.wikipedia.org/.../T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1...
Khi cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng lan rộng, ở miền Nam, không chỉ có các nhạc sĩ sáng tác các bài hát ca ngợi người lính Việt Nam Cộng hòa mà còn xuất hiện nhiều ca khúc phản chiến. Người tiêu biểu nhất cho phong trào nhạc phản chiến này là Trịnh Công Sơn.
Bắt đầu từ khoảng năm 1966, những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly đã chinh phục giới trẻ, đánh trúng tâm lý chán ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình. Năm 1968, sau sự kiên Tết Mậu Thân, Trịnh Công Sơn tung ra tập nhạc Kinh Việt Nam. Năm 1969, Trịnh Công Sơn cho ra tiếp tập Ta phải thấy mặt trời, rồi sau đó là Ca khúc da vàng. Với các ca khúc Nối vòng tay lớn, Bài ca dành cho những xác người, Gia tài của mẹ... Trịnh Công Sơn kêu gọi mọi người ngừng chiến tranh, nêu lên một hình ảnh Việt Nam đau thương vì cuộc chiến.
Song song với nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, sau Tết Mậu Thân năm 1968, mầm mống chống đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt đầu nảy nở ở các trường đại học tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Miên Đức Thắng đã sáng tác các ca khúc như Hát từ cách đồng hoang, Lớn mãi không ngừng. Phong trào học sinh và sinh viên xuống đường xuất hiện cùng với Hát cho đồng bào tôi nghe, trong đó hai nhạc sĩ tiêu biểu là Trần Long Ẩn và Tôn Thất Lập. Năm 1971, một tập nhạc khác xuất hiện là Hát cùng đồng bào ta. Những bài hát xuống đường được giới sinh viên học sinh hát nhiều nhất lúc đó là: Sức mạnh nhân dân của Trương Quốc Khánh, Tình nghĩa Bắc Nam của Nguyễn Văn Sanh, Dậy mà đi của Nguyễn Xuân Tân... Phạm Thế Mỹ cũng viết Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Thương quá Việt Nam.
Phạm Duy cũng sáng tác một số ca khúc phản đối cuộc chiến tranh Kỷ vật cho em, Chuyện hai người lính, Khi tôi về, Tình khúc trên chiến trường tồi tệ, Thầm gọi tên nhau trên chiến trường tồi tệ, Tưởng như còn người yêu... Trong đó ca khúc Kỷ vật cho em phổ từ thơ Linh Phương trở nên rất nổi tiếng, được các danh ca của Sài Gòn khi đó như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly hát thường xuyên tại các phòng tra, vũ trường gây nên các tác động mạnh mẽ tới khán giả.
Lê Hựu Hà cũng là một người có nhiều sáng tác trong phong trào phản đối chiến tranh tiêu biểu là bài hát Hãy nhìn xuống chân...
https://vi.wikipedia.org/.../T%C3%A2n_nh%E1%BA%A1c_Vi%E1...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm