Citroën La Dalat... Made in Vietnam
Một chiếc xe La Dalat được trưng bầy ở Vương quốc Bỉ.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.
Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).
Một chiếc xe La Dalat tại Vương quốc Bỉ.
Sơ lược nguồn gốc
Hảng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời VNCH được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon.
Trụ sở Công Ty Xe Hơi Saigon (viết theo kiểu đọc tây phương: Saigon Xe Hơi Công Ty).
Dân cư ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô-hộ nên các loại xe ô-tô thường là các loại xe xuất xứ từ Âu châu, mãi đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone… Loại xe ô-tô Nhật Bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam: Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV - Hảng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được.
Một quảng cáo của công ty Xe Hơi Citroën tại Sài Gòn.
Dựa trên mẩu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng,v.v. còn lại như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải, v.v. được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat : loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng.
Một xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975.
Vài chi tiết kỹ thuật
Động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét. Nặng khoảng từ 480 đến 590 kí-lô tùy theo kiểu.
Một xe La Dalat được tân trang tại Sài Gòn hiện nay.
Nhận xét
Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam : ít tốn xăng, dễ sửa chửa, cơ phận dễ thay thế và đặc biệt là các cơ phận như cánh cửa, kiếng xe, v.v. đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.
Một xe La Dalat được tái chế và đăng rao bán trên một website tại Việt Nam.
Ước mơ của tôi lúc đó là Việt Nam sẽ chế tạo được xe ô-tô cho nước nhà, sẽ làm được xe La Dalat với 100% cơ-phận sản xuất trong nước, ước mơ đó đã sụp đổ theo Kế Hoạch Kinh Tế Hậu Chiến của VNCH vào năm 1975 khi miền Nam được giải phóng. Ngày nay nhìn lại Sài Gòn với những chiếc xe Mercedes, BMW, Audi bóng lộn chạy trên đường phố - những chiếc xe mà biết đến bao giờ Việt Nam có thể sản xuất được – thì nghe có lệnh cấm lưu thông các loại xe 3 bánh tự chế của dân lao động… thấy ngậm ngùi về hình ảnh chiếc La Dalat đã chìm vào quên lãng!
Một xe La Dalat hiện nay tại Lào.
Anh em họ với La Dalat, một chiếc xe Citroën Pony sản xuất tại Hy Lạp.
Nguồn: website Passion-Citroën – website Saigon Vietnam – website Mua Bán Rẽ - website Citroënmania – Ivan Van Laningham.
(source: http://fbuis.multiply.com)
"Nam kỳ khởi nghĩa" tiêu "Công Lý"
"Đồng khởi" vùng lên mất "Tự Do"
Một chiếc xe La Dalat được trưng bầy ở Vương quốc Bỉ.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp đương thời, hảng chế tạo xe Citroën đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, từ dạng chiếc xe nầy, Citroën đã thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Tiếp đến là loại xe Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe dựa trên kiểu Citroën Méhari.
Nằm trong kế hoạch hợp tác kỹ thuật của Citroën về cơ khí ô-tô và những quốc gia có ý định sản xuất phương tiện giao thông nội địa, còn được Citroën gọi là kế hoạch hợp tác FAF (Facile À Fabriquer, Facile À Financer = Dễ sản xuất, Dễ trả tiền).
Một chiếc xe La Dalat tại Vương quốc Bỉ.
Sơ lược nguồn gốc
Hảng xe Citroën đã thiết lập một cơ xưởng ở Đông Dương vào năm 1936, trụ sở lúc đầu đặt tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ hiện nay đã trở thành Caféteria Rex ở Sài Gòn. Dưới thời VNCH được dời đi và đổi tên thành Công Ty Xe Hơi Citroën, sau là Công Ty Xe Hơi Saigon.
Trụ sở Công Ty Xe Hơi Saigon (viết theo kiểu đọc tây phương: Saigon Xe Hơi Công Ty).
Dân cư ở miền Nam đã quen dùng các sản phẩm của Pháp từ thời đô-hộ nên các loại xe ô-tô thường là các loại xe xuất xứ từ Âu châu, mãi đến giữa thập niên 60 với việc nhập cảng ồ ạt các loại xe gắn máy 2 bánh: Honda, Suzuki, Yamaha, Kawasaki, Bridgestone… Loại xe ô-tô Nhật Bản cũng chen chân vào thị trường Việt Nam: Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… Xe do Pháp chế tạo đã không còn sức thu hút người tiêu thụ ngoại trừ chiếc Citroën 2CV - Hảng Citroën quyết định tung ra thị trường một loại xe thực dụng và rẻ tiền, loại xe mà các công ty sản xuất xe Nhật Bản không thể cạnh tranh được.
Một quảng cáo của công ty Xe Hơi Citroën tại Sài Gòn.
Dựa trên mẩu mã của chiếc Méhari và chiếc Babybrousse rất thành công ở các thuộc địa cũ, Citroën nhập cảng vào Việt Nam những cơ-phận chính như bộ phận máy, tay lái, bộ nhún, bộ thắng,v.v. còn lại như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải, v.v. được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroën đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat : loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng.
Một xe La Dalat trên đường phố Sài Gòn trước 1975.
Vài chi tiết kỹ thuật
Động cơ 4 thì, 602 phân khối, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp (flat twin), hộp số gồm 4 số tay, chuyền động ở trục bánh trước. Dài 3,5 mét, rộng 1,53 mét, cao 1,54 mét. Nặng khoảng từ 480 đến 590 kí-lô tùy theo kiểu.
Một xe La Dalat được tân trang tại Sài Gòn hiện nay.
Nhận xét
Xe La Dalat đánh đúng vào nhu cầu của dân lao động Việt Nam : ít tốn xăng, dễ sửa chửa, cơ phận dễ thay thế và đặc biệt là các cơ phận như cánh cửa, kiếng xe, v.v. đều có thể "tự chế", dễ làm hơn các loại xe nhật và rẻ tiền. Các bộ phận rời được bán với giá phải chăng vì hoàn toàn được chế tạo tại Việt Nam.
Một xe La Dalat được tái chế và đăng rao bán trên một website tại Việt Nam.
Ước mơ của tôi lúc đó là Việt Nam sẽ chế tạo được xe ô-tô cho nước nhà, sẽ làm được xe La Dalat với 100% cơ-phận sản xuất trong nước, ước mơ đó đã sụp đổ theo Kế Hoạch Kinh Tế Hậu Chiến của VNCH vào năm 1975 khi miền Nam được giải phóng. Ngày nay nhìn lại Sài Gòn với những chiếc xe Mercedes, BMW, Audi bóng lộn chạy trên đường phố - những chiếc xe mà biết đến bao giờ Việt Nam có thể sản xuất được – thì nghe có lệnh cấm lưu thông các loại xe 3 bánh tự chế của dân lao động… thấy ngậm ngùi về hình ảnh chiếc La Dalat đã chìm vào quên lãng!
Một xe La Dalat hiện nay tại Lào.
Anh em họ với La Dalat, một chiếc xe Citroën Pony sản xuất tại Hy Lạp.
Nguồn: website Passion-Citroën – website Saigon Vietnam – website Mua Bán Rẽ - website Citroënmania – Ivan Van Laningham.
(source: http://fbuis.multiply.com)
More La Dalat
Thời
gian Miền Nam Việt Nam xuất xưởng những chiếc La Dalat đầu tiên thì bố
của Chủ tịch tập đoàn Hyundai còn đang "mần ruộng" ở Nam Triều Tiên
___________________________________
ntqt wrote on Feb 18, '11
Vào
thập niên 1970, trong lúc phải đương đầu chiến tranh với QuốcTế Cộng
Sản và cộng sản bắc Việt, song song đó, người dân miền Nam Việt Nam dưới
thời Đệ Nhị VNCH cũng đã nổ lực phát triển kinh tế.
Một chiếc xe hơi made in Việt Nam đầu tiên ra đời, đó là xe La Dalat. |
nuavongtraidat wrote on Feb 19, '11
nam64 said
Thời gian Miền Nam Việt Nam xuất xưởng những chiếc La Dalat đầu tiên thì bố của Chủ tịch tập đoàn Hyundai còn đang "mần ruộng" ở Nam Triều Tiên Nhưng VN mình ,hòa bình hơn ba mươi năm nay ,không chiến tranh ,sản suất được những gì ???? Phải nhìn lại đất nước mình , nhìn Đại-Hàn ngày xưa và ngày nay, để thấy một quốc gia đang trên đà phát triển Công Nghiệp mà thằng Nhật- Bản đang sốt rét vì những sản phẩm của Đại-Hàn.:) |
lovejese wrote on Dec 5, '11
người Pháp du nhập đạo Thiên chúa ( công giáo vào viêtnam ru ngủ người dân việt nam )
nên bị đạo làm dân việt nam bị mê tín dễ cai trị |
ntqt wrote on Feb 19, '11, edited on Feb 19, '11
Mỹ dội 2 quả bom nguyên tử vào nước Nhật năm nào?
Mất bao nhiêu năm để nước Nhật vực dậy? Sự tổn thất, chết chóc và sự tàn phá của Nhật có cao bằng 20 năm chiến tranh Việt Nam không? Tháng tư năm nay 2011 là 36 năm hòa bình rồi đấy, mà Việt Nam làm một chiếc xe đạp cũng phải nhập cảng hàng tá đồ phụ tùng, làm xong dùng lại không bền. Gần 40 năm hòa bình rồi, mà cũng chỉ làm được giầy dép thôi. Cứ nghe đổ thừa cho chiến tranh hoài, nghe phát mệt! |
chieukim wrote on Mar 11, '11
thong
cam di qui vi chinh sach chu nghia xa hoi la: Chu truong cua dang la
ddo^~ va Chinh sach cua dang la` thu*a` muh hihihihihi
|
tructam wrote on Sep 6, '11
Việt Cộng là bọn giòi bọ chỉ giỏi đục khoét tài sản quốc gia , và bán dần đất đai của tiền nhân cho Tàu Cộng.
36 năm trôi qua kinh tế Cộng Sản chỉ là bám đít Tàu phù mà thôi, và Cộng Sản Việt Nam rất giỏi đổ thừa mọi thất bại cho chiến tranh, thiên tai... Nhục và hèn cho bọn Việt Cộng. |
tamcamlon wrote on Oct 5, '11
Xin
đừng chửi Việt Cộng nữa. Cộng Sản nói chung, từ thằng Lenin trở xuống
đều là bọn dòi bọ súc vật, nói rõ hơn, là bọn Qủy Đỏ uống máu người....
Chửi chi cho mệt. Đừng về VN nữa. Đừng đi Trung Cộng nữa. Đừng mua sản phẩm của Tàu Phù nữa. |
redstop wrote on Dec 4, '11
người Pháp du nhập đạo Thiên chúa ( công giáo vào viêtnam ru ngủ người dân việt nam )
nên bị đạo làm dân việt nam bị mê tín dễ cai trị |
khoaisosau wrote on Jan 1, edited on Jan 1
Đại
đa số người Âu Mỹ,có cả Pháp nữa, theo đạo Thiên Chúa. Theo
cách suy luận của "Redstop" và "Lovejese", những dân tộc này đã
bị ru ngủ từ 2000 năm nay. Các bạn là những người đến để dạy
khôn cho họ ???
|
lovejese wrote on Jan 19
Đại đa số người Âu Mỹ,có cả Pháp nữa, theo đạo Thiên Chúa, từ 2000 năm nay.
NGƯỜI VIỆT NAM CŨNG THEO ĐẠO THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI ÂU MỸ VẬY TỚI KHI NÀO MỚI CHẾ ĐƯỢC XE (La Dalat ) CÒN RIÊNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ THÌ MỚI CHỈ CÓ RÁP CÁC BỘ PHẬN THÀNH XE , CHƯA CÓ TỰ CHẾ THÀNH XE ĐƯỢC . VỚ VẨN . VỚ VẨN QUÁ |
lovejese wrote on Jan 19
Đại đa số người Âu Mỹ,có cả Pháp nữa, theo đạo Thiên Chúa, từ 2000 năm nay.
NGƯỜI VIỆT NAM CŨNG THEO ĐẠO THIÊN CHÚA CỦA NGƯỜI ÂU MỸ VẬY TỚI KHI NÀO MỚI CHẾ ĐƯỢC XE (La Dalat ) CÒN RIÊNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ THÌ MỚI CHỈ CÓ RÁP CÁC BỘ PHẬN THÀNH XE , CHƯA CÓ TỰ CHẾ THÀNH XE ĐƯỢC . VỚ VẨN . VỚ VẨN QUÁ |
gaanmay wrote on May 2
Trong
khi miền Bắc thân yêu của chúng ta đội nón cối đi bicycle Phượng Hoàng
là mốt thời thượng thì bọn tư sản phía Nam rước đồ chơi của bọn đế quốc
về chạy lông nhông ngoài đường. :)
Nó ở đây nè: http://www.taberd75.com/linh%20tinh/XeGanMay.htm |
nam64 wrote on May 2
gaanmay said
Trong
khi miền Bắc thân yêu của chúng ta đội nón cối đi bicycle Phượng Hoàng
là mốt thời thượng thì bọn tư sản phía Nam rước đồ chơi của bọn đế quốc
về chạy lông nhông ngoài đường. :)Nó ở đây nè: http://www.taberd75.com/linh%20tinh/XeGanMay.htm
Công nhận tụi phía Nam thầy chạy thiệt đó nha hehehe
|
nam64 wrote on May 2
gaanmay said
http://www.taberd75.com/linh%20tinh/XeGanMay.htm
Xe gắn máy tại miền Nam trước 75
Một thời đáng nhớ
Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn là phương tiện di chuyển được nhiều người sử dụng nhất . Bài này xin nhắc lại một số xe gắn máy đã hiện diện tại miền Nam trước 1975.
Nói đến xe gắn máy thì chắc là mọi người sống tại miền Namtrước đây đều biết đến xe Mobylette. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên hãng Motobécane của Pháp, chế tạo ra chiếc Mobylette, đương nhiên là hiện diện trên thị trường Việt Nam. Nhưng nhiều người biết đến tên Mobylette hơn là Motobécane. Xe Mobylette ở Việt Nam có loại Mobylette vàng và
Mobylette xanh. Cả hai đều dùng động cơ 49,99cc để được xếp vào loại
vélomoteur, không cần bằng lái, nhưng Mobylette vàng thì nhỏ hơn, chỉ
có ống nhún phía trước, còn Mobylette xanh thì lớn, nặng hơn có ống
nhún ở cả bánh trước lẫn bánh sau nên đi êm hơn và giá cao hơn .
Mobylette Xanh
Mobylette Vàng
Xe Mobylette xem chừng ra không thay đổi nhiều lắm qua nhiều năm. Xe Mobylette trong thập niên 1950 thân là những ống tuýp hàn lại. Qua thập niên thì thân làm bằng tôn ép. Màu sắc cũng ít thay đổi. Có lúc Mobylette vàng đổi thành Mobylette xám. Xe Mobylette được chế tạo để dễ sử dụng. Xe không cần sang số mà dùng embrayage automatique, vặn ga lớn thì xe chạy nhanh, vặn ga nhỏ lại thì xe chạy chậm và đứng lại. Khi muốn nổ máy thì chỉ cần đạp cho nhanh là xe nổ máy. Đạp hoài không nổ thì chỉ gần gạt môt cái chốt ở đĩa có dây couroie ăn vào động cơ để tách rời động cơ và bánh sau thì có thể đạp bộ về nhà.
Velo Solex
Velo Solex 1951
Nếu có khi nào trong lúc bạn đạp xe đạp rồi nghĩ bụng sao không gắn một cái
động cơ nhỏ lên xe đạp để khỏi phải đạp thì ý nghĩ đó đã có người nghĩ
đến và chế tạo ra chiếc Vélosolex. Xe Vélosolex là một
chiếc xe đạp có gắn động cơ lên bánh trước. Động cơ này làm lăn một cục đá tròn phía dưới . Khi người lái kéo cái cần trước mặt thì cục đá dở hổng lên khỏi bánh trước và có thể đạp như xe đạp. Khi đạp đến một tốc độ nào đó, hạ cần xuống thì tốc độ của xe làm cho động cơ nổ máy và động cơ kéo chiếc xe đi bằng bánh trước. Khi xe đã chạy ngon trớn thì người lái có thể rút chân lên miếng để chân nhỏ ở giữa xe mà ngồi một cách thoải mái. Từ một ý kiến rất giản dị phát xuất giữa thế kỷ 20, xe Vélosolex vẫn còn tồn tại qua đến đầu thế kỷ 21.
Quảng cáo xe Mobilette
Hình xe Mobylette trên tem thư Cộng Hòa Pháp
Vì cách sử dụng giản dị, trọng lượng nhẹ nhàng nên các xe Mobylette, Vélosolex thông dụng trong giới sinh viên, học sinh và phái nữ.
Xe Vespa
Xe Lambretta
Ở một hạng cao hơn là các xe scooter
của Ý: Vespa, Lambretta. Các xe scooter này vì lòng máy lớn hơn 50 cc,
nhỏ nhất là 125 cc hoặc 150 cc hoặc 200 cc tùy theo kiểu, nên không
còn được xếp vào loại vélomoteur. Người sử dụng phải trên 18 tuổi và phải có bằng lái. Vì thế, những người đi
xe Vespa, Lambretta thường là ở tuổi trung niên và có đời sống cũng
tương đối khá vì xe scooter đắt hơn. Xe Vespa hàng chục năm nay không thay đổi mấy. Thân xe làm băng tôn ép. Có lẽ vì thế nên làm hình tròn như quả trứng để chịu lực tốt hơn. Máy được đặt ở chỗ phình bên phải, còn bên trái là ngăn để chứa đồ. Vì thế xe Vespa khi chạy hơinghiêng về phía phải vì bên này nặng hơn. Xe Lambretta tuy trông bề ngoài giống Vespa nhưng cấu tạo lại khác. Khung xe bằng ống sắt hàn lại,
máy đặt ở giữa khung và che bên ngoài bằng lớp vỏ sắt. Xe Lambretta
hồi đâu thập niên 1960 có đường nét cong. Cuối thập niên 60, qua đầu
thập niên 70 thì kiểu dáng thẳng, theo như mốt của thời đó, nên trông
thanh nhã. Cả hai đều sang số bằng tay, bóp embrayage vào và vặn để đổi số.
Vespa Sprint 1974
Lambretta 1974
Từ cuối thập niên 1950, miền Nam cũng nhập cảng các xe gắn máy Đức như Goebel,
Sachs, Puch. Các xe này đều có chung đặc điểm là có bình xăng đặt
trước người lái, sang số bằng tay, có ống nhún cả trước lẫn sau, và máy
đều là 50cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái. Mỗi
xe lại có những đặc điểm riêng như máy xe Puch luôn luôn được bọc trong lớp vỏ bằng nhôm, có quạt chạy để làm mát. Như thế có lợi điểm là máy xe được làm mát ngay cả khi ngừng đèn đỏ. Vì là xe có sang số nên
tuy chỉ có 50cc, xe gắn máy Đức có sức kéo mạnh hơn các xe Mobylette ở
số 1, 2, nên cũng được dùng để kéo xe lôi, có thể kéo được thêm được
bốn năm hành khách và hàng hóa phía sau. Hãng Puch và Sachs ngày nay vẫn còn tồn tại.
Goebel
Puch
Sachs
Puch
Goebel
Xe 3 bánh gắn máy Sachs/Goebel
Vào khoảng 1965 thì thấy nhắc đến tên Honda, với một số kiểu xe mới lạ xuất hiện. Một số xe Honda đầu tiên do người Mỹ mua đem sang Việt Nam để đi
làm việc rồi khi họ về nước thì để lại, lọt ra ngoài thị trường người
Việt mua được. Một trong những công dụng của xe Honda là các phi côngMỹ dùng để di chuyển giữa chỗ đậu phi cơ và doanh trại. Từ doanh trại ra
chỗ đậu thường xa, đi bộ cũng mất vài phút đến vài chục phút. Có xe
Honda phóng thì thu ngắn thời gian nhất là khi có báo động thì phóng xe Honda ra máy bay nhanh hơn là chạy bộ. Xe Honda S90 có lẽ là chiếc được
ưa chuộng nhất trong số các xe Honda trước 1965 vì kiểu đẹp và máy
mạnh, tiếng nổ ròn. Các kiểu xe kia là C110, S65 (thường được gọi là S50), P50, C50. Xe P50 có cấu tạo đặc biệt với máy nằm ở sát bánh sau và truyền động thẳng vào bánh chứ không qua dây xích. Cách đặt máy
này có lợi là khỏi bị mất lực khi truyền qua dây xích và giảm bớt số
bộ phận nhưng có khuyết điểm là xe dễ bị mất thăng bằng vì đầu nhẹ,
đuôi nặng. Lại thêm khi đi xuống ổ gà vì không có ống nhún nên sức va chạm có thể làm vỡ răng cưa ở vành bánh xe. Xe Honda dame C50 trước 1965 có chiếc đã có bộ đề bằng điện, khỏi cần đạp. Trong khi chiếc Honda dame nhập cảnh hàng loạt sau này phải đạp máy nổ bằng chân.
Honda Dame C50
Honda P50 1967
Honda PC50 1968
Chiếc xe Honda được chính thức nhập cảng để bán cho người tiêu thụ là xe Honda Dame năm 1965. Hãng Honda thì gọi là kiểu C50, nhưng mọi người thường gọi là Honda Dame. Có Honda Dame nhưng không ai gọi Honda Homme, mà gọi là Honda đàn ông. Những chiếc xe Honda Dame đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn thu hút được sự chú ý của người đi đường. Những ngày đầu
tiên xe bán ra ngoài, trên các nẻo đường phố người ta nhìn thấy các
chiếc xe Honda Dame màu đỏ hay xanh lá cây nhạt. Có người bị tắt máy xe, hý hoáy nhìn xuống chân vì chưa quen với cách sang số bằng chân. Sang lộn số có thể làm xe tắt máy. Khi thấy có một số người dắt xe Honda
đi bên đường, có người nói hãng Motobécane của Mobilette thuê người
dắt xe Honda Dame đi khắp các đường phố để người dân thấy xe Nhật dở,
bị chết máy hoài, sợ không dám mua. Không biết là có đúng hay không. Một số người lúc đó nói là hàng Nhật không bền, chỉ vài năm là hỏng và
tiên đoán rằng chừng năm mười nữa thì các xe gắn máy Pháp, Đức vẫn còn
chạy, còn xe Nhật thì lúc đó vứt đi. Những người đó có lẽ căn cứ vào phẩm chất hàng hóa của Nhật trước thập niên 1960. Nhưng qua thậpniên 1960, các hãng xe gắn máy Nhật đã trải qua những năm cạnh
tranh khốc liệt trong nước. Vào đầu thập niên 1960, nhiều hãng xe gắn máy ào ạt ra đời tại Nhật, cuối cùng theo luật thư hùng đào thải chỉ có những hãng có khả năng cải tiến mới sống còn. Lúc xe Nhật sang Việt Nam cũng là lúc các hãng xe gắn máy Nhật bắt đầu tung ra thế giới với nhiều cải tiến làm cho phẩm chất xe Nhật vượt hẳn các xe Tây phương.
Honda SS50 69-72
Honda SS90
Xe Honda Dame được làm để cho phái nữ đi nên dùng ambrayage tự động, khi sang số chân không cần phải bóp embrayage tay mà chỉ cần giảm ga. Các hiệu xe Suzuki Dame, Yamaha Dame cũng giống thế. Còn các xe gắn máyNhật
kiểu đàn ông được vẽ kiểu giống như những chiếc mô tô phân khối lớn ở
chỗ không có pédale mà có cần đạp cho nổ máy, hai bên có thanh ngang để
chân, bên phải là thắng chân, bên trái là cần sang số, embrayage tay
trái, thắng trước tay phải, bình xăng phía trước. Các xe này còn
giống mô tô ở chỗ hai bên bình xăng có hai miếng cao su để đầu gối áp
vào cho êm. Điều đáng kể là yên xe thấp vừa với chiều cao người Á Châu khiến cho việc leo lên xe, chống xe dễ dàng hơn khi sử dụng các xe gắn máy Tây phương. Tay ga vặn nhẹ nhàng chứ không nặng như xe Tây phương. Máy đạp nhẹ nhàng và dễ nổ. Nói tóm lại, các nhà chế tạo Nhật khiến cho các chiếc xe gắn máy sử dụng dễ dàng, tiện nghi hơn khiến cho người dùng thấy rất thoải mái khi đi xe.
Sau
chiếc xe Honda Dame là sự xuất hiện của Honda đàn ông 66 (SS50). SS là
chữ viết tắt của Super Sport. Chiếc Honda 66 xuất hiện vào năm 1966,
với màu đỏ hay đen, tay lái ngắn ngủn để người lái thu hẹp khoảng cách
hai tay, giảm tiết diện cản gió, xe không có đèn signal, hộp số có năm
số và có thể đạt đến tốc độ tối đa đáng nể là 90km/giờ đối với một
chiếc xe máy 50 cc. Đó là một chiếc xe được vẽ kiểu với các đặc tính của
xe đua. Tuy nhiên chiếc xe này không tiện dụng trong thành phố vì tay
lái quá ngắn nên khó điều khiển. Sang năm 1967, Honda sửa lại kiểu xe
cho tay lái rộng hơn, hộp số có năm số, sơn đen hoặc đỏ, có đèn signal,
ống nhún trước có bọc cao su, tốc độ tối đa 80k/ giờ. Kiểu xe 67
(SS50E) đã đi vào lịch sử vì máy mạnh, chạy nhanh, được nhiều người ưa
chuộng và có lẽ là được sử dụng nhiều nhất tại miền Nam cùng với xe
Honda Dame. Về sau Honda có ra các kiểu khác nhưng Honda 67 vẫn được
nhiều người biết đến nhất. Vì máy mạnh nên chiếc Honda 67 được dùng để
kéo xe lôi thay cho các hiệu xe Đức trước đây.
Honda Dame C50
Honda SS50 - 1967
Cả tứ đại gia của làng xe gắn máy Nhật, Honda, Yamaha, Suzuki, Kawasaki đều có mặt tại miền Nam lúc đó. Hãng Suzuki tung ra kiểu xe nam M15 và M12 và xe Suzuki Dame, M31. Hai kiểu xe nam đại khái giống nhau, dùng cùng một động cơ nhưng kiểu thể thao có ống pô vắt cao và vè trước ngắn để trông có vẻ thể thao hơn.
Suzuki Dame 1968
Suzuki M15 - 1965
Suzuki M12 1967
Kawasaki 1965
Hãng Yamaha có hai kiểu xe đàn ông, trong đó có kiểu YF5, và một kiểu Yamaha Dame. Xe Yamaha đàn ông kiểu đẹp, nhiều bộ phận xi bóng loáng. Yamaha Dame sơn màu xanh da trời, với đường cong dịu dàng, trông rất mỹ thuật. Các xe Yamaha xem ra không được ưa chuộng bằng Honda vì máy không mạnh bằng.
Yamaha YL1 1968
Yamaha Dame
Xe Suzuki Dame và Yamaha Dame đèn trước thấp hơn xe Honda Dame, trông vẻ nhu mì thích hợp với các cô mặc áo dài.
Kawasaki là hãng nhỏ nhất trong các hãng xe Nhật lúc đó, chỉ đưa sang một kiểu xe đàn ông. Xe Kawasaki chạy tuy tốt nhưng bị chê là nặng và máy yếu. Xe Kawasaki đem sang Việt Nam là kiểu dùng sườn của xe 80 cc, thay vào đó bằng động cơ 50 cc để được xếp vào loại vélomoteur, không cần bằng lái.
Kawasaki 1960's
Bridgestone 1968
Hiệu xe ít người nhớ đến có lẽ là Bridgestone. Bridgestone là hãng chuyên chế tạo vỏ bánh xe nhưng lúc đó cũng có một phân bộ chuyên sản xuất xe mô tô để đua. Kiểu Bridgestone đem sang Việt Nam năm 1966 có máy 65 cc. Vì thế xe Bridgestone vọt rất mạnh. Đặc điểm của Bridgestone là
hộp số có bốn số quay vòng giống như các xe đua, nghĩa là sang đến số
bốn thì nhấn thêm sẽ trở về số một mà không phải trả số ngược lại. Xe
Bridgestone chìm vào quên lãng của người Việt khi phân bộ xe
mô tô của hãng đóng cửa năm 1967 vì lý do là nếu sản xuất xe đua thì
các hãng xe gắn máy Nhật khác không muốn mua vỏ xe của hãng kình địch
với mình trong các cuộc đua.
Honda Scrambler CL50 1969
Honda Scrambler CL50 70's
Không như các hãng xe châu Âu giữ các kiểu xe y nguyên nhiều năm, các hãng Nhật ào ạt tấn công thị trường ViệtNam với các kiểu xe mới ra mỗi năm. Qua
1968, Honda tung ra xe CL50. CL là chữ viết tắt của Scrambler. Đó là
kiểu xe được chế tạo để chạy các đường đất lồi lõm nên chỉ có bốn số,
xe kéo mạnh ở số một và số hai, nhưng tốc độ tối đa kém xe Honda 67.
Ống pô vắt cao để khỏi va chạm vào mô đất hay ngập nước. Qua 1969,
Honda tung ra kiểu SS50M. Cũng dùng cùng máy và sườn như xe Honda 67
nhưng bình xăng dài hơn cho có vẻ thể thao. Qua năm 1970, Honda đưa
sang kiểu CD50. Xe này cũng dùng cùng loại sườn và động cơ như SS50
nhưng bình xăng và hộp đựng đồ phụ tùng vẽ kiểu khác nên trông bề ngoài
khác hẳn. Xe được chế tạo để chạy trong thành phố nên chỉ có bốn số
với các số đầu kéo mạnh, thích hợp với cách chạy xe trong thành phố
phải luôn luôn dừng lại đèn đỏ rồi lại bắt đầu vọt lên. Cùng là kiểu
SS50E, đến 1971, 1972, Honda tung ra kiểu xe với sơn đỏ metal và vè xi
bóng, ghi đông cao kiểu sừng bò trông rất hấp dẫn. Honda thay đổi hình
dáng bề ngoài thu hút thêm khách hàng mới. Năm 1969, Suzuki cũng tung
ra kiểu xe mới AS50 trông rất thể thao và rất đẹp. Ngoài các kiểu xe
Honda chính thức nhập cảng, trên đường phố Sài Gòn thỉnh thoảng xuất
hiện một số kiểu xe Honda lạ như Honda Monkey, nhỏ xíu như xe con nít,
hoặc Honda CT50, CT70, với chữ T là viết tắt của Trail, loại xe Honda
dùng để đi dạo chơi ở đồng quê, trên các đường mòn nhưng tại Việt Nam
trở thành phương tiện để đi học, đi làm tuốt luốt.
Honda SS50E 1970
Suzuki AS50 Maverick 1969
Honda SS50 1967 keo xe lôi
Trong tất cả các loại xe Nhật, chỉ có Honda là dùng loại động cơ bốn thì, với xăng và nhớt chứa riêng còn các hãng kia dùng loại động cơ hai thì, chạy xăng pha nhớt.
Với các đủ loại xe tung vào thị trường, đường phố miền Namtrở nên nhộn nhịp với các loại xe đủ màu sắc. Đường phố Sài Gòn náo nhiệt với các coureurs cúi rạp trên con ngựa sắt ra sức phóng, lạng, máy nổ ròn, đinh tai nhức óc. Đúng ra máy xe Honda chạy rất êm. Nhưng vì nhiều người đã
tháo bỏ ốm tiêu hãm thanh gắn ở đầu ống khói nên máy nổ lớn. Ống này
nhỏ như ống tiêu, với thân có đục nhiều lỗ, dài khoảng gang tay. Chỉ cần tháo con vít nhỏ ở đầu ống khói là kéo ông tiêu ra được. Lý do tháo ốm hãm thanh là vì người dùng thấy xe chạy vọt hơn.
Sài Gòn nhiều xe hơn và cũng nguy hiểm hơn vì các xe Nhật đều chạy nhanh, vọt mạnh. Vì thế, một số phụ huynh lo ngại không muốn mua cho con mình chiếc xe quá mạnh. Hãng Honda tung ra loại xe PC50, cũng dùng động cơ 50 cc nhưng không cần sang số, và không vọt mạnh như các loại xe có sang số. Tốc độ khi chạy nhanh cũng có thể đến 60 km/giờ.Xe PC50 là
kiểu P50 cải tiến lại với động cơ đặt vào giữa cho xe được thăng bằng
hơn và có nhún cả ở bánh trước lẫn bánh sau. Cách sử dụng xe PC50 cũng giản dị như xe Mobylette chỉ cần đạp nổ máy rồi vặn ga phóng đi.
Mini Cady 1969
180px-Honda PC50 1968
Hãng Motobécane cũng tung ra kiểu xe Cady nhỏ nhắn thích hợp với giới học sinh. Cái tên Cady có lẽ từ chữ Cadet, cho biết đây là kiểu em út trong gia đình Motobécane. Tuy cũng dùng động cơ 50 cc nhưng xe chỉ chạy được tối đa 40km/giờ. Chạy chậm có vẻ là một khuyết điểm của xe cộnhưng
đây lại là ưu điểm vì nó là lý do để các bậc phụ huynh chọn mua xe cho
con mình để được an tâm hơn. Với khuynh hướng design nhiều màu sắc
vào đầu thập niên 1970, xe Cady lúc đầu sơn nâu, hay xám, về sau sơn
các màu xanh đỏ vàng sặc sỡ. Cùng với sự xuất hiện của mini jupe, đường
phố Sài Gòn thấy xuất hiện xe mini Cady với hai bánh xe nhỏ trông rất
xinh xắn, đồng thời mini xe đạp cũng xuất hiện và các cô nữ sinh áo dài
mini trông trẻ trung, tươi tắn tung tăng trên các loại xe mini đủ màu
sắc.
Cady
Xa lộ Biên Hòa, ngày nay gọi là xa lộ Hà Nội, thời đó còn rất ít xe nên trở thành đường thử và đua xe gắn máy. Các loại xe gắn được đem ra chạy hết tốc độ vào giờ ít xe. Tuy không có tạp chí phê bình, điểm các loại xe
gắn máy nhưng ưu khuyết điểm của các loại được truyền miệng rộng rãi.
Các loại xe máy hai thì tuy có thể chạy nhanh nhưng khi chạy với tốc độ cao nhiều giờ thì máy bị yếu đi, tốc giảm đi. Chỉ trừ có xe Honda là
được khen là càng nóng máy, càng chạy mạnh. Đúng ra chỉ có xe Honda
sau 1965 mới chạy lâu không bị giảm tốc độ vì Honda cải tiến hệ thống
phun nhớt, làm cho nhớt phun rất nhiều khiến cho khi máy nóng không bị
sức ma sát làm giảm tốc độ. Còn các loại Honda S65, C110, tuy có thể
chạy được đến tốc độ hơn 100km/giờ nhưng khi nóng máy thì cũng bị chậm
lại.
Mini Cady
Để
tăng sức mạnh của xe, xi lanh được xoáy cho rộng thêm từ 50 cc thành
ra 60 cc, 70 cc. Xe xoáy xi lanh chạy nhanh hơn, có thể đến hơn
100km/giờ nếu máy được chỉnh cho đúng.
Một trò chơi đánh cá thời đó của các yêng hùng xe gắn máy, gọi chệch từ chữ anh hùng vì đua xe là can đảm nhưng không phải là đáng khen, là lách dưới xe be. Xe be là xe kéo các xúc gỗ dài năm, bẩy mét. Một đầu khúc gỗ
được cột vào xe vận tải phía trước, đầu phía sau gắn vào remorque sau,
còn giữa xe vận tải và remorque sau không có gì ràng buộc.Chiều cao từ thân cây đến mặt đường chi hơn một mét. Các tay đua đánh cá xem ai dám lạng chui dưới gầm xe be từ bên này qua bên kia. Vì khoảng cách
thấp nên không thể chạy thẳng đầu mà người lái phải lạng cho xe
nghiêng đi thì mới đủ thấp mà chui qua. Nếu tính sai thời gian, người lạng có thể bị hai bánh sau chạy tới đụng và cán chết.
Xe gắn máy là phương tiện di chuyển, nhưng cũng là niềm say mê tốc độ của tuổi trẻ và sự hấp dẫn của màu sắc, kiểu dáng, tiếng nổ. Niềm say mê này đã ghi vào ký ức của nhiều người miền Nam lúc đó và tồn tại không phai nhạt với thời gian.
ovv's 1966-Honda-CB150
Nó trở thành kỷ niệm đẹp mỗi khi nhớ lại giây phút dắt chiếc xe mới toanh đi về nhà và những ngày tháng rong ruổi trên những con ngựa sắt.
|
daploisongnui wrote on May 5
phanred111950 said
MIỀN NAM (VN) CÓ GÌ ĐÂU MÀ GỌI LÀ TƯ SẢNMIỀN NAM BỊ ĐẾ QUÔC CAI TRỊ , ÔM CHÂN ĐẾ QUỐC LÀM TAY SAI , MIỀN NAM LÀ NÔ LỆ THÌ ĐÚNG HƠN ĐẾ QUỐC CÓ GÌ THÌ NÔ LỆ CŨNG CÓ VẬY THÔI .
những lời này cũng vì ăn nhiều khoai mì và uống nhiều xuyên tâm liên quá mà có. thông cảm cho chúng.
|
nam64 wrote on May 5
daploisongnui said
những lời này cũng vì ăn nhiều khoai mì và uống nhiều xuyên tâm liên quá mà có. thông cảm cho chúng.
OK , Ròm hổng thèm để ý tới nó nửa ,xóa còm của nó là xong .Nếu nó spam nhiều quá thì Ròm làm Entry mới với nội dung củ hehehe.
|
penseenguyen wrote on May 5
Hơi đâu mà bực mình, xóa sạch còm của chúng đi.
Chúng được trả tiền theo số còm đó, đây là "đội quân 50 xu" ( đội quân này do tàu khựa thành lập và hoạt động mạnh mẽ bên tàu, thằng em bắt chước hoặc bị sai khiến làm theo), loại "công nhân ngoài giờ", được trả tiền công công tính theo sản phẩm. Cái còm nào không bị xóa là được tính tiền, cái còm nào được tranh cãi, cãi qua cãi lại thì công cao hơn, ( nhưng thường thì chúng không cãi, vì không có trình độ và không biết lý luận). Chúng chỉ giỏi nói ngang ( lạc đề, chủ yếu là khiêu khích) và spam thôi. Xóa sạch, cho chúng đói thì mới bỏ cái nghề bẩn thỉu đó đi, chứ còn có ăn là chúng còn làm và kêu thêm người tham gia. Diệt sạch. |
nam64 wrote on May 5
penseenguyen said
Hơi đâu mà bực mình, xóa sạch còm của chúng đi.
Xóa thì xóa chiện thường ...nhưng chỉ bực mình mà thôi .
Có Entry hình ảnh xưa của mình gom về ,khi buồn hay nhớ VN thì vào xem hình ảnh xưa..đọc còm của bà con ghé ngang để lại ,coi như là một cái niềm vui nhỏ khi sống ở xứ người .Nhưng khi vào xem mà đụng mấy cái chiện này thì ...hởi ơi . |
penseenguyen wrote on May 5
Coi như gió độc thổi rác vào nhà, chịu khó quét đi.
Mấy cái xe này thỉnh thoảng vẫn thấy chạy trên đường phố SG đó. Năm 92 ông em trai có tậu một chiếc, chắc phải sửa hoài bán mất. Phải chi còn mình tha về chơi. |
nam64 wrote on May 5
penseenguyen said
Phải chi còn mình tha về chơi.
Tha rác về chơi ,nhưng thích quá cái loại rác này hehehe
|
penseenguyen wrote on May 5
nam64 said
Tha rác về chơi ,nhưng thích quá cái loại rác này hehehe
Ở VN bây giờ người ta săn mấy loại xe cổ này dữ lắm, đổi ngang hoặc hơn xe mới và xịn đó. Xuất sang châu Âu nhiều lắm.
|
nam64 wrote on May 5
penseenguyen said
Xuất sang châu Âu nhiều lắm.
Xe cổ bên này "vô giá" .Thỉnh thoãng mấy ngày lễ ,có tổ chức khoe xe cổ ...xem phê luôn đó hehehe
|
Cám ơn anh Ròm thật nhiều về công khó sưu tâm hình ảnh của anh + các thông tin cập nhật tin tức nóng bỏng từ VN.
Trả lờiXóaPhại chi mọi người Việt tại Hải Ngoại đều như anh...
Thân kính,
ntt từ California, USA.
Ròm cũng cám ơn Truc Nguyen ghé xem hình xưa và tin tức Ròm gom về trang nhà này .
Xóa