Ròm chôm về từ nhà của CanhSat4Sao-LăngKhắcTrọng , nhưng hổng có thèm chôm cái khung to tổ bố theo về đâu
*********************************
Lời người dịch: Đây là những bức hình chọn lọc được Denverpost đăng tải nhân kỷ niệm 35 năm ngày chế độ VNCH sụp đổ, 30/04/1975, để giữ tính khách quan, người dịch giữ nguyên những câu chữ nghĩa nguyên gốc theo quan điểm của Denverport như Nam Việt, Bắc Việt, Việt cộng, lực lượng chính phủ (là của chế độ Sài gòn cũ)...
1. Một người lính Việt Nam Cộng hòa cầm súng lục đã lên đạn khi tra vấn hai du kích nghi là Việt cộng bị bắt trong một đầm lầy đầy cỏ dại ở vùng đồng bằng phía Nam cuối tháng tám năm 1962. Những người bị bắt bị lục soát, trói chặt và bị thẩm vấn trước khi bị dẫn đi cùng với những người tình nghi khác. (AP Photo/Horst Faas)
2. Một thành viên phi đội Mỹ tháo chạy khỏi trực thăng chở quân CH-21 Shawnee bị nạn gần một ngôi làng ở Cà mau – cực nam của Nam Việt Nam, ngày 11 tháng 12 năm 1962. Hai chiếc trực thăng đã bị rơi không có tổn thương nhân mạng nghiêm trọng trong một cuộc tập kích của chính phủ vào khu vực bị Việt Cộng xâm nhập. Hai chiếc trực thăng đã được phá hủy để giữ chúng không bị rơi vào tay đối phương (AP Photo/Horst Faas)
3. Một phi đội trưởng trực thăng người Mỹ với mũ cối, tay cầm súng carbine, theo dõi sự di chuyển dưới mặt đất của lính Việt Nam từ trên cao trong một cuộc hành quân chống du kích Việt cộng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngày 2 tháng Giêng năm 1963. Những người cộng sản Việt cộng đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến dai dẳng ở Việt nam sau khi bắn hạ 5 trực thăng Mỹ. Một sĩ quan Mỹ đã tử thương và ba nhân viên công lực Mỹ khác đã bị thương trong chiến trận. (AP Photo)
4. Quan tài mang thi thể của 7 lính trực thăng Mỹ bị chết trong vụ rơi máy bay ngày 11 tháng Giêng năm 1963 được đưa lên máy bay vào thứ Hai ngày 14 tháng Giêng để đưa về nhà. Phi đội đã ở trên một trực thăng H21 bị rơi gần một túp liều trên một hòn đảo giữa một trong những nhánh sông Mê kông, khoảng 55 dặm phía Tây Nam Sài Gòn (AP Photo)
5. Thượng tọa Thích Quảng Đức, tự thiêu trên một đường phố Sài gòn ngày 11 tháng 6 năm 1963, để phản đối việc đàn áp Phật tử bởi chính quyền Nam Việt Nam (AP Photo/Malcolm Browne, File)
http://hqvnch.net/default.asp?id=1373&lstid=178
++++++++++++++++++++
MỘT SỰ THẬT ĐÃ BỊ BƯNG BÍT GẦN NỬA THẾ KỶ
Chỉ cần xem qua cái video clip, ai cũng thấy rõ, sau khi cầm bình xăng tưới vào người Thượng Tọa Thích Quảng Đức đang ngồi bất động, tên ác tăng máu lạnh cộng sản nằm vùng Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) còn cẫn thận rãi thêm một đường xăng từ nhà sư đi về phía sau, để hắn có thể đứng từ xa mà châm lửa!
Vậy mà toàn bộ sách báo Cộng sản đều viết rằng “Hoà Thượng Thích Quảng Đức TỰ tẩm xăng”!!!
Như vậy, rõ ràng hành vi của tên ác tăng cộng sản Nguyễn Công Hoan là hành vi giết người !
Năm 1976, Nguyễn Công Hoan được Mặt Trận Tổ Quốc đưa ra làm đại biểu Quốc Hội đơn vị Phú Khánh
Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị bức tử bởi Phật giáo Ấn Quang bằng cách tưới xăng đốt sống ngày 11 tháng 6, 1963 tại Sài gòn!
6. Bay lúc hừng đông, ngay trên những tán lá rừng rậm, máy bay C-123 Mỹ phun thuốc làm rụng lá đậm đặc dọc theo đường điện chạy từ Sài Gòn đến Đà lạt ở Nam Việt Nam, đầu tháng 8 năm 1963. Những chiếc máy bay đã bay khoảng 130 dặm một giờ qua những địa hình đồi núi hiểm trở, đa số được cho là có Việt Cộng xâm nhập (AP Photo/Horst Faas)
MỘT SỰ THẬT ĐÃ BỊ BƯNG BÍT GẦN NỬA THẾ KỶ
Chỉ cần xem qua cái video clip, ai cũng thấy rõ, sau khi cầm bình xăng tưới vào người Thượng Tọa Thích Quảng Đức đang ngồi bất động, tên ác tăng máu lạnh cộng sản nằm vùng Nguyễn Công Hoan (Huỳnh Văn Thạnh) còn cẫn thận rãi thêm một đường xăng từ nhà sư đi về phía sau, để hắn có thể đứng từ xa mà châm lửa!
Vậy mà toàn bộ sách báo Cộng sản đều viết rằng “Hoà Thượng Thích Quảng Đức TỰ tẩm xăng”!!!
Như vậy, rõ ràng hành vi của tên ác tăng cộng sản Nguyễn Công Hoan là hành vi giết người !
Năm 1976, Nguyễn Công Hoan được Mặt Trận Tổ Quốc đưa ra làm đại biểu Quốc Hội đơn vị Phú Khánh
Hòa thượng Thích Quảng Đức đã bị bức tử bởi Phật giáo Ấn Quang bằng cách tưới xăng đốt sống ngày 11 tháng 6, 1963 tại Sài gòn!
6. Bay lúc hừng đông, ngay trên những tán lá rừng rậm, máy bay C-123 Mỹ phun thuốc làm rụng lá đậm đặc dọc theo đường điện chạy từ Sài Gòn đến Đà lạt ở Nam Việt Nam, đầu tháng 8 năm 1963. Những chiếc máy bay đã bay khoảng 130 dặm một giờ qua những địa hình đồi núi hiểm trở, đa số được cho là có Việt Cộng xâm nhập (AP Photo/Horst Faas)
7. Một lính thủy đánh bộ Nam Việt, bị thương nghiêm trọng trong một cuộc phục kích của Việt cộng, được đỡ đần bởi đồng đội trên cánh đồng mía ở Đức Hòa, cách Sài Gòn khoảng 12 dặm, ngày 5 tháng tám năm 1963. Một trung đội 30 lính thủy đánh bộ Việt Nam cộng hòa đang lùng sục du kích cộng sản thì một tràng dài súng tự động đã giết một và làm bị thương 4 lính thủy đánh bộ (AP Photo/Horst Faas)
8. Một người cha ôm xác con trong khi toán lính biệt kích quân đội Nam Việt ngồi nhìn xuống từ xe thiết giáp ngày 19/3/1964. Đứa trẻ đã bị chết khi lực lượng chính phủ truy đuổi quân du kích trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia (AP Photo/Horst Faas)
9. Tướng William Westmoreland nói chuyện với binh lính thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 16 thuộc Lữ đoàn 2, Sư đoàn đệ nhất Mỹ tại mặt trận gần Biên Hòa Việt Nam, 1965 (AP Photo)
10. Ánh nắng xuyên qua tán lá rừng rậm rạp bao quanh thị xã Bình Giã khói lửa, 40 dặm phía đông Sài Gòn, đầu tháng Giêng năm 1965, khi quân lính Nam Việt, có cố vấn Mỹ đi kèm, nghỉ ngơi sau một đêm căng thẳng, ẩm ướt và lạnh lẽo phục kích bất thành một cuộc tấn công của Việt cộng. Một giờ sau, khi khả năng đột kích ban đêm của Việt cộng không còn, quân lính mới bắt đầu một ngày dài nóng nực săn đuổi du kích cộng sản lẩn tránh trong rừng rậm (AP Photo/Horst Faas)
11. Trực thăng Quân đội Mỹ quần thảo xả súng máy vào hàng cây để yểm trợ tấn công cho lính bộ binh Nam Việt trong một cuộc tấn công một trại Việt Cộng 18 dặm phía Bắc Tây Ninh, tây nam Sài gòn, gần biên giới Campuchia, Việt nam tháng ba năm 1965 (AP Photo/Horst Faas, hồ sơ)
12. Những người Việt bị thương được cứu giúp khi nằm trên đường phố sau một vụ nổ bom bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài gòn, ngày 30 tháng ba năm 1965. Khói bốc lên từ mảnh vụn trên mặt đất. Ít nhất hai người Mỹ và nhiều người Việt đã bị giết trong vụ nổ. (AP Photo/Horst Faas)
13. Đại úy Donald R. Brown từ Annapolis, Maryland, cố vấn của tiểu đoàn 2, thuộc trung đoàn Việt Nam 46, nhảy xuống từ trực thăng lao đến vị trí ẩn nấp một đê ruộng lúa trong một cuộc tấn công vào Việt Cộng ở khu vực cách 15 dặm phía tây Sài Gòn vào ngày 4 /4/1965 trong chiến tranh Việt Nam. Đồng sự của Brown, đại úy Di, trưởng toán, vội vã chạy ở phía sau với lính thông tin. Phía Việt nam tổn thương 12 nhân mạng trước khi cánh đồng được chiếm (AP Photo/Horst Faas)
14. Lính Mỹ đang lùng sục nơi ẩn náu của Việt Cộng tại một con mương lầy lội trong rừng rậm ngày 6 tháng 6 năm 1965, tại Thác Trị An, khoảng 40 dặm Đông Bắc Sài Gòn, Nam Việt Nam (AP Photo/Horst Faas)
15. Sự khốc liệt của trận Đồng Xoài được biểu hiện trên khuôn mặt của Trung sĩ quân đội Mỹ Philip Fink, một cố vấn của tiểu đoàn biệt kích Việt nam 52, chụp ngày 12 tháng 6 năm 1965. Đơn vị chịu trách nhiệm chính chiếm lại một tiền đồn trong rừng từ Việt Cộng (AP Photo/Steve Stibbens)
16. Một quân nhân Mỹ không rõ danh tính mang trên mũ cối dòng khẩu hiệu viết tay ” Chiến tranh là địa ngục”, ở Việt nam ngày 18/6/1965 (AP Photo/Horst Faas, File)
17. Xe tải tiếp vận quân đội Nam Việt đi vòng một chiếc cầu bị phá hủy trên tuyến đường đi Plei-ku trên đường 19, ngày 18 /7/1965. Cả chiếc cầu nguyên thủy, và chiếc cầu tạm đặt trên nó, đều bị phá hủy bởi Việt Cộng (AP Photo/Eddie Adams)
18. Lính thủy đánh bộ bị thương nằm trên sàn của trực thăng H34, ngày 19/8/1965 khi họ được di tản từ vùng chiến trận ở bán đảo Vạn Tường (AP Photo) (ND: bán đảo Vạn tường ở Quảng Ngãi)
19. Phóng viên ảnh Huỳnh Thanh Mỹ của hãng AP theo sát một tiểu đoàn Việt Nam bị gim chặt tại một ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1 tháng trước khi ông bị tử trận vào ngày 10/10/1965 (AP Photo) (ND: Ông Huỳnh Thanh Mỹ là anh trai của Nick Út – Huỳnh Công Út)
20. Lính không quân thuộc sư đoàn Khinh kỵ đệ nhất Mỹ trên một thuyền đổ bộ tiếp cận bờ biển Quy Nhơn, 260 dặm đông bắc Sài Gòn, Việt Nam vào tháng chín năm 1965. Những đơn vị tiên phong gồm 20,000 lính mới đã được đưa vào cho một cuộc tấn công Việt cộng trong chiến tranh Việt Nam (AP Photo)
21. Lính dù của tiểu đoàn 2, Lữ đoàn không vận 173 của Mỹ giữ vũ khí tự động trên mặt nước khi họ băng qua một con sông trong mưa để truy lùng vị trí Việt cộng trong vùng rừng nhiệt đới ở Bến Cát, Nam Việt Nam, ngày 25/9/1965. Lính dù đã lùng sục khu vực trong 12 ngày mà không thấy bóng dáng đối phương (AP Photo/ Henri Huet)
22. Lính dù Mỹ bị thương được giúp đỡ bởi đồng đội đến trực thăng tải thương vào ngày 5/10/1965 trong Chiến tranh Việt Nam. Lính dù thuộc tiểu đoàn 1, Lữ đoàn không vận 173 chịu nhiều tổn thất trong cuộc giao tranh với du kích Việt cộng trong khu rừng chiến khu “D” Nam Việt Nam, 25 dặm phía đông bắc Sài gòn (AP Photo)
23. Sinh viên đại học mang biểu ngữ ủng hộ nước Mỹ quấy rối các cuộc biểu tình chống chiến tranh của sinh viên phản kháng sự can thiệp của Mỹ ở Việt nam tại Đại học Cộng đồng ở Boston, Massachusetts ngày 16/10/1965 (AP Photo)
24. Pháo đài bay B-52 thả một loạt bom 750 cân Anh tại một vùng duyên hải trong chiến tranh Việt Nam, ngày 5 /11/1965 (AP Photo/USAF)
25. Cha tuyên úy John McNamara từ Boston làm dấu thánh giá khi ông tiến hành nghi thức cuối cùng cho nhiếp ảnh gia Dickey Chapelle vào ngày 4 /11/1965 ở Nam Việt Nam. Chapelle tháp tùng một đơn vị lính thủy đánh bộ Mỹ trong một trận đánh ở Chu Lai cho tờ National Observer thì bị thương nghiêm trọng cùng với 4 lính thủy đánh bộ do một quả mìn nổ. Cô chết trên trực thăng đến bệnh viện. Cô là phóng viên chiến trường nữ đầu tiên bị chết ở Việt Nam và là nữ phóng viên người Mỹ đầu tiên hy sinh khi làm nhiệm vụ. Thi hài của cô được hồi hương với vệ sĩ danh dự gồm 6 lính thủy đánh bộ và được an táng theo nghi thức của lính thủy đánh bộ. (AP Photo/Henri Huet)
Nguồn vietlandnews.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm