Hình ảnh những bản nhạc xưa, mà một thời đã được nhiều người yêu thích.
Cái thời đó, con người còn biết quý trọng con người...
Đây là bản Lòng Mẹ nổi tiếng cúa Y VânBản Mùa Thu Trong Mưa của Trường Sa
Con Đường Mang Tên Em của Trúc Phương
Thành Phố Buồn của Lam Phương. Mưa Trên Phố Huế của Minh Kỳ.
Bài không tên của người nhạc sĩ mang nhiều tai tiếng trong trại Tù CS, Vũ Thành An.
Nhạc của Phạm Duy, người nhạc sĩ đã quay lưng lại với nổi đau của dân tộc.
Phạm Duy đã quay về đầu quân với những người đang ngồi trên đầu dân tộc
Đặng Thế Phong - Văn Phụng - Văn Cao
Ly Rượu Mừng của Phạm Đình Chương
Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh
Thu Ca của Phạm Mạnh Cương
Từ Linh - Cung Tiến
Lê Thương - Dương Thiệu Tước
Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã rên rĩ cho nổi đau của dân tộc . Nhưng khi dân chúng đau đớn thật sự thì người nhạc sĩ nầy mãi mê với rượu, cho đến chết không còn than vãn nữa.
macabongsaigon wrote on May 20, '11
Cảm ơn bạn cho xem những hình ảnh quý và hiếm.
|
huynhtran said
Chị nghĩ TCS không như vậy đâu em.
Em ôm hết hình ,luôn cả chú thích từ nguồn về chứ không phải của em .
Đối với TCS thì em thấy có rất nhiều chỉ trích lắm ,riêng em thì không có ý kiến gì cả .Em chỉ thích thưởng thức nhạc mà thôi hehehe mổi người một ý mà hihi |
hongdwc said
Về TCS, chú thích như vầy thì sai rồi.
Cám ơn hongdwc đã cho Ròm biết thêm về TCS
Ròm trích một đoạn từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Công_Sơn
..................
Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi[2].. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959[4]. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến,nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông[5].Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến" trong bài Gia tài của mẹ[6], vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay. Như: Huyền thoại mẹ, nối vòng tay lớn.
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính (Trốn lính thì trốn lính ,tại sao bị bắt buộc ?ai bắt buộc? Ròm không hiểu) nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. [7]
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật vàtiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968[8].
Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.[9]
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo[10]. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo[cần dẫn nguồn][11] hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên[8]. Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ởhải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [12] [13]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [14] [15]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[16]. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân[17]. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)[18]. Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm.[19]
|
danchieu said
Hình bên trên entry em không coi được ạ, đã refresh rồi cũng không thấy hình.
Bên Ròm thỉ vẩn xem hình được bình thường mà hihi Tại sao thì Ròm cũng hổng có biết hehehe.
Thích TCS là một chuyện còn nghe nhạc của ổng là chuyện khác hehehe Ròm cũng chỉ thích nghe nhạc thôi hihihi đời tư củ ông ta ,chỉ xem cho biết chớ hổng có chú ý tới nhiều . |
linalol said
Theo tôi chắc TCS không có đi học tập cải tạo đâu! Từ 1975 đến 1979 tôi vẫn thấy TCS đi đi về về với mấy ông văn nghệ sĩ mới ở Bắc vô như HPNT, ...Hồi ấy đã thấy uống rượu rồi. Sau 1979, chuyển chổ ở nên không biết nữa. Có điều sau đó nghe bài "Huyền Thoại mẹ" trên đài phát thanh thì ông ấy đi học tập khi nào?
Cám ơn chị cho biết thêm về TCS
|
nhắc đến Trịnh Công Sơn
http://hongdwc.multiply.com/reviews/item/47 |
Những ngày đầu tiên trong chế độ cộng sản. Click vào để nghe
Hồi Ký Kale tập 04 click here http://motgoctroi.com/HoiKy/KH_KALE/HK_caitao_KaLe.htm |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm