Trong phần hình ảnh này sẽ là những hình ảnh trộn lộn ,không thời gian không phân loại .....coi như thập cẩm hầm bà lằng nha bà con hehehe nhưng nói chung toàn là hình ảnh của thời Miền Nam Việt Nam cỘng Hòa trước năm 1975 :
++-----------------------++
SaiGon 1970
Chợ Bà Chiểu 1968
Góc Nguyễn Đình Chiểu - Trương Minh Giảng - Hiền Vương (Trần Quốc Toản - Trần Quốc Thảo - Võ Thị Sáu bây giờ). Tòa nhà lớn kiểu Pháp trong hình là Nha Hàng Không Dân Sự
Trước cổng chùa Vĩnh Nghiêm
+
Đường Công Lý
Người đẹp Sài Thành
Thơ và ảnh Hoài Niệm
ST
Che dù qua phố nắng trưa,
Kính đen đủ thấy đường đưa bước tình ?
Điệu đà năm ngón tay xinh,
Thơm quai ví xách...linh tinh những gì ?
Lược gương, son phấn đôi khi...
Lá thư gói tiếng thầm thì trái tim.
Một thời tóc buộc bandeau
Đi chợ, đi học...đi vào đám đông.
Áo dài eo thắt lưng ong
Tà thơm tay vịn gió lồng vu vơ
Trong ngoài thanh khiết ngây thơ
Đêm về không biết em mơ ước gì ?
Tuyệt vời thay thời nữ sinh
Áo dài trắng nõn xuân tình trắng trong
Yêu đời giấu kín trong lòng
Yêu người giữ giữa môi hồng không son
Đi về nắng đỡ lưng ong
Nghe từ gió bụi nụ hôn gửi thầm.
Chiều về sánh bước phố đông
Tam nương toả sáng dòng sông chân người
Em : tự nhiên...đẹp môi cười
Em : che tay... nắm nguồn vui dâng tràn
Em : nhắm mắt...cười mơ màng
Ba cặp môi ấy ướp toàn hương sen
Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn trên đường Nguyễn Đình Chiểu
Trường Y Dược Sài Gòn cũ (đây là cơ sở đầu tiên số 28 đường Testard (nay là bảo tàng chứng tích chiến tranh ở Võ Văn Tần)
Trụ sở Quốc Hội (Hạ Nghị Viện) bị pháo kích năm 68
Photos by Thomas W. Johnson
Bệnh viện Cơ Đốc ở số 2 Võ Tánh (góc ngã tư Phú Nhuận bây giờ)
Ảnh về sau
Bên phải ảnh là đường Nguyễn Kiệm bây giờ
Bệnh viện 3 dã chiến của quân đội Mỹ
Tổng tư lệnh quân đội Mỹ đến thăm bệnh viện, phía sau hình là cổng chính vào Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH (Trại Trần Hưng Đạo)
Photos by Thomas W. Johnson
Tổng Y Viện Cộng Hòa của quân đội VNCH
(nay là Bệnh viện 175 ở Gò Vấp)
Trường nữ sinh Gia Long
(nay là THPT Nguyễn Thị Minh Khai trên đường Điện Biên Phủ)
Photos by Thomas W. Johnson
Hình mới nhưng xe cũ, xe Đắc Xông này từng một thời vang bóng
BV Từ Dũ Thời Pháp
Trong hình là Bệnh Viện Từ Dũ, đại lộ Chasseloup Laubat sau là Hồng Thập Tự, giờ là Nguyễn Thị Minh Khai. Hàng cây ven đường bây giờ cao chót vót
Xử tử! Tiếc là không phải Kaput tên Hồ Tặc
Chợ Gò Vấp xưa
Hàng quán trong chợ
Quang cảnh một con đường ở Gò Vấp
Lycée Franco Annamite (nay là Đại học Sài Gòn trên đường An Dương Vương, trước 75 trường Fraternité / Bác Ái)
ĐH Saigon bây giờ
Trường này Hàn có học niên khóa 75-76. Phần đông là người Hoa, nói tiếng Pháp không tệ, trước là trường Tây dạy cho Tàu. Và khi VC mới 'tiếp thu' thì các giáo sư thường nói sỏ lá chế độ bằng tiếng Pháp, nhưng bọn cán ngố cứ tưởng khen cách mạng
Trường Bác Ái - collège Fraternité (Lycée Franco - Chinois)
Được thành lập vào năm 1908. Năm 1983 , Hiệp hội Bác Ái Saigon - Cholon , được thành lập bởi một nhóm các cựu giáo sư, học sinh và ông Michel BRUN, hiệu trưởng, nhằm mục đích nối lại liên lạc với đại gia đình của Fraterniens.
Lycée Franco-Chinois sau này là trường Bác Ái ( collège Fraternité ) và sau năm 1975 trở thành Trường Cao đẳng sư phạm.
Được thành lập vào năm 1908. Năm 1983 , Hiệp hội Bác Ái Saigon - Cholon , được thành lập bởi một nhóm các cựu giáo sư, học sinh và ông Michel BRUN, hiệu trưởng, nhằm mục đích nối lại liên lạc với đại gia đình của Fraterniens.
Lycée Franco-Chinois sau này là trường Bác Ái ( collège Fraternité ) và sau năm 1975 trở thành Trường Cao đẳng sư phạm.
+
+
Tòa nhà giữa ảnh là Bộ Ngoại Giao VNCH ở góc Pasteur - Alexandre de Rhodes
SaiGon 1986 (?)
Bộ Giao Thông Vận Tải VNCH trước chợ Bến Thành, lúc đầu là Bộ Giao Thông Công Chánh nằm góc Huỳnh Thúc Kháng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Pasteur, về sau dời ra đây.
Cầu Chữ Y - Tết Mậu Thân
Cầu Mống
Xa Lộ Biên Hòa
Tam Tông Miếu trên đường Cao Thắng khi xưa
Tượng Trần Nguyên Hãn thánh tổ truyền tin QLVNCH trước chợ Bến Thành
SV bị VC giựt dây
Mấy khứa này không bít bi giờ có xuống đường chống TC không ta?
Xe điện SG
Ngã 4 Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh
Tòa nhà này lúc quân đội tham gia điều hành đất nước được dùng làm nhà văn hóa, sau này lúc thành lập Đệ Nhị Cộng Hòa chuyển thành Hạ Nghị Viện.
Lính Nhật canh gác một con đường ở SG (không rõ đường nào) tháng 10/1945, lúc này Nhật đã đầu hàng
Trẻ mồ côi nạn nhân của chiến tranh tàn khốc, ở phía xa ta thấy tấm bảng đề Hội Dục Anh (góc Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi bây giờ)
Khoa Học Đại Học Đường Sài Gòn năm 1960 (giờ là ĐH Khoa Học Tự Nhiên số 227 Nguyễn Văn Cừ quận 5)
Ga Sài Gòn
Đường Nguyễn Huệ năm 1989 (?)
1989 (?)
Đường Nguyễn Thiệp năm 1989 (?)
Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiu hắt lưa thưa người xe
Sau 1975 nhìn cảnh đường phố Sài Gòn thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên có viết "Này Sài Gòn ơi bao nhiêu lâu sẽ như Hà Nội", nhìn hình này cũng khá giống ngoài Hà Nội
1989
Tòa nhà Bưu điện quận 1 nay là Saigon Centre góc Pasteur - Lê Lợi
Ngã tư Phan Đình Phùng - Trương Minh Giảng khoảng 1964 - 1965
Cầu Rạch Chiếc giờ đã bị phá
http://123.30.128.27/static/img.news/2012/07/4ffbea64d2953154004.jpg
Cầu Rạch Chiếc ngày nayXa Lộ Biên Hòa
+
+
Nhà máy xi măng Hà Tiên trên xa lộ Biên Hòa (khoảng thập niên 1960)
+
Phủ Tổng ủy di cư tị nạn phụ trách vấn đề di cư năm 1954
(nay là PC14 của công an trên đường Trần Hưng Đạo)
Bộ tư lệnh quân đội Đại Hàn tại Việt Nam nay ở số 606 đường Trần Hưng Đạo (Công ty TNHH An Phú)
Đường Trịnh Minh Thế (nay là Nguyễn Tất Thành ở quận 4)
Đài truyền hình Sài Gòn
Đài phát thanh truyền hình quân đội Mỹ ở Việt Nam nằm sát đài truyền hình Sài Gòn góc Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng bây giờ
Trụ sở cơ quan hỗ trợ VNCH của khối Thế Giới Tự Do (giờ là nhà hàng Kỳ Hòa sát bên nhà hát Hòa Bình trên đường 3/2, tòa nhà cắm các lá cờ đi ngoài đường nhìn vào rất dễ thấy)
+
Trường Bộ Binh Thủ Đức
(nay là trường ĐH Giao Thông Vận Tải trên đường Lê Văn Việt ngã tư Thủ Đức đi vào)
Nghĩa trang lính Pháp ở ngã tư Bảy Hiền nay là triển lãm quốc tế trên đường Hoàng Văn Thụ (đối diện THPT Nguyễn Thượng Hiền), hình chụp năm 1968 trong Tết Mậu Thân
Đ. Phan Đình Phùng - 1971
SaiGon 1971
Khúc này là giao lộ Đoàn Thị Điểm - Hiền Vương (nay là Trương Định - Võ Thị Sáu)
Đường Tự Do góc công viên Chi Lăng - 1971
ĐHTN? Đại Học TN. Chưa tìm ra TN là gì? Hoa chăng TNĐ thì có thể decode ra Tây Nhà Đèn
Công viên Vạn Xuân góc Pasteur-Trần Quý Cáp (nay là nhà thi đấu Phan Đình Phùng)
+
Công viên trước dinh Gia Long
+++++++++++++++++++++++++
bacthanhrau wrote on Aug 6, edited on Aug 6
Cám ơn Ròm, xem những bức ảnh này muốn...khóc ! Nhất là bức ảnh về trường Bộ Binh Thủ Đức !
|
bacthanhrau said
Cám ơn Ròm, xem những bức ảnh này muốn...khóc ! Nhất là bức ảnh về trường Bộ Binh Thủ Đức !
Xem thêm ở đây nè ,nếu hên thì có hình anh ở trong đó (?)http://nam64.multiply.com/journal/item/2295/2295
|
bacthanhrau wrote on Aug 6
NHỮNG NGÀY Ở LIÊN TRƯỜNG VÕ KHOA THỦ ĐỨC
( Xin thân tặng tất cả những bạn bè đồng khóa 5/70 Sĩ quan trừ bị Bộ Binh Thủ Đức. Thân tặng khóa 4/70 Đặc Biệt, là khóa huynh trưởng dìu dắt khóa tôi trong hơn một tháng rưỡi " huấn nhục " ) Vào năm 1970, dù tôi có đủ điều kiện để được hoãn dịch và tiếp tục cuộc sống dân sự, tôi đã tình nguyện nhập ngũ. Binh chủng mà tôi chọn để bắt đầu cho binh nghiệp là không quân. Năm ấy, không quân có đợt tuyển sĩ quan hiện dịch cho cả hai ngành, phi hành ( tức là mấy cậu lái máy bay ) và không phi hành ( tức là mấy cậu chuyên trách về kỹ thuật và yểm trợ ). Điều kiện để được trúng tuyển ớ hai ngành này cũng khác nhau. Để thành một phi công tương lai, điều kiện học lực tối thiểu phải có bằng tú tài phần thứ nhất ( tương đối dễ dàng hơn anh kỹ thuật : tối thiểu phải có tú tài phần hai ), nhưng điều kiện về sức khỏe là toàn hảo ( kể cả chiều cao, sức nặng, mắt, mũi, tai. . .vân vân ) một thứ cửa ải khó qua cho giấc mộng bay bổng. Và quả thật như thế, tôi không hội đủ điều kiện sức khỏe để trở thành một phi công, và thay vì quay về nhà, trở lại trường học, tôi quyết định trở thành một sĩ quan không quân. . .không phi hành, có nghĩa là một anh không quân. . .không biết bay !!! Một tuần sau, sau ngày đăng ký, làm một số thủ tục hành chính, an ninh cần thiết, rồi khám sức khỏe. . . , tôi nhận được giấy báo trúng tuyển khóa 5 sĩ quan không phi hành của Không Lực VNCH và cho biết luôn ngày giờ trình diện Bộ Tư Lệnh Không Quân tại phi trường TSN. Đêm trước ngày trình diện, tôi đã không ngủ được, ngồi bên bàn học, mắt đăm đăm nhìn tủ sách mà đầu óc cứ lăng xăng rảo bước đến tận vùng trời thơ ấu. Sáng ngày hôm sau ba tôi phải đánh thức tôi dậy để chuẩn bị, và tôi thức giấc với một thân thể mệt mõi rã rời. . . Ở miền Nam, có một nghịch lý trong chính sách đối với những người lính, những người tham gia quân đội. Có hai " diện " chính sách trong quân đội, đó là trừ bị ( reserve ) và hiện dịch ( regular ). Trên nguyên tắc, lính trừ bị là hạng quân đội mà những người lính chỉ thi hành nghĩa vụ công dân trong một thời hạn nhất định rồi sau đó trở về với đời sống dân sự và chỉ được gọi tái ngũ khi quốc gia cần đến. Còn lính hiện dịch là loại lính chuyên nghiệp, những người tình nguyện chọn binh nghiệp cho đời mình. Đấy là trên danh nghĩa, chứ thực tế, họ chỉ khác nhau ở chính sách đối đãi và , một số binh chủng ở quá trình huấn luyện, còn thì anh nào khi đã nhập ngũ ở VN thì xem như mang nghiệp lính. . .suốt đời. Họ chỉ rời bỏ hàng ngũ khi lên. . .bàn thờ, hoặc tàn phế, hay. . .đào ngũ !! Ở miền Nam có hai trường đào tạo sĩ quan cho quân đội, một trừ bị và một hiện dịch. Đó là trường Bộ Binh Thủ Đức, hay trường Võ Khoa Thủ Đức đào tạo sĩ quan trừ bị cung cấp cho mọi binh chủng với học trình cơ bản là chín tháng; trường kia là trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, đào tạo sĩ quan hiện dịch với học trình là bốn năm. Ngoài ra, đặc biệt ở binh chủng Hải và Không Quân, họ có trường đào tạo sĩ quan hiện dịch cho riêng binh chủng của họ, và cả hai trường huấn luyện quân sự này đều ở Nha Trang. Riêng đối với binh chủng KQ và HQ, thì khi có nhu cầu sĩ quan trừ bị, họ vẫn được trường BBTĐ cung cấp, và tất cả sĩ quan này đều thuộc diện trừ bị. Còn trường hợp bạn tình nguyện đăng ký trực tiếp ban tuyển mộ của binh chủng, bạn sẽ thuộc diện hiện dịch. Chương trình huấn luyện và đào tạo sĩ quan hiện dịch của binh chủng Không Quân lại phân biệt ra hai loại phi hành và không phi hành. Không kể những chương trình đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn sau này ( chẳng hạn như theo ngành kỹ thuật nào, còn nếu như bay thì bay loại máy bay nào ), còn thụ huấn quân sự cũng khác nhau giữa hai loại. Anh phi hành sẽ được thụ huấn quân sự tại quân trường Nha Trang như đã nói,; còn anh không phi hành thì lại được gửi đi thụ huấn tại trường. . .Bộ Binh Thủ Đức !! Theo đúng chương trình và học chung với mọi sinh viên sĩ quan khác của trường này, tức trường Bộ Binh Thủ Đức hay Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. ( Đến giờ này tôi cũng không hiểu tại sao lại phải. . .rắc rối như thế. ) Như đã nói, trường BBTĐ đào tạo sĩ quan trừ bị cho mọi sắc lính. Với học trình là 9 tháng, họ trang bị cho người sĩ quan tương lai đó những kiến thức và kinh nghiệm, rèn luyện thể xác, và điều kiện tinh thần để chỉ huy, từ cấp tiểu đội, trung đội cho đến đại đội. Suốt thời gian chín tháng quân trường, sinh viên sĩ quan được tập trung học tập liên tục, mỗi tuần đều được cấp 24 giờ phép vào ngày Chủ nhật nếu sinh viên đó không vi phạp kỷ luật, trừ hai tháng đầu được gọi là " thời gian huấn nhục " không được đi phép ngày nào. Cho đến năm 1970, chương trình huấn luyện này lại thay đổi. Thời gian 9 tháng lại được tách ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: 3 tháng, tập trung học tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, giai đoạn 2: 6 tháng mới chính thức học tại trường BBTĐ. Tôi rơi vào trương hợp sau này. Khóa 5 sĩ quan hiện dịch không phi hành của binh chủng KQ năm ấy gồm tất cả 80 sinh viên sĩ quan được gửi đi . . .học " ké " với khóa 5/70 trường Bộ Binh Thủ Đức với giai đoạn 1 là gia nhập tiểu đoàn Nguyễn Huệ tại TTHLQT. Sau khi hoàn tất giai đoạn 1 với những kiến thức cơ bản quân sự và thuật chỉ huy cấp tiểu đội, tất cả đều được " chuyển trại " qua trường BBTĐ và khai mạc khóa với những ngày đầu tiên của 6 tuần " huấn nhục ". Riêng 80 người anh em KQ chúng tôi lại được Bộ Tư Lệnh Không Quân " lãnh " về và cho đi phép một tuần lễ gọi là. . .xả hơi. Sau những ngày phép 'huy hoàng " anh em được hai chiếc xe của KQ đưa thẳng lên trường BBTĐ để nhập khóa. ( có nghĩa là 80 cậu SVSQ Không quân này nhập khóa trễ hơn thiên hạ một tuần lễ, trong khi những anh em cùng khóa khác đã. . .làm quen với " những ngày máu lửa đầu tiên của thời kỳ huấn nhục ". Hai chiếc bus của căn cứ không quân TSN chở 80 vinh viên sĩ quan không phi hành đến cổng trường BBTĐ vào khoảng 3 giờ chiều. Từ trên xe đang giảm tốc độ lăn bánh từ từ hướng về cánh cổng ( để trình sự vụ lệnh cho an ninh cổng, và cánh cổng từ từ mở ra ) tôi có thể phóng tầm nhìn vào khoảng sân đất đỏ mênh mông phía bên kia cánh cổng, mà sau này tôi biết đó là Vũ Đình Trường ( nơi được tổ chức những nghi lễ quan trọng cho toàn trường ), tôi có thể nhìn thấy lố nhố một số sinh viên khóa trước ( huynh trưởng ) đang chạy tới chạy lui, có vẻ lăng xăng nôn nóng một điều gì đó. Và thấp thoáng ở góc sân là hai chiếc xe. . .hồng thập tự , với một hai nhân viên mặc áo blu trắng như trong bệnh viện. Như đã được set up từ trước, khi vừa vượt qua cánh cổng, chiếc xe đầu tăng tốc độ tách rời chiếc sau, để sao cho khi dừng bánh thì chiếc đầu đỗ ở gần cuối sân, và chiếc sau đỗ lại khoảng giữa sân. Khi xe vừa dừng hẳn thì đám huynh trưởng ùa đến như bầy gà đang ùa đến hai. . .lon thóc. Thực ra chỉ có 8 huynh trưởng chính thức được nhà trường cử đến " đón " chúng tôi, để làm những " thủ tục lễ độ dằn mặt " chào Vũ Đình Trường với " chỉ tiêu " rất ấn tượng là làm sao cho. . .ngất xỉu hơn nửa quân số thì mới kết thúc trò " đón tiếp phủ đầu này ". Rồi sau đó cũng chính những " huynh trưởng thân ái " này sẽ phân phối quân số về các đại đội khác nhau. Nguyên tắc thì mỗi xe được 4 huynh trưởng " chăm sóc ", số còn lại bu quanh để. . .gầm thét thị uy. Bốn SVSQ đến bên xe tôi, anh nào anh nấy da mặt đen bóng như tượng đồng, rồi hét lên: " Các anh nghe đây, lệnh phải tức khắc thi hành không được chậm trễ. Tất cả có 30 giây xuống xe, nghe chưa, nào. . .bắt đầu. . .XUÔỐNNGG !! " Dù đã kinh qua 3 tháng quân trường " đổ mồ hôi " ở TTHLQT, chúng tôi vẫn bị áp đảo bởi những tiếng thét vang vọng Vũ đình trường, đó là chưa kể hàng hàng lớp lớp huynh trưởng " ăn theo" hét toáng lên: " mấy anh lè phè, giờ này mới đến, mấy anh sống trên. . .xương máu bạn bè hả? " Anh kia, sao cứ chậm như rùa vậy? Xuống, không cần bước, mà. . .bay xuống, không quân mà không biết bay hả? Xuống , xuống !!! ". . . . Và sau đó là màn. . .vừa ôm hành lý vừa chạy chào sân, lác đác một vài anh đầu tiên đuối sức, ngã cắm đầu xuống đất. Lại nghe tiếng thét của một huynh trưởng nào đó: " Huynh trưởng ơi, có anh này xỉu nè ! " Một huynh trưởng khác đáp lại: " Cứ đái vào miệng ảnh, ảnh sẽ tỉnh lại liền hà !! ". . . Phải thành thật mà nói, những ngày tháng "huấn nhục" của quân trường Thủ Đức, thì những giây phút được " đón tiếp" là gây ấn tượng, và đáng nhớ nhất !! ( Nghe nói, giai đọan " huấn nhục" của trường Võ Bị Quốc Gia còn. . ."khủng khiếp" hơn ) Và sau ngày hôm đó là 6 tuần lễ "tơi bời hoa lá". Với một tân khóa sinh ( trong suốt thời gian huấn nhục, thì mình vẫn chưa được gọi là sinh viên sĩ quan, trên ve áo quân phục vẫn chưa được mang phù hiệu ALPHA hình con cá ! ) anh phải tuân hành hằng tá nội qui "vượt trội" mà SVSQ khác không phải tuân thủ : Chẳng hạn, rời khỏi lán trại đi bất cứ đâu, thì anh phải chạy, chứ không được đi bộ tà tà; quân trang quân phục thì khỏi nói, từ cách cột dây giày, thắt dây lưng, mang thẻ bài sao cho đúng cách; cách chào kính các sĩ quan cơ hữu trong quân trường và các SVSQ khóa đàn anh. . .vân vân, có hằng chục món mà mình phải nhớ nằm lòng, để mỗi khi rời lán trại đi đâu, khỏi bất ngờ bị "ốp" lại bởi một tiếng thét nào đó vọng lại từ bất cứ hướng nào: " Anh kia, trình diện huynh trưởng coi ! " Chỉ cần nghe như thế, là biết mình " đời tàn trong ngõ hẹp". Gặp phải huynh trưởng nào "hiền lành" bắt quả tang mình đang đi bộ tà tà ( vì thấy không có ai chung quanh ) chỉ nhắc nhở bằng cách cất giọng: " Anh kia, anh có biết chạy hôn anh ? " Vậy là biết mình được. . .tha bổng, vừa chạy lúp xúp vừa đáp lí nhí: " dạ, dạ biết, huynh trưởng " Trong một hai tuần lễ đầu tiên, anh nào cũng " thù" huynh trưởng tới tận xương. Sức chịu đựng cả thể xác lẫn tinh thần được thử thách đến cực điểm. Rồi ngày qua ngày, " mối thù" đó càng ngày càng giảm và cho đến ngày lễ " Gắn ALPHA ", chấm dứt giai đoạn huấn nhục, thì như một phép lạ " mối thù" được thay thế bằng một tình cảm thân thương hiếm thấy. . . . . Sau nhiều ngày tập dượt cho ngày " Lễ gắn ALPHA ", thì ngày thiêng liêng đó cũng đến. Bao nhiêu nao nức, chờ đợi kết thúc thời gian huấn nhục rồi cũng sẽ đến thôi, " gian khổ " đã qua, và nhất là sự hấp dẫn của. . .ngày đi phép đầu tiên 24 giờ !! ĐÊM GẮN ALPHA Sau khi mặt trời vừa lặn khuất chân trời, bóng đêm bắt đầu phủ xuống bầu trời Tăng Nhơn Phú, giàn đèn cao áp xung quanh Vũ Đình Trường đêm nay được bật lên sáng rực. Khán đài chính rực rỡ hoa cờ. Giải băng rôn với hàng chữ ngạo nghễ: " LỄ GẮN ALPHA KHÓA 5/70 TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC " phần phật trong cơn gió. Tất cả tiểu đoàn 1 tân khóa sinh đã tập trung đầy đủ, với đồng phục tiểu lễ. Sắp hàng chỉnh tề theo từng đại đội. Tát cả đều hướng mặt vế khán đài chính. Trên khán đài chính, có sự hiện diện của Trung tướng Tư lệnh ( Tư lệnh TBBTĐ thời bấy giờ ) và một số tướng tá khác. Sau lễ chào quốc kỳ và một số thủ tục nghi lễ, ông tướng đọc bài phát biểu về khóa 5/70 sĩ quan trừ bị bộ binh. Và để chấm dứt bài phát biểu của mình, một cách bất ngờ, ông dõng dạc : " Hỡi tất cả các tân khóa sinh tiểu đoàn 1 khóa 5/70 !!. . . .các. . .NGƯƠI hãy quì xuống !! " Và như một lớp sóng người sụp xuống. Dàn quân nhạc bắt đầu trỗi lên bài " Chi Lăng " trầm thống. Tất cả mọi ngọn đèn cao áp ở Vũ Đình Trường đồng loạt tắt phụp. Thay vào đó, những ngọn đuốc đã đưọc cắm từ trước vòng quanh Vũ Đình Trường được thắp lên. Hàng huynh trưởng đứng dàn hàng ngang đằng sau mỗi đại đội từ từ tiến lên, mỗi huynh trưởng phụ trách gắn ALPHA cho một hàng tân khóa sinh khoảng 10 người. Cặp quân hàm ALPHA hình "con cá" đã được đút sẵn ở túi quần sau của mỗi tân khóa sinh, huynh trưởng từ đằng sau bước đến, chỉ cần khẻ cúi nguời là có thể rút cặp ALPHA từ trong túi quần của tân khóa sinh một cách dễ dàng rồi nhẹ nhàng, với một thao tác gọn lẹ, huynh trưởng gắn cặp ALPHA lên đôi vai của tân khóa sinh, kèm theo những lời khuyên nhủ của một người anh. Khi những tân khóa sinh cuối cùng đã được gắn xong, thì dàn nhạc đã chơi đến đoạn kết. Khi dàn nhạc chơi đến nốt cuối cùng, thì tất cả huynh trưởng đều hoàn tất phần việc của mình. Chúng tôi vẫn quì, huynh trưởng vẫn đứng nghiêm , tất cả chìm trong im lặng, trong ánh lửa bập bùng hắt lên từ những ngọn đuốc, chờ đợi. Cũng bất ngờ như lúc đầu, giọng Tướng Tư Lệnh vang lên : " Tất cả các tân. . .sinh viên sĩ quan hãy. . .đứng dậy !! ". Chúng tôi đứng lên, toàn bộ những ngọn đèn cao áp vụt sáng. Và dàn quân nhạc trỗi lên một khúc hùng ca đầy hưng phấn và vui tươi. Buổi lễ kết thúc. . . . Đêm hôm ấy, tôi tin rằng là một đêm khó ngủ với hầu hết mọi anh em. Và nếu có chìm vào giấc ngủ, chắc chắn sẽ cùng với hình ảnh của tờ giấy đi phép đầu tiên kể từ ngày. . .chào sân Vũ Đình Trường chiều hôm ấy. Vũ Đình Trường giờ đây đã chìm trong yên lặng, nhưng dường như đang đầy ắp niềm vui chớ không còn vẻ. . .đe dọa như ngày nào. . . . . Sau ngày mãn khóa, tôi cùng 80 anh em khác được trả về với Không Quân, những bạn bè khác, mỗi người mỗi nơi, phục vụ ở những đơn vị và những binh chủng khác nhau. Chiến tranh trên quê hương ngày càng khốc liệt, kẻ mất người còn. Sinh mệnh chung của dân tộc bất hạnh đã mang chúng ta lại với nhau, cùng gặp nhau để có thêm một nếm trải một mặt cắt khác của cuộc đời. Chưa biết xấu tốt ra sao, nhưng mỗi lần nhớ đến nhau, tôi tin rằng mình đều có chung một vùng ký ức êm đềm. Phải thế không, hỡi những người bạn của khóa 5/70 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức ? |
bacthanhrau said
Cặp quân hàm ALPHA hình "con cá"
Trích đoạn :
......
Trường Bộ binh Thủ Đức là nơi tôi đã từng trải qua với vô vàn kỷ niệm, vui cũng như buồn rất khó quên. Bò hỏa lực, đoạn đường chiến binh, leo dây tử thần, hít đất, thụt dầu, phạt dã chiến là những món “ăn chơi” không thể thiếu trong thời gian “huấn nhục” của người chiến binh. Vui nhất phải kể đến những lần về phép cuối tuần tại Sài Gòn nếu không có lệnh “cấm trại 100%”.
Người ta thường gọi sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi là “lính con cá” vì trên cầu vai không có lon mà chỉ có chữ Alpha tựa như hình con cá! Phải đợi đến khi tốt nghiệp ra trường mới được đeo lon Chuẩn úy (Omega). Trường Bộ binh Thủ Đức có “khu bưu chính” (KBC) mang số hiệu 4100, con số 4100 (bốn ngàn một trăm) được sinh viên chúng tôi đọc trại thành “bốn người một mâm”… chả là vì mỗi khi lên “nhà bàn” ăn cơm thì cứ bốn người ngồi chung một carrée!
Sinh viên Sĩ quan Thủ Đức
|
Blog vẫn còn nguyện mà mất đâu mà mất, chắc ăn làm thêm nhà nữa cất đi....Hehehehehehe
Trả lờiXóaNó cấm cửa đâu khoảng hơn một ngày đó .Sau khi Ròm liên lạc báo cho google team biết thì nó có báo lỗi của nó và nó mở cửa ra lại .
XóaCùng góp ý với bạn Năm Ròn : hình Trường BB TD có chiếc trực thăng đậu là Vũ đình trường , bên phải là trường Thiết Giáp ; đối diện là khối Quân Huấn/TBB cuối hình là rạp ciné và câu lạc bộ _hình kế tiếp ; bên phải là kho vũ khí đối diện ben kia vũ đình trường là Bộ chỉ huy _Quang/ k. 26/ khối quân huân/ ph. TVM
Trả lờiXóaHình chạy giặc tết mậu thân hình như có tui trong đó,cái thằng chạy đầu mặc áo ca rô có mái tóc hình chữ V đó anh ròm ui!
Trả lờiXóaHình nào sao Ròm hổng thấy vậy há
Xóa