Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

12 thg 8, 2012

Những Vị Tướng VNCH đã Tự Sát 30/04/1975


Tướng Lãnh VNCH 30/04/1975
  

Những Vị Tướng Tự Sát :



* Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975)

Vào lúc 11 Giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã các binh sỉ đã tự kết liễu đời mình.

* Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 (19??-1975 )

Tướng Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc Bình long. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối.

* Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975)

Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê.

* Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975)

Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm.

* Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975)

Thiếu Tướng Phú là người trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái quân dân khòi ba tỉnh Cao Nguyên, đã bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đại. Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75.

* Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975)

Ðại Tá Hồ ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng. Ðại Tá Cẩn đã bị quân cộng sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ.

* Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh

Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục.

* Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long

Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long tuẩn tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến.


Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trước ngày mất nước 

01. Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu, Tồng Thống kiêm Tư Lệnh Việt Nam Cọng Hoà. Lúc từ chức (ngày 21 tháng 4, 1975), ông tuyên bố là ông trở về quân đội để tiếp tục chiến đấu. Ngày 25,4,1975 ông Thiệu cùng ông Trần Thiện Khiêm rời Việt Nam trên một chuyến bay do Toà Ðại Sứ Hoa Kỳ tổ chức.

02 Ðại Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng Kiêm Tồng Trưởng Quốc Phòng – từ chức thượng tuần tháng tư 1975 và rời Việt Nam cùng lúc với Nguyễn văn Thiệu .

03 Ðại Tướng Cao văn Viên, Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà.

04 Trung Tướng Ðặng văn Quang, Phụ Tá An Ninh Quốc Gia, Phủ Tổng Thống.

05 Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Phụ Tá Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà.

06 Trung Tướng Ðồng văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng, Tổng Tham Mưu, Kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.

07 Trung Tướng Trần văn Trung, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.

08 Trung Tướng Phan Trọng Chinh, Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục Quân Huấn.

09 Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, Quân Khu 1. Người hùng của chiến trường Thành nội Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 và chiến trường Huế-Quảng Trị trong trận chiến Mùa Hè đỏ lửa 1972.

10 Trung Tướng Nguyẽn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Ðoàn 3, Quân Khu 3.

11 Trung Tướng Nguyẽn văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô.

12 Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 1.

13 Thiếu Tướng Hoàng Lạc, Tư Lệnh Phó Quân Khu 1.

14 Chuẩn Tướng Trần văn Nhựt, Tư Lệnh Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.

15 Thiếu Tướng Nguyễn duy Hinh, Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.

16 Chuẩn Tướng Phan Ðình Niệm, Tư Lệnh Sư Ðoàn 22 Bộ Binh.

17 Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Ðoàn Nhảy Dù.

18 Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.

19 Phó Ðề Ðốc (Trung Tướng) Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân.

20 Trung Tướng Trần văn Minh, Tư Lệnh Không Quân.

21 Thiếu Tướng Võ xuân Lành, Tư Lệnh Phó Không Quân.

22 Chuẩn Tướng Ðổ Kiến Nhiễu, Ðô Trưởng Sài Gòn.

23 Thiếu Tướng Nguyẽn Khắc Bình, Tư Lệnh Cảnh Sát kiêm Ðặc Uỷ Trưởng Tình Báo Trung Ương, cùng các vị Tướng nắm giữ các ngành của lực lượng Cảnh Sát.


Những Vị Tướng đã rời Việt Nam trong ngày mất nước : 

01 Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ, cựu Tư Lệnh Không, cựu Phó Tổng Thống. Những ngày cuối cùng, ông tuyên bố là sẽ rút về đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tử thủ.

02 Trung Tướng Vĩnh Lộc, nhận chức Tồng Tham Mưu Trưởng, Quân Lực Việt Nam Cọng Hoà lúc 3 giờ chiều 29.04.1975.

03 Chuẩn Tướng Nhuyễn Hữu Tần, Tư Lệnh Sư Ðoàn 4 Không Quân, kiêm Tư Lệnh Không Quân từ ngày 29.04.1975.

04 Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức, nhận chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận lúc 5 giờ chiếu 29.04.1975. Khi nhận chức ông nói rằng: Nếu không xong thì ông xuống Cần Thơ đem Liên Ðoàn 7 Công Binh Kiến Tạo lên Thất Sơn (tỉnh Châu Ðốc) tổ chức chiến đấu.


Những Vị Tướng đã bị Kẹt Lại

Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung từ 12 năm đến 17 năm

01 Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Vĩnh_Nghi

02 Chuẩn Tướng Phạm ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Ðoàn 6 Không Quân, bị bắt cùng Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi khi chiến trường Phan Rang thất thủ.

03 Chuẩn Tướng Trần văn Cẩm, Tư Lệnh Phó, Quân Ðoàn 2.

04 Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn 3.

05 Chuẩn Tướng Huỳnh văn Lạc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh.

06 Thiếu Tướng Lê minh Ðảo, Tư Lệnh Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.

07 Chuẩn Tướng Mạch văn Trường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh.

08 Thiếu Tướng Lý tòng Bá, Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.

09 Ðại Tá Nguyễn Ðình Vinh, Tư Lệnh Phó Quân Khu 4.

10 Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai, Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân.

11 Chuẩn Tướng Phạm duy Chất, Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân Khu 2, chỉ huy cuộc hành quân rút bỏ tỉnh Cao Nguyên hồi tháng 3.1975.

12 Ðại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.

13 Ðại Tá Lê hữu Ðức, Quyền Tư Lệnh Phó Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến.

14 Chuẩn Tướng Lê văn Thân, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Ðộ. Nhận chức chiều 29.04.1975.

15 Chuẩn Tướng Lê trung Trực, Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng.

16 Ðại Tá Nguyễn xuân Hường, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 1 Kỵ Binh.

17 Ðại Tá Nguyễn đức Dung, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh.

18 Chuẩn Tướng Trần quang Khôi, Tư Lệnn Lữ Ðoàn 3 Kỵ Binh.

19 Ðại Tá Trần ngọc Trúc, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh.

20 Thiếu Tưóng Trần bá Di, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

21 Chuần Tướng Vũ văn Giai, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh.

22 Chuần Tướng Lê văn Tư, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn 25 Bộ Binh.

23 Thiếu Tướng Văn Thành Cao, Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.

24 Thiếu Tướng Ðoàn văn Quảng, cựu Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Biệt. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.

25 Trung Tá Bùi thế Dung, Thứ Trưởng Quốc Phòng trong thành phần chánh phủ chưa kịp trình diện.

26 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn May, Tư Lệnh Vùng 5 Duyên Hải.

27 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn bá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211.

28 Hải Quân Ðại Tá Nguyễn văn Tấn, Quyền Tư Lệnh Hải Quân vào những giờ cuối cùng.

29 Thiếu Tướng Cảnh Sát Bùi văn Nhu, Tư Lệnh Phó Cảnh Sát. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.

30 Cựu Thiếu Tướng Huỳnh văn Cao, Nghị Sĩ.

31 Chuần Tướng Hồ trung Hậu, Binh Chủng Nhảy Dù, Chánh Thanh Tra Quân Ðoàn 3.

32 Ðại Tá Nguyễn khắc Tuân nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Tham Mưu chiều 29.04.1975. Chết tại trại tù cải tạo Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh.

33 Ðại Tá Lại Ðức Chuẩn, Trưởng Phòng Nhất Tổng Tham Mưu

34 Ðại Tá Phạm bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.

35 Ðại Tá Ngô văn Minh, Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Ðô.

36 Ðại Tá Vũ Ðức Nghiêm.


Những Vị bị Cộng Sản đày đọa trong các trại tù tập trung trên 10 năm 

01 Cựu Trung Tướng Nguyễn hữu Có.

02 Cựu Ðề Ðốc Trần văn Chơn.

03 Cựu Thiếu Tướng Nguyễn chấn Á.

04 Cựu Thiếu Tướng Phan Ðình Thứ, Tự Lam Sơn.

05 Ðại tá Ðàm Trung Mộc cưụ Viện Trưởng Học Viện Cảnh Sát QG. Sau 30-4, ông bị giam tại Chí Hòa để rồi tháng 2/1976, ông bị đưa ra Vĩnh Phú rồi về Hà Tây, và ông mất tại đó vào ngày 14/11/1982, thọ 65 tuổi.


Những Vị bị Cộng Sản bị giam chưa đến 3 năm
01 Thiếu Tướng Quân Y Vũ ngọc Hoàn, cựu Cục Trưởng Cục Quân Y.

02 Chuẩn Tướng Quân Phạm bá Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y.

03 Ðại Tá Nguyễn văn Lộc, Tư Lệnh Sư Ðoàn 106 Biệt Ðộng Quân. Sư Ðoàn này thành lập vào những ngảy cuối tháng 4.1975 và bảo vệ vùng Phú Lâm, cửa ngõ phía Tây Sài Gòn. Thời gian trong tù chưa đến một năm.

04 Ðại Tá Dương thanh Sơn, em ruột Tổng Thống Dương văn Minh.

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/5292-Tướng-Lãnh-VNCH-30-04-1975


nam64 wrote on Apr 4, '11
Ròm sẽ sưu tầm thêm về hình ảnh những vị tướng đáng kính nể của VNCH sau .

nam64 wrote on Apr 4, '11
Danh sách tướng lảnh trên ,Ròm đem về từ "vietlandnews.net/forum"
Nếu bạn nào thấy có sơ sót hay bổ túc được gì thêm , làm ơn giúp giùm Ròm .
Ròm thành thật cám ơn trước .

nam64 wrote on Apr 4, '11

Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Quân Sử Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lịnh Quân đoàn IV Quân Khu IV 
Quân Sử Việt Nam, Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam
Lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 
Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam
Các cựu quân nhân đứng hầu hai bên bàn thờ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 

quangle1 wrote on Feb 22
Sinh vi tướng tử vi thần !

nam64 wrote on Apr 4, '11

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV-Quân Khu 4




Di ảnh cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng


Tiểu Sử


Xuất thân Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Tướng Lê Văn Hưng là một sĩ quan rất can trường. Hầu hết các cấp bậc từ Đại Úy trở lên của ông đều là thăng cấp đặc cách ngoài mặt trận.

Ông phục vụ tại Sư Đoàn 21 Bộ Binh giữ chức vụ từ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng. Khi còn là Trung Tá Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31, đã hai lần bay trực thăng chỉ huy bị rớt nhưng không hề hấn gì rồi được thăng cấp Đại Tá đặc cách ngoài mặt trận. Thời gian sau, được bổ nhiệm giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ).

Ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào năm 1971 và thăng cấp Chuẩn Tướng đặc cách ngoài mặt trận. Ông cũng là vị anh hùng tử thủ An Lộc từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1972. Khi An Lộc được giải tỏa, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh là Sư Đoàn ruột của ông vì ông đã lập nhiều chiến công từ khi còn là sĩ quan cấp úy tại đây.

Tháng 7 năm 1974, ông được bổ nhiệm chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV-Quân Khu 4 cho đến khi ông tự sát vào tối 30 tháng 4 năm 1975.

Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng là một sĩ quan đức độ, thâm trầm và thanh liêm. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của ông, ông đã tạo được nhiều thành tích cho quân đội và đất nước.
 
Cuộc viếng thăm chiến trường An Lộc

Từ trái sang phải: Đại Tướng Cao Văn Viên, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tá Trần Văn Nhựt (Tỉnh Trưởng Bình Long) và Trung Tướng hồi hưu Vanuxem

nam64 wrote on Apr 4, '11, edited on Apr 4, '11

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ



Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (1933-1975) là Tư lệnh Sư đoàn 5 bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hoà, là một trong năm tướng lĩnh đã tự sát trong sự kiện 30 tháng 4, 1975.

Sau trận An Lộc, Lê Nguyên Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh.

Năm 1974, Lê Nguyên Vỹ được thăng chuẩn tướng sau khi học một khóa học chỉ huy và tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ và giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh .

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi nghe nhật lệnh của tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến bàn giao. Lê Nguyên Vỹ ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Sau đó Lê Nguyên Vỹ dùng khẩu Beretta 6.35 bắn vào đầu tự sát.

Thi thể Lê Nguyên Vỹ được an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh, sau đó được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp.

Năm 1987, hài cốt Lê Nguyên Vỹ được thân mẫu (mẹ) hỏa thiêu và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tây.

Lê Nguyên Vỹ được đánh giá là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, năng nổ, có tài tham mưu và là một chỉ huỵ thanh liêm, không ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ.


nam64 wrote on Apr 4, '11


Chuẩn Tướng  Lê nguyên Vỹ       
(1933 – 1975)

Chuẩn Tướng  Lê văn Hưng
(1933 – 1975)

Chuẩn Tướng  Trần văn Hai
(1926 – 1975)

Thiếu Tướng  Nguyễn khoa Nam
(1927 – 1975)

Thiếu Tướng  Phạm văn Phú
(1929 – 1975)
Tác Phẩm của Điêu Khắc Gia Phạm Thế Trung
http://www.phamthetrung.blogspot.com 

lehongtru wrote on Apr 4, '11
Mấy bức tượng đẹp quá anh Ròm ui.

nam64 wrote on Apr 4, '11

Tổ Quốc Ghi Ơn 



Những Anh Hùng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


(Phạm Phong Dinh)
Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam :
Những Kỷ Niệm Gia Đình Với Tướng Nguyễn Khoa Nam (Nguyễn Thái Dương)
Thương Tiếc Viết Về Tướng Nguyễn Khoa Nam (Nguyễn Khoa Phước)
Tướng Nguyễn Khoa Nam : Cuộc Đời Thành Huyền Thoại (Phạm Văn Thanh)
Ngày Tàn Của Cuộc Chiến :Tướng Nguyễn Khoa Nam (Lê Nguyên Bình)
Những Giờ Sau Cùng Của Tướng Nguyễn Khoa Nam (Hồi Ký của Cựu Trung Úy Lê Ngọc Danh, Tùy Viên Của Tướng Nguyễn Khoa Nam)
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú :
Tiểu Sử
Phong Cách Anh Hùng Của Tướng Phạm Văn Phú (Nguyễn Đông Thành)
Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng :
Tướng Lê Văn Hưng Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB
Sự Thật Về Cái Chết Của Tướng Lê Văn Hưng (Bà Lê Văn Hưng nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)
Ngôi Sao Đơn : Ngày Cuối Thê Lương (....Nghĩa)
Chuẩn Tưóng Trần Văn Hai :
Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai (Người Lính Già)
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Tướng Trần Văn Hai (Trịnh Văn Ngạn)
Tướng Trần Văn Hai Và Viên Đạn Cuối Cùng (Phạm Phong Dinh)
Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ
Tướng Lê Nguyên Vỹ : Một Trung Đoàn Trưởng Xuất Chúng (Nguyễn Văn Tín)
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn :
Vài Nét Về Một Anh Hùng (Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ)
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn : Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân (Phạm Phong Dinh)
Thiếu Tá Tôn Thất Trân :
Hùng Khí Tôn Thất Trân (Vũ Bắc)
32 Năm Gặp Lại Tôn Thất Trân (Tôn Thất Soạn)
Thành kính tri ân các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia Dân Tộc. Những người lính Quân Lực VNCH vẫn mãi mãi oai hùng hiên ngang ngạo nghễ trong mỗi trái tim thân yêu của người Việt Nam yêu chuộng Tự Do, Công Lý, Nhân Quyền và Hòa Bình chân chính trên toàn thế giới . 


Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn 4 



Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, mãn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu Tá, ông là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu Đoàn Trưởng Lê Văn Hưng, 4 Sĩ Quan khác là: Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 42 BÐQ; Thiếu Tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 44 BÐQ, Đại Úy Vương Văn Trổ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/33BB; Đại Úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1/33BB).


Năm 1968, ở cấp bậc Trung Tá, sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 31 BB. Ông đã chỉ huy Trung Đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy Trung Đoàn 31BB, ông đã được thăng cấp Đại Tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB khi còn mang cấp Đại Tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp Chuẩn Tướng, tiếp tục giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức Tư Lệnh Phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4.


Tướng Hưng đã được vinh danh "Anh Hùng An Lộc" trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc Bình Long. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn phòng riêng ở Bộ Chỉ Huy phụ của Quân Đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ Bộ Chỉ Huỵ Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tốị 



Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh(1933-1975)



Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại tổng hành dinh ở Lai Khê. Một trong những hồi ức rất đẹp và rất hào hùng mà Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ còn để lại trong chiến sử Việt Nam, là lúc ông cầm khẩu súng chống chiến xa M72 nhoài người lên khỏi hầm chỉ huy của Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng tại An Lộc bắn cháy một chiếc T54 chạy lần quần sát một bên, trong lúc Chuẩn Tướng Hưng đã thủ sẵn một trái lựu đạn trong tay để cùng chết với quân địch.

Đại Tá Vỹ đích thực là một khuôn mặt lừng lẫy của Miền Đông khi ông về phục vụ dưới cờ của Sư Đoàn 5 Bộ Binh từ năm 1968. Đại Tá Vỹ nổi danh là một chiến binh quả cảm, một sĩ quan mẫn cán, có tài tham mưu và chỉ huỵ Sau chiến thắng An Lộc, Đại Tá Vỹ được đề bạt lên làm Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 21 Bộ Binh, cho đến gần cuối năm 1974, sau một khóa học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp bên Hoa Kỳ về, cái ghế và văn phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh đang chờ đợi ông, cùng với chiếc lon mới Chuẩn Tướng.


Chuẩn Tướng Vỹ dưới con mắt nể trọng của chiến sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh, là một vị chỉ huy siêng năng và đáng kính. Người nổi tiếng thanh liêm và chống tham nhũng, bản tính của người bộc trực và dễ nổi nóng trước cái ác và cái xấụ Một số sĩ quan trong Sư Đoàn làm chuyện càn quấy, ăn chận trên xương máu của chiến sĩ đều bị người trừng trị thẳng cánh. Chuẩn Tướng Vỹ là một trong những vị Tướng hiếm hoi có tinh thần tự trọng cao độ, không bao giờ ỷ lại vào mọi sự trợ giúp từ phía Hoa Kỳ. Người ta nhìn thấy ở ông một tinh thần tự lực cánh sinh và có nhiều sáng kiến khi phải đương đầu với những vấn đề khó khăn. Về mặt quân sự, người có một tầm nhìn chiến lược rất bao quát và thường hay bày tỏ với các Sĩ Quan tham mưu: “Tôi nghi ngờ chúng nó không đánh mình ngoài này mà sẽ tìm cách len lỏi đi thẳng về Sài Gòn”.


Sự phán đoán đó về sau đã hoàn toàn đúng. Một quân đoàn Bắc Việt không giao chiến với Sư Đoàn 5 Bộ Binh, mà tìm cách len lỏi xuyên qua những điểm bố trí của Sư Đoàn, hối hả tiến về Sài Gòn để dứt điểm Tướng Dương Văn Minh. Sáng ngày 30.4.1975 họp tham mưu Sư Đoàn xong, Chuẩn Tướng Vỹ và toàn ban sĩ quan ngồi bên chiếc máy thu thanh chờ nghe Tướng Minh đọc nhật lệnh quan trọng. Trong thâm tâm Chuẩn Tướng Vỹ, người cứ tưởng là Tướng Minh sẽ kêu gọi toàn quân chiến đấu đến cùng, hoặc di tản về Miền Tây tiếp tục đánh. Thực chất chỉ là một bản nhật lệnh ngắn ngủi, khô khan, kêu gọi chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa các cấp buông súng, ai ở đâu thì ở đó và chờ binh đội Cộng quân đến bàn giaọ


Chuẩn Tướng Vỹ nghiến răng miễn cưỡng ra lệnh cho binh sĩ treo cờ trắng trước cổng căn cứ và cho thuộc cấp giải tán. Trước khi chia tay, Chuẩn Tướng Vỹ đã mời các sĩ quan cùng ăn một bữa cơm cuối cùng với ông. Nhìn khuôn mặt trầm buồn và ánh mắt u uất của vị Tư Lệnh, các sĩ quan đoán chắc thế nào ông cũng tử tiết để bảo toàn danh dự người làm Tướng, nên họ đã khéo léo giấu hết súng. Bữa cơm vĩnh biệt được dọn ra, những hạt cơm trắng ngần trong khoảnh khắc đó dường như có vị mặn của máu và cứng ngắc như những hạt sỏị Mọi người còn đang dùng cơm thì Chuẩn Tướng Vỹ bỗng bỏ ra ngoài đi nhanh về hướng chiếc trailer dùng làm văn phòng tạm cho Tư Lệnh. Các sĩ quan kinh hoàng nghe hai tiếng nổ đanh gọn phát ra từ chiếc trailer. Mọi người hối hả chạy ùa tới mở cửa thì thấy Chuẩn Tướng Vỹ nằm trên vũng máu và người đã thực sự ra đi, trên tay còn cầm khẩu Beretta 6.35 mà mọi người không nhớ là nó còn nằm trong chiếc trailer. Chuẩn Tướng Vỹ đã bắn vào phía dưới cằm, đạn đi trổ lên đầụ Khi các sĩ quan và binh đội Cộng Sản vào tiếp quản doanh trạị sĩ quan Sư Đoàn cao cấp của địch đã nghiêng mình kính phục khí tiết của Chuẩn Tướng Vỹ và nói: “Đây mới xứng đáng là con nhà Tướng.”


Các chiến sĩ Sư Đoàn chuyển thi thể vị chủ tướng ra an táng trong rừng cao su gần doanh trại Bộ Tư Lệnh. Ít lâu sau, thi thể Chuẩn Tướng Vỹ lại được thân nhân bốc lên đem về cải táng ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài Gòn. Năm 1987, bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Vỹ lặn lội vào Nam hỏa thiêu hài cốt của người anh hùng và đem về thờ ở từ đường họ Lê Nguyên tại quê nhà ở tỉnh Sơn Tâỵ 


Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 (1927-1975)



Vào lúc 11 giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã các binh sĩ đã tự kết liễu đời mình. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là hậu duệ của dòng họ Nguyễn Khoa danh tiếng ở đất Thần Kinh Huế mà các cụ tổ từ đời này sang đời nối tiếp đều có công trạng giúp Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, mà điểm dừng là mũi Cà Maụ Được hun đúc từ truyền thống ấy, Thiếu Tướng Nam thuở còn ở tuổi học sinh siêng năng chăm học, rất hiếu thảo với cha mẹ, ông thường nghiền ngẫm kinh Phật, sách triết học và Nho học. Người cũng rất say mê hội họa, âm nhạc và giỏi về nhạc lý. Sau này khi đã trở thành vị tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh và rồi lên Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV người nổi tiếng là vị tướng từ ái, thương lính yêu dân, rất được quân và dân Miền Tây kính trọng và yêu thương. Mỗi lần Thiếu Tướng Nam bay đến các tiểu khu (tỉnh) hay các đơn vị chiến trường nào, ông cũng đều không muốn làm phiền thuộc cấp vì chuyện ăn uống. Lắm lúc ông chỉ cần vài trái bắp luộc là đã xong cho một bữa trưạ Nếu ở Bộ Tư Lệnh thì người luôn luôn xuống Câu Lạc Bộ cùng dùng cơm với các Sĩ Quan, có gì ăn nấỵ Là một Phật tử thuần thành, Thiếu Tướng Nam ăn chay 15 ngày mỗi tháng, cố gắng tôn trọng những giới cấm, tránh sát giới nhưng vẫn chu toàn bổn phận của một người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Bà con thân hữu đến thăm ông thì được, nhưng để xin ân huệ hay nhờ vả đều nhận được sự từ chối thẳng thắn. Cuộc sống của người quá giản dị, không vợ con, không nhu cầu vật chất xa hoa, không gì hết, đơn giản đến mức trở thành huyền thoạị


Tướng Dương Văn Minh, người được Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa bỏ phiếu đa số chấp thuận lên nắm quyến Tổng Thống vỏn vẹn mới có ba ngày đã vội vã ra lệnh toàn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng thôi chiến đấu từ 10 giờ sáng ngày 30.04.1975.


Dưới Quân Khu IV (Miền Tây) các tướng lãnh của quân ta nào đâu chịu đầu hàng một cách nhục nhã như vậỵ Đại cuộc không thành, thành mất thì tướng phải tuẫn tiết theo thành. Thiếu Tướng Nam lên xe đi vào Quân Y Viện Phan Thanh Giản Cần Thơ thăm những chiến hữu thương binh của người lần cuối cùng. Mối thương cảm vận nước đến hồi đen tối, chiến hữu gãy súng và thương phế binh chắc chắn sẽ bị quân địch tàn nhẫn đuổi ra nằm lê la trên hè phố bụi đất với những vết thương còn lở lói và rướm máu, đã làm cho đôi mắt của người sưng húp lên. Đến tối Thiếu Tướng Nam quay trở về dinh Tư Lệnh nằm bên bờ con sông Cái Khế và nhận được tin Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó quân Khu IV đã nổ súng tuẫn tiết trong văn phòng tại trại Lê Lợị Đến nửa đêm, Thiếu Tướng Nam trân trọng vận bộ lễ phục trắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với ngù vai, dây biểu chương, huy chương các loại gắn trên ngực áo, nghiêm chỉnh ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế sau bàn Tư Lệnh. Rồi người đưa khẩu Browning lên bắn vào màng tang, đầu người gục xuống về phía tráị Ngày hôm sau, các sĩ quan còn ở lại Bộ Tư Lệnh đã đứng nghiêm chào người anh hùng rồi an táng thi thể người trong Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ. Trong đầu năm 1994, thân nhân của Thiếu Tướng Nam đã xuống Cần Thơ bốc mộ, hỏa thiêu và mang tro cốt đem về thờ trong chùa Gia Lâm trên đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Sài Gòn. 


Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh(1925-1975)





Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Hai đã tự sát tại trung tâm Ðồng Tâm. Bà cụ thân mẫu của Chuẩn Tướng Trần Văn Hai tuổi già tấm lưng còng còm cõi với thời gian, đã mưu trí gạt được quân Cộng đang tràn ngập trong căn cứ Đồng Tâm, Mỹ Tho, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đem được thi thể vị Tư Lệnh về Gò Vấp mai táng. Bà rưng rưng nước mắt nghẹn ngào nhận gói di vật của con bà từ tay một vị Trung Úy thuộc cấp, trong đó có một vài vật dụng cá nhân và số tiền hai tháng lương khiêm nhường của Chuẩn Tướng là 70.000 đồng. Là một người con hiếu thảo, trước khi ra đi người còn cố gửi về cho mẹ số tiền nhỏ bé đó. Lúc còn sống Chuẩn Tướng Hai nổi tiếng là vị Tướng thanh liêm, cuộc đời thanh đạm không có của cải vật chất gì đáng kể, ngoài chiếc xe Jeep của quân đội cấp cho, thì khi người ra đi, người chỉ để lại cho hậu thế thanh danh thần tướng cùng tấm lòng sắt son đối với dân tộc và tổ quốc.


Tài năng của Chuẩn Tướng Hai được xác định bằng những chức vụ quan trọng trong hệ thống quốc gia như Tỉnh Trưởng Phú Yên, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II; Quân Khu II, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia và sau cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Đảm nhiệm những chức vụ cao tột như vậy mà người vẫn sống một cuộc sống bình dị, nghiền ngẫm kinh Phật, trên tay lúc nào cũng thấy những loại sách học hỏi khác nhaụ Chuẩn Tướng Hai cũng nổi tiếng là vị Tướng thương yêu và chăm lo cho đời sống chiến binh các cấp dưới quyền hết mực, thậm chí coi thường cả mạng sống. Như câu chuyện đã trở thành huyền thoại về Đại Tá Hai, Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, đầu năm 1968 đã cùng vài Sĩ Quan đáp phi cơ C123 ra tận chiến trường Khe Sanh và nhảy xuống, lặn lội ra tận từng chiến hào tiền tuyến thăm hỏi khích lệ chiến sĩ Tiểu Đoàn 37 Biệt Động Quân, dưới những cơn mưa pháo rền trời của địch.


Năm 1974 định mệnh đã đưa Chuẩn Tướng Hai về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh để tên tuổi của người lưu tại nghìn thu trong sử sách, bằng cái chết hào hùng mà đã làm địch quân kinh hoàng.


Trước ngày 30.04.1975 chừng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản, mặc dù Chuẩn Tướng Hai không phải là người thân cận hay thuộc phe phái của ông Thiệu, điều đó cho thấy uy tín của người rất lớn. Chuẩn Tướng Hai thẳng thắn từ chối và cương quyết ở lại sống chết với chiến hữu của ông. Chuẩn Tướng Hai trong ngày cuối cùng vẫn tươm tất uy nghi trong bộ quân phục tác chiến ngồi trong văn phòng Tư Lệnh chờ quân địch đến. Người ôn tồn khuyên bảo Sĩ Quan và chiến binh thuộc cấp trở về với gia đình, nhưng có một số vẫn nhất quyết ở lại bảo vệ vị chủ tướng của ho.. Vì họ biết Chuẩn Tướng Hai sẽ không bàn giao căn cứ Đồng Tâm, hoặc nếu có bàn giao thì cái phương thức ông làm sẽ không phải là phương thức kiểu đầu hàng. Một con người đã từng chiến đấu bảo vệ đất nước hơn hai mươi năm, không lý do gì người giao lại cho địch một cách dễ dàng. Khoảng xế trưa, một đơn vị cộng quân thận trọng tiến vào Đồng Tâm và nhỏ nhẹ đề nghị xin được tiếp quản căn cứ. Chuẩn Tướng Hai ngồi ngay ngắn sau chiếc bàn, bên trên có hai cái đế nhỏ gắn lá Cờ Vàng Việt Nam và lá cờ Tướng một sao, nghiêm nghị đòi hỏi một viên Sĩ Quan Sư Đoàn trưởng đến gặp ông. Ngoài điều kiện đó, ông không muốn bàn chuyện nào khác. Tình hình rất căng thẳng, hai bên giương súng ghìm nhaụ Mãi lâu sau mới có một người gõ của xin vào rụt rè tự nhận là Sư Đoàn trưởng. Chuẩn Tướng Hai bất ngờ rút súng lục ra nổ mấy phát vào viên Sĩ Quan địch. Với khoảng cách rất gần đó, ông có thể giết chết đối phương dễ dàng, nhưng ông chỉ bắn ông này bị thương nhẹ phải bỏ chạy ra ngoàị Để cho địch biết, rằng muốn chiếm được nước Nam thì họ phải trả một cái giá nào đó. Chiều tối cùng ngày, Chuẩn Tướng Hai đã uống thuốc độc tự sát trong văn phòng Tư Lệnh. 



Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 (1928-1975)



Thiếu Tướng Phú là người trách nhiệm trong cuộc hành quân triệt thoái quân dân khòi ba tỉnh Cao Nguyên, đã bị thất bại nặng nề và đau đớn nhất trong quân sử cận đạị

Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75. Trong cái ngày đau buồn ấy, tại bệnh viện Grall (Đồn Đất) Sài Gòn, người ta đưa vào thi hài của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn II, một chiến binh mà các cấp bậc đi lên đều được trao gắn vinh thăng tại mặt trận. Thiếu Tướng Phú đã uống thuốc độc chết cùng với vận nước.

Từ cái ngày người bị trọng thương và sa vào tay giặc ở Điện Biên Phủ tháng 05.1954, rồi được trả về cho Việt Nam Cộng Hòa sau ngày ký Hiệp Định Geneva 20.07.1954, Thiếu Tướng Phú đã thề với lòng là người thà chết chứ không chịu nhục nhã lọt vào tay giặc một lần nữạ Lời thề ấy người đã giữ trọn, người chết đi mang theo một nỗi hận mất nước và một nỗi oan khuất về cuộc triệt thoái Quân Khu II không mong muốn.

Còn nhớ tại trận Điện Biên Phủ, toàn Tiểu Đoàn của Đại Úy Phú chỉ còn có 100 tay súng mà phải ngăn chống một số lượng quân địch đông gấp hai mươi lần, ông dẫn quân lên đánh cận chiến với địch và giành lại được hơn 100 thước chiến hàọ Đại Úy Phú và một số các Sĩ Quan chỉ huy Tiểu Đoàn đều bị đạn địch quật ngã và một vài giờ sau đó bị sa vào tay giặc. Trong thời gian bị giặc bắt làm tù binh, bệnh phổi của Đại Úy Phú tái phát và ông mang bệnh laọ định mệnh vẫn còn muốn cho người anh hùng được sống, để tiếp tục chiến đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho nền tự do của tổ quốc, sau tháng 07.1954 Đại Úy Phú được trả về cho Việt Nam Cộng Hòạ

Vị Tướng mảnh khảnh người, khuôn mặt xương nhưng có cái bắt tay mềm mại ấm áp ấy đã nhanh chóng trở thành một trong những vị Tướng xuất sắc nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lần lượt đảm nhiệm những chức vụ quan trọng: Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, Tư Lệnh Biệt Khu 44 thuộc Miền Tây, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, và sau hết Tư Lệnh Quân Đoàn II; Quân Khu IỊ Chính là ở vị thế cực kỳ khó khăn này, Thiếu Tướng Phú phải đương đầu với nhiều vấn đề sinh tử có tầm vóc quốc gia, mà đã vượt ra khỏi quyền hạn nhỏ bé của ông. Người ta cho rằng việc thất thủ Ban Mê Thuột là do lỗi thiếu phán đoán của Thiếu Tướng Phú. Người ta chỉ có thể dùng quân luật và quân lệnh để bắt buộc Thiếu Tướng Phú thi hành lệnh rút quân, thậm chí đặt ông vào tình trạng bất khiển dụng vì lý do sức khỏe ngay trong ngày 14.03.1975, hai ngày trước khi Quân Đoàn II rút quân ra khỏi cao nguyên. Thiếu Tướng Phú đau lòng theo dõi các mũi tiến quân của địch, như những vết dầu loang nhanh chóng thấm đỏ hết hai phần ba lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòạ Người biết cái sinh mạng nhỏ bé của mình cũng co ngắn lại cùng với số mệnh của đất nước. Rồi khi những chiếc khăn rằn và những chiếc áo màu xanh rêu mốc đã tràn ngập khắp phố phường Sài Gòn trong ngày 30.04.1975, người chọn cái chết lưu danh thanh sử bằng cách uống độc dược, để tỏ rõ ý chí bất khuất của người làm Tướng và chứng tỏ cho đối phương biết rằng họ có thể chiếm được đất nhưng không có thể quy phục được tiết tháo của những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ 


Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975)



Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần Thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc-gia Việt-Nam. Thủa nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nóị Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lạị Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu-sinh-quân.


Thời điểm này, trên toàn lãnh thổ VN có 7 trường TSQ, phân phối như sau :

_ Trường TSQ đệ nhất quân khu, ở Gia Định.

_ Trường TSQ đệ nhị quân khu ở Huế.

_ Trường TSQ đệ tam quân khu ở Hà Nộị

_ Trường TSQ Móng- cáy dành cho sắc dân Nùng.

_ Trường TSQ đệ tứ quân khu ở Ban Mê Thuột.

_ Trường TSQ Đà-lạt của quân đội Pháp.

_ Trường TSQ ĐôngĐương của quân đội Pháp, ở Vũng Tàụ


Hồ Ngọc Cẩn được thu nhận vào lớp nhì trường TSQ đệ nhất quân khu niên khóa 1951-1952. Trường này dạy theo chương trình Pháp. Ông đỗ tiểu học năm 1952. Cuối năm 1952, trường TSQ đệ nhất quân khu di chuyển từ Gia Định về Mỹ Thọ


Khi hiệp định Genève ký ngày 20-7-1954, thì ngày 19 tháng 8 năm 1954, trường TSQ đệ tam quân khu di chuyển từ Hà Nội vào, sát nhập với trường TSQ đệ nhất quân khu ở Mỹ Thọ Niên học 1954-1955, trường TSQ đệ nhất quân quân khu bắt đầu dạy chương trình Việt, và chỉ mở tới lớp đệ ngũ. Hồ Ngọc Cẩn học lớp đệ lục A, giáo sư dạy Việt văn là ông Nguyễn Hữu Hùng, từ Bắc di cư vàọ Thực là một điều lạ, là giữa một số bạn học chương trình Việt từ Bắc vào, mà Hồ Ngọc Cẩn lại tỏ ra xuất sắc về môn Việt văn. Trong năm học, có chín kỳ luận văn, thì bài của Cẩn được tuyển chọn là bài xuất sắc, đọc cho cả lớp nghe bảy kỳ. Nhưng bài của Cẩn chỉ đứng thứ nhì trong lớp mà thôị Năm này Cẩn bắt đầu làm thơ. Thơ của Cẩn không có hùng khí, đa số những bài thơ này cực kỳ lãng mạn.

Hết năm học, Cẩn đã 17 tuổị Theo học quy của trường TSQ, thì khi một học sinh mười bẩy tuổi, mà chưa học hết đệ ngũ, sẽ được gửi đi học chuyên môn. Còn như mười bẩy tuổi, mà học hết đệ ngũ, lại tỏ ra xuất sắc thì được giữ lại học đệ tứ, rồi... cho học lên cao nữạ Niên khóa 1955-1956, Hồ Ngọc Cẩn được gửi lên học tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, về vũ khí. Sau ba tháng, Cẩn đậu chứng chỉ chuyên môn về vũ khí bậc nhất với hạng ưụ Sáu tháng sau đó, Cẩn lại đậu chứng chỉ bậc nhì, và bắt đầu ký đăng vào quân đội với cấp bậc binh nhì.


Quy chế dành cho các TSQ Việt-Nam thời ấy là quy chế dành cho các TSQ Pháp trong thời bình. Một học sinh ra trường, thì ba tháng đầu với cấp bậc binh nhì, ba tháng sau với cấp bậc hạ sĩ, ba tháng sau thăng hạ sĩ nhất, và ba tháng sau nữa thăng trung sĩ. Chín tháng sau Cẩn là trung sĩ huấn luyện viên về vũ khí.


Chiến tranh tại miền Nam VN tái phát vào năm 1960 tại một vài vùng. Sang năm 1961 thì lan rộng. Để giải quyết nhu cầu thiếu Sĩ Quan, Bộ Quốc Phòng cho mở các khóa Sĩ Quan đặc biệt. Được nhập học trường này, tất cả các hạ Sĩ Quan có trên năm năm công vụ, có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp. Với sự nâng đỡ đặc biệt của Đại Tướng Lê Văn Tỵ Tổng Tham Mưu Trưởng, nguyên là một cựu TSQ, các hạ sĩ wuan xuất thân từ trường TSQ, không cần phải hội đủ trình độ học vấn, cũng như thâm niên công vụ, đều được nhập học.


Nào ai ngờ, với sự nâng đỡ đặc biệt này, đã cung cấp cho đất nước VN không biết bao nhiêu sĩ quan gương mẫu, anh hùng trên chiến trường.


Hồ Ngọc Cẩn tốt nghiệp khóa 2 ( ?) Sĩ Quan đặc biệt với cấp bậc Chuẩn Úỵ Dường như có một mật lệnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Đại Tướng Lê Văn-Tỵ, các tân Chuẩn Úy, xuất thân từ trường TSQ, đều được đưa về phục vụ tại các binh chủng : Dù, Thủy-quân lục chiến (TQLC), Biệt-động quân (BĐQ), Quân Báo, An Ninh Quân Đội, và Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB).


Sau khi ra trường, Hồ Ngọc Cẩn theo học một khóa huấn luyện BĐQ, rồi thuyên chuyển về phục vụ tại khu 42 chiến thuật, với chức vụ khiêm tốn là Trung Đội Trưởng. Lãnh thổ khu này gồm các tỉnh Cần Thơ (Phong Dinh), Chương Thiện, Sóc Trăng (Ba Xuyên), Bạc Liêu, Cà Mau (An Xuyên). Về sau, vì tình hình chiến tranh thay đổi, quân Cộng Sản từ du kích chiến, chuyển sang đánh cấp Tiểu Đoàn và Trung Đoàn, các Đại Đội BĐQ cũng phải kết hợp thành Tiểu Đoàn. Các Đại Đội BĐQ của khu 42 chiến thuật kết thành hai Tiểu Đoàn. Tiểu Đoàn mang số 42, đơn vị mà Cẩn phục vụ, được tặng mỹ danh là Tiểu Đoàn Cọp Ba Đầu Rằn. Tiểu Đoàn mang số 44 được tặng mỹ danh là Cọp Xám U Minh Hạ


Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng giặc. Ðại Tá Cẩn đã bị quân Cộng Sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ. 


Trung Sĩ Vũ Tiến Quang (30-9-1956 - 30-4-1975)

Trung Sĩ Vũ Tiến Quang sinh ngày 30 thánng 9 năm 1956 tại Kiên Hưng, tỉnh Chương Thiện, đã hy sinh vào năm 19 tuổị Ông đã cùng Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng giặc. Trung Sĩ Vũ Tiến Quang và Đại-tá Hồ Ngọc Cẩn đã bị quân Cộng Sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ. 

Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh 




Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bãy người con đã tự tử bằng súng lục. 
Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long 



Người sĩ quan Cảnh Sát này đã đến đứng chào bức tượng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà rồi rút súng bắn vào đầu tự tử thay vì để bị bắt. Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tuẩn tiết sáng 30-4-75 trước Hạ Viện, dưới chân tượng đài Thủy quân lục chiến. Ông là người luôn tận tụy với công việc, cả đời lấy phương châm chí công vô tư và quan niệm Cảnh Sát là công bộc của dân. Có phải chăng Ông nằm xuống là tạ tội với dân tộc thay cho bọn "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi" quyền cao chức trọng hưởng quá nhiều bổng lộc, thời bình thì hách dịch kiêu căng cậy quyền thế làm đủ chuyện xằng bậy nhưng đến khi quốc nạn thì học theo lủ chuột chui rút xuống cống rãnh chuồn ra ngoại quốc. Ông đã nằm xuống, "Anh ngã xuống giữa Sàigòn để lại không đủ họ tên, nhưng lịch sử nghìn năm sau vẩn nhớ Trung Tá Long". "Tổ quốc nghiêng mình tiển biệt một người con". 


The Seven Samurai in VietNam :

Theo tài liệu 30-04 trong kho dữ liệu của hãng Thông tấn Nhật bản Kyodo về "Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam ". Ngày 30-04-1975 là ngày đau thương vì QLVNCH bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổị Bảy người lính Dù mà trưởng toán là thiếu úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài quốc ca VNCH, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự. 


Sự tự sát tập thể của 9 quân nhân Nhảy Dù , theo lời tường thuật của anh Trung úy Cảnh sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 quân nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra toán quân nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của QLVNCH. 

Từ thongtinberlin.net 
Tổng Thống Trần Văn Hương



Tôi xin hứa với anh em... tất cả ở trong trong quân đội là... ngày nào anh em còn chiến đấu, tôi luôn luôn đứng bên cạnh anh em và ngày nào, chẳng may, mà đất nước không còn... thì cái nắm xương khô của tôi sẽ nằm bên cạnh đống xương của tất cả anh em chiến sĩ. Đó là cái nguyện vọng tha thiết của tôi, suốt cả đời tôi.

Tổng Thống Trần Văn Hương



Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Quân Sử Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lịnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV 
Quân Sử Việt Nam, Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam
Lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 
Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam
Các cựu quân nhân đứng hầu hai bên bàn thờ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 
 Chính Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn 4, trước khi quyết định tự sát đã đến thăm thương binh ở quân y viện Cần Thơ lần cuối vì ông biết số phận đáng thương của những người lính này. Trước khi tử tiết, ông đã đến từng giường bệnh để an ủi những người lính đang điều trị tại đây. Ông đã não lòng khi trả lời một câu nói của người lính đang nằm viện:

- Thiếu Tướng đừng bỏ chúng em!

- Không, Thiếu Tướng không bỏ đâu.

Phải, mặc dù đã đến lúc cờ tàn, ông không còn giúp đỡ gì được những anh hùng nhưng là nạn nhân của cuộc chiến, nhưng tấm lòng nhân hậu của ông đã là gương sáng cho đời sau.

http://batkhuat.net/bl-khuchat-nguoilinhmu.htm 

 Đường Nguyễn Khoa Nam Ave. tại Falls Church gần thủ đô Hoa Thịnh Đốn
http://forums.thuyngaonline.com/tm.aspx?m=836831&mpage=1&key=&

Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn




Trước lúc bị hành hình, những người cộng sản xử ông hỏi ông có nhận tội không thì ông trả lời như sau:

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi.
Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi.
Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi.
Tôi chiến đấu cho tự do của người dân.
Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán xét đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt.
Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".
http://baovecovang.wordpress.com/t%E1%BB%95-qu%E1%BB%91c-ghi-%C6%A1n/d%E1%BA%A1i-ta-h%E1%BB%93-ng%E1%BB%8Dc-c%E1%BA%A9n/
http://forums.thuyngaonline.com/tm.aspx?m=836831&mpage=1&key=&  



nhosaigonlam wrote on May 10, '11
good job , anh Nam ròm !
VNCH thua không phải vì họ thiếu tướng tài , thiều chiến binh giỏi giang gan dạ , tận trung với nước , nhưng vì vận nước đen tối mà thôi . Hãy đọc VNCH bị bức tử của tướng Vanuxem Pháp thì hiểu rõ hơn
Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh cao cả của quý vị Tướng lãnh & quân nhân các cấp QLVNCH đã anhdũng hy sinh để cho Miền Nam được sống những ngày tự do .
Lịch sử xin hãy trả lại công lý cho VNCH .
dadaovc wrote on Feb 17
Anh lam rat hay.

Trung Tướng Nguyễn vĩnh Nghi, Tư Lệnh Tiền Phương của Sư Ðoàn 3 tại chiến trường Phan Rang, bị bắt khi thất thủ.

Toi nghi la Trung TuomgNguyen Vinh Nghi la Tư Lệnh Tiền Phương của QUAN Ðoàn 3, chu khong phai la SU doan 3.
nam64 wrote on Feb 17
dadaovc said
Toi nghi la Trung TuomgNguyen Vinh Nghi la Tư Lệnh Tiền Phương của QUAN Ðoàn 3, chu khong phai la SU doan 3.
Cám ơn nhiều .

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%A9nh_Nghi
Nguyễn Vĩnh Nghi là một trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tháng 4 năm 1975, Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy phòng tuyến Phan Rang. Khi Phan Rang thất thủ, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi bị bắt làm tù binh, và sau năm 1975 bị bắt đi tù ở miền Bắc Việt Nam cho tới năm 1988 mới được thả về. Nguyễn Vĩnh Nghi giữ chức phó Tư lệnh Quân đoàn 3, Quân khu 3 bị lực lượng Sư đoàn 3 bộ binh Quân giải phóng bắt khi phòng tuyến Phan Rang thất thủ, cùng bị bắt ở thời điểm đó là Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh Sư đoàn không quân số 6 và một Đại tá cố vấn Mỹ.
quangle1 wrote on Feb 22
Hay lắm anh Nam Ròm ơi !





2 nhận xét:

  1. Phần "Những Vị Tướng đã bị Kẹt Lại" có ghi:
    "17 Ðại Tá Nguyễn đức Dung, Tư Lệnh Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binh." là chưa chính xác. Khi Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (Tướng thiết giáp) đảm nhận chức vụ Tư lịnh quân đoàn II thì Đại tá Nguyễn Đức Dung được bổ nhiệm là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Plei ku rồi.
    Cuối năm 1974 Tường Toàn về nhận Tư lịnh Quân đoàn III thì Đại tá Dung về nhận Tỉnh trưởng Biên Hòa, tham khảo thêm ở đây
    Đến ngày 30/4/1975 thì Tư lịnh Lữ đoàn II kỵ binh là Đại tá Nguyễn văn Đồng, tham gia chỉ huy cuộc triệt thoái khỏi Tây nguyên của Quân đoàn II, tham khảo thêm ở đây

    Trả lờiXóa
  2. thời gian này tỉnh trưởng Biên Hòa không phải là đại tá Dung mà là đại tá Lưu Yểm !

    Trả lờiXóa

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này