Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

30 thg 8, 2012

Hình xưa : Vài cảnh ngày xưa & xe xưa .


Hôm nay Ròm vào Forum "Diển đàn Xe Hơi VN " chọn ra một số hình ảnh của bà con trong forum post lên với chú thích của  điều hành viên: quangdung1955 cho hình ảnh xưa .

******************

Hình ảnh
nhà sách Vĩnh Bảo, hông bên phải của nhà này là quán nhạc Minh Phát.... Ngôi nhà này quay mặt ra đại lộ Lê Lợi.... Nay là cửa hàng "Vàng bạc đá qúy thành phố (SJC)". Phía sau nhà sách Vĩnh Bảo là nhà hàng Quốc Tế... Tiếp theo đó là ... Thương xá Tam Đa (Crystal Palace).... Nơi mà đám cháy năm 2003 thiêu chết non 200 người, song chỉ được công bố "...có ....60 hà....!!!!" 

Hình ảnh
Bên hông chợ Bến Thành : 

Hình ảnh
Đường Pasteur . Cảnh vật êm đềm quá : 

Hình ảnh
Áo dài xưa , Velosolex trên đường Nguyễn Huệ 

Hình ảnh
Hình ảnh
Hình ảnh

Hình ảnh
Brodard

Hình ảnh
Rạp Kinh Đô 

Saigon ngày xưa khá nhiều xe hơi : 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh

Hình ảnh


Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh


Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh


Hình ảnh 
Chiếc xe bagage trong ảnh I chở hai bà tiểu thương bán "hàng bông" chạy trước chợ Bến Thành là một hình ảnh quen thuộc của giới "buôn thúng bán bưng".... "bổ hàng" ở chợ Cầu Ông Lãnh đem sang đây bán lẻ trên dọc đường Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (hai bên hông chợ Bến Thành).... Hình này cho thấy đường phố Saigon lúc đó mật độ giao thông chưa gay gắt lắm... Tấm ảnh này có lẽ được chụp trước 1968... Bởi nhà thuốc tây Tô Ngọc Dung lúc này còn nhìn được rõ bảng hiệu, chứ sau Tết Mậu Thân thì khu vực này đầy những quầy hàng có che dù, bày bán đủ thứ lặt vặt, muốn dạo bộ trên lề đường ở khu vực này thì phải rất cẩn thận, nếu không muốn bị bắt đền vì dẫm phải hàng hóa bày la liệt trên vĩa hè....

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 

Hình ảnh 
trong một quyển sách nói về cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960.... Chiếc xe bò trong ảnh là phương tiện dùng chuyển vận rác của công nhân vệ sinh ngày trước, những con người lặng lẽ và trong việc giữ gìn sự sạch sẽ cho Hòn ngọc Viễn Đông luôn là tầng lớp bị rẻ rúng nhất trong cuộc sống, nhìn họ lúc nào cũng cúi mặt trong khi lam lũ làm việc giữa cảnh đô hội mà thấy xót xa trong lòng..... Nhất là những ngày Tết, đến giờ giao thừa rồi mà vẫn chưa dọn xong những đống rác cao nghệu.....

Hình ảnh 

Hình ảnh

Hình ảnh
Taxi ở bến Bạch Đằng 

Dinh Gia Long Hình ảnh 
trường Gia Long 
Hình ảnh 
nhà thờ Đức Bà 
Hình ảnh 
Bến Bạch Đằng 
Hình ảnh 

đường phố Sài Gòn 
Hình ảnh

dường Lê Lợi Hình ảnh 
Hình ảnh

Hình ảnh
Rạp ciné Cao Đồng Hưng là hình ảnh một thời hoa mộng của các cô cậu học sinh hai trường trung học Hồ Ngọc Cẩn và Lê Văn Duyệt, ở tỉnh Gia Định.... Cứ trốn tiết hoặc được nghĩ học giữa giờ là cứ chui vào đây, với những cuốn phim cũ đã chiếu "nát nước" ở SaiGon rồi, giá vé cũng khá hời : 100 $ = 2 phim chẵn 

Hình ảnh
Sở Thú Saigon vào những ngày cuối tuần.... Các "sói con" thuộc tổ chức Hướng Đạo Việt Nam" sau khi sinh hoạt, đã kéo nhau đi tham quan cảnh vật, nơi các em đang xúm xít là hồ sen bán nguyệt ở cuối Sở Thú (gần bờ sông),.... 

Hình ảnh
thập niên 1970.... Nếu không lầm thì đây là hình chụp buổi "Nhạc trẻ" đầu tiên tổ chức tại sân Phan Đình Phùng.... Lúc này, trào lưu "kích động nhạc" đã có tên gọi mới "Nhạc trẻ" với các tên tuổi như Tùng Giang, Jo Marcel, Trường Kỳ, Nam Lộc, v..v.... cùng các ban nhạc như The Dreamers, CBC, Thúy-Hà-Tú Group, v..v..... Chuyên chơi loại nhạc "rock" nặng phần... gào thét là chính... Tụi lính Mỹ đứng xem bên dưới (nếu có) cứ cười lắc đầu vì không ..... hiểu.... Ấy vậy mà khi tổ chức ở Sân Hoa lư vào năm 1972, "Nhạc hội" này đã được Phu nhân Tổng Thống Thiệu đến chủ tọa lễ khai mạc...... Thật hết biết ! Bởi bà ta không hiểu tí gì về.... nhạc, nhất là "nhạc trẻ".... Nhưng dù sao cũng vẫn hơn nay..... Nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy các nhạc công tóc chưa dài lắm, người ốm nhom, áo mặc bó thân, còn quần thì loe ra thùng thình (loại quần patte d'éléphant này lúc dầu có tên gọi là "quần ống loa', nhưng về sau thì nôm na hơn, người ta gọi thẳng tên của nó là "quần ống (chân) voi").... Cách ăn mặc và giữ "co" ốm này một thời là mode của giới thanh niên Saigon... Ai không mặc quần ống loa, áo sơ-mi bó sát thân (thậm chí còn "nhấn ben" trước và sau như áo dài nữ), tóc không dài... thì đều bị coi là ..."nhà quê" hay "quê một cục".... Thế nhưng khi trào lưu gọi là "Hippy" từ Mỹ lan sang VN, thì càng có nhiều hình ảnh quái gỡ của giới thanh niên "không nhận thức được mình".... Với những hiểu biết mù mờ về triết học Hiện sinh, họ lao vào sử dụng ma túy và sinh hoạt khác người một cách .."lôi thôi", "bệ rạc",.... Giới nghệ sĩ củng thế, mà tiêu biểu là Khánh Ly, người xuất thân từ phòng trà ở Dalat, có lối sống phóng túng và khoác một "mỹ danh" là "nữ hoàng chân đất".... một hiện thân của tinh thần "phản chiến", chuyên hát những "Ca khúc da vàng". "Kinh khổ",... v..v..... Song nếu có ai biết rõ phía sau những "hào quang" đem lại cho cô từ những tình khúc tuyệt vời của TCS thì có lẽ sẽ thấy tiếc cho con người tài hoa ấy lắm.....

Hình ảnh
một nét sinh hoạt mà nay đã mất hẳn ở Saigon : Nước "Phông -tên"...
Tấm ảnh ấy có lẽ được chụp ở Bến Chương Dương, đoạn chợ Cầu Ông Lãnh cũ (hai chiếc xe tải chở hàng cho chợ)..... Ngày trước, Saigon có xây những trụ xi-măng cao khoảng 1m, bên trong ruột nối với hệ thống nước máy của Công ty Thủy cục, với 2 hoặc 4 vòi mước gắn vào trụ để cho người dân dùng.... miễn phí, theo kiểu những đài nước hiện vẫn còn ở Ba-Lê cũng như Bá-Linh (tuy hai nơi này chỉ xem nó là vật trang trí có tính lịch sử)...... Những trụ như thế được người Saigon kêu là "Phông-Tên nước" (do phiên âm từ "Fontaine" trong tiếng Pháp).... 

Hồi đó, dân Saigon chưa có thói quen "lắp đồng hồ nước trong nhà", "cái của xa-xí ấy" chỉ có trong những doanh trại, khách sạn, hay cơ quan công quyền... Còn dân thì mọi sinh hoạt như giặt gỵa, tắm, lấy nước về nhà dùng,..... họ đều ra phông-tên để thực hiện... Lúc đầu còn ít nhà, nên cũng tiện cho ai ở gần phông-tên dưới 100m... Song lâu dần, số người quần tụ đông đúc hơn, khoảng cách đã tăng lên.... và nước sinh hoạt đã thành "vấn đề"..... Thế là nảy sinh việc những nhà có tiền mướn người gánh nước về cho mình, và việc ấy đã tạo thành một nghề mới ở Saigon dạo nọ : "Nghề gánh nước mướn"... Để làm được nghề này, người gánh nước phải có một hoặc nhiều đôi thùng thiếc (thường là lấy từ những thùng đựng dàu lửa có khắc nỗi" hình con sò (của hãng Shell) hay chữ "Esso" trong vòng ô-van (của hãng ESSO), dùng hai khúc cây tròn hoặc vuông đóng thành một thanh tựa nối hai vách thùng..., hai thanh kẽm dài khoảng 1m (giống như lưới chống B40 vuốt thẳng ra), uốn cong lại thành hình chữ "V", có hai móc ở đầu, và một thanh tre già vót thành một chiếc đòn gánh, phải có sức khỏe, bởi có khi khoàng cách gánh nước đi dài hơn 300m... Nhất là những nhà ở trong hẽm thì còn xa hơn nữa... thành ra chuyện phải "nghỉ mệt giữa chừng" là thường sự...... Mỗi khi có ai gọi, người gánh nước sẽ xách đôi thùng lại phông-tên để hứng nước rồi gánh lại nhà người đó.... Giá trung bình năm 1962-65 là 2$/đôi, mỗi nhà xài trung bình 4 đôi nước cho năm người.... Nhu cầu ngày càng tăng theo đà chiến cuộc.... Ở những xóm lao động, bên cạnh những nghề nặng nhọc khác, thì "gánh nước mướn" là một trong số những công việc lấy sức người lao động nhiều nhất, song quân số làm nghề này cũng tăng nhanh nhất, đa phần là thanh nữ trôi giạt từ những vùng nông thôn mất an ninh...... về quần tụ nơi những xóm nghèo ngoại ô thành phố, lấy đôi thùng gánh nước để làm kế mưu sinh.... Số nhân lực tăng lên đã dẫn đến việc "tranh hùng", giành lãnh địa hoạt động giữa những con người "tận cùng bằng số" ấy, ai mạnh sẽ thành thủ lãnh, chỉ huy một nhóm đàn em chừng 10 đứa, với hàng chục đôi thùng, nhận gánh nước cho một khu vực nhất định quanh phông-tên... Có khi, họ nhận "khoán" từng tháng cho nhà nào cần, với mức thù lao rõ ràng.... và đạo quân gánh nước mướn lại sinh hoạt theo kiểu "băng đảng" là chuyện không có gì khó hiểu.....

Thường một nhà 6 người, có hai chiếc thùng "phuy" (400lít), mỗi tuần phải đổ nước đầy hai lần... thì phải trả khoảng 20$/tháng vào năm 1967.... Trong ảnh, cô gái đang chống đòn gánh chờ nước đầy chiếc thùng đang hứng dưới vòi phông-tên, mắt nhìn ông lão đang tắm một cách vui vẻ... Có lẽ cô đang gánh cho một nhà nào đó ở gần, và cách tắm của ông lão phần nào cũng làm cô vui vì lạ mắt... Hay cô chỉ mới bước vào lao lực, chưa thấm hết những nhọc nhằn đang chờ mình trong tương lai..... Nhất là dạo cuối thập niên 1960, áp lực nước không đủ đáp ứng, chỉ chảy ri rỉ, hàng giờ liền vẫn không đầy một thùng nước,.... việc kiếm ăn khó khăn hẳn.... Những dãy thùng xếp hàng nối nhau dài như quân domino thì.... coi như "nồi cơm rồi sẽ bể"..... Và thật nó đã bể hẳn vào đầu thập niên 1970, khi Công ty Thủy cục Saigon cho lắp đồng hồ nước vào từng nhà dân, thì nghề gánh nước mướn đã dần dần biến mất... Và nó thật sự mất hẳn vào năm 1972. Các phông-tên cũng bị đập bỏ hoặc tháo dỡ.

Ngày nay, tuy không còn thấy những hình ảnh thế nữa, song những gì liên quan đến nó ta vẫn còn nghe....... Đó là những từ như "Marie Phông-Tên", "Marie Sến".... Những phông-tên nước là nơi tụ tập của những người nghèo, điều ấy đã rõ, nhưng không chỉ có ai làm nghề gánh nước mướn mới tụ tập ở đó, mà những chị ở, con đòi, hay cô sen, ...... cũng đều gặp nhau ở đó, bởi họ có chung một điểm : Nghèo, và phải làm mướn để độ nhật... Và những cái tên kia đã được người đời gọi họ với một âm điệu mỉa mai, nhói lòng,..... Nhất là khi giòng nhạc buồn theo điệu Boléro, với những lời ca gợi đúng tâm trạng của họ xuất hiện, thì những người khốn khó ấy đã tìm được một chỗ cảm thông trong chợ đời..... Họ tập hát những bản nhạc ấy để những buối không có "mối" gánh nước, nước chảy yếu, phải chờ lâu, v..v.... Họ tụ tập lại rồi dùng những chiếc đũa, cái muỗng, chiếc thùng gánh nước "thất nghiệp" trở thành trống, và đữa muỗng sẽ là vật đánh nhịp đệm theo những giọng ca không qua trường lớp, nhưng có khi lại "tới" một cách lạ thường, mà ngay cả ca sĩ chuyên nghiệp cũng không thể nào bì kịp.... Giòng nhạc và những "ca sĩ" ấy rồi đã bị giới "bề trên" cho là thấp kém và khinh miệt gọi nó là "nhạc sến", chuyên dành cho nữ "ca sĩ Marie Phông-Tên", v..v.....Thật đáng buồn.....

Hình ảnh
Chợ Bình Tây

Hình ảnh
1 trong những nghề của người Hoa : bán khô mực

Hình ảnh
cầu chữ U

Hình ảnh
Khu Hàng Xanh năm 65

Ròm stop tại đây ,trang thứ 10./78 trang của forum
Attachment: Vài cảnh ngày xưa.pdf


bgchild wrote on Mar 1
Coi hình xưa đã quá anh Ròm ui! Cảm ơn anh Ròm nghen. ụt nhìn hình xe gắn máy nhỏ xíu mà chở 5 người mắc cười quá :-)

nam64 wrote on Mar 1

Nhấp chuột vào Attachment :
chuột trái 
để xem ,chuột phải  để thâu 




nam64 wrote on Mar 1
bgchild said
xe gắn máy nhỏ xíu mà chở 5 người mắc cười quá 
Dân mình thân nhỏ tí teo ,chứ đâu có bự như tụi Tây giống cái thùng phi hehe 5 cái thùng phi mà ngồi lên xe có nước xụm bà chè cái xe của người ta hihi

tompremo wrote on Mar 1
nam64 said
Nhấp chuột vào Attachment :
chuột trái để xem ,chuột phải  để thâu 
 
THANKS FOR THIS POST & ATTACHMENT
TOM PREMO - MINH TÂM

bgchild wrote on Mar 1
ụt khoái ngồi xích lô lắm! Ngày xưa 5 tuổi Má biểu đi chợ Má đưa ụt có vừa đủ tiền chợ thôi. Má ụt biểu mày phải ráng trả giá làm sao cho còn dư tiền để mày kêu xe xích lô mang mày dìa nhà, không thì phải đi bộ dìa nghe chưa con!

ụt cũng trả giá tới hói đầu mấy bà bán ngoài chợ luôn. Mấy bả nói mày là con cái nhà ai mà trả giá ớn vậy? Mày mau lấy rồi đi cho lẹ để chỗ tao còn bán buôn! Xong cái mấy bả bán cho ụt giá rẻ, xong cái ụt có tiền dư, mà ụt không dùng để trả tiền xích lô anh Ròm ui! ụt cũng kiu xích lô rồi leo lên, nhưng mà khi tới nhà thì ụt hái 2 trái chuối trong nải chuối của ụt mua đưa cho anh xích lô thế tiền hehehehhehe ... ổng nói, "mày chơi kiểu gì vậy nhỏ?! Tao chạy xích lô lấy tiền chứ đâu có lấy chuối mà mày trả tao chuối?" Cái ụt năn nỉ một hồi ổng thấy thương ụt quá nên tha cho ụt luôn Hhehehehee ... ổng nói, "mày mau xuống xe lẹ lẹ tao còn đi kiếm khách!" Hahhhahahaha!

nam64 wrote on Mar 1
bgchild said
ụt cũng trả giá tới hói đầu mấy bà bán ngoài chợ luôn. 
Mới tí tẹo đã vậy ...còn bây giờ thì seo...???? hehe

bgchild wrote on Mar 1
Bi giờ là ụt ịt nè! Hehehheehe ....

bgchild wrote on Mar 1
Coi dzị mà ngoan lắm à nha ... Cho Ròm coi thư ụt biêng cho Má ụt nè ... Xem rồi đừng khóc nghen, ụt đang mần việc, không dỗ được đâu :-)

Má kính yêu,





Con là đứa trẻ mà Má đã cưu mang và dưỡng nuôi từ trong bụng, chăm lo dạy dỗ từ lúc lọt lòng cho tới khi lớn khôn. Má đã dùng hết khả năng của Má để dạy dỗ con nên người, an ủi con trong lúc con gặp khó khăn. Má đã hết tâm hết sức của Má để cho con được cái vốn vật chất củng như tinh thần mà con có được ngày hôm nay. Và sự ra đi của Má là món quà tinh thần sau cùng để lại cho tất cả chúng con. Tình cốt nhục thâm sâu này; tình thương vô bờ bến mà Má đã cho con, làm sao để đáp lại trọn vẹn để tỏ lòng tri ân?

Má hiển linh, Má vô cùng kính yêu, con nay không còn là đứa trẻ vô tri; con đã hấp thụ thiên lý mà Má đã dạy cho con hồi con mới vừa có chút trí khôn, và sau đó là đời dạy cho con. Con đã té và đã xuýt sụp đổ nhiều lần trong đời con. Nếu không phải có sự nâng đỡ tinh thần của Má, và sự rộng lượng thứ tha, chấp nhận con, và cho con cơ hội ăn năn và làm tốt trở lại, thì con đã bị sụp lỗ và không được như ngày hôm nay. Con nhớ ơn Má vô cùng!

Xin Má dẫn dắc và che chở con, để con sống tốt và xứng đáng với tất cả những gì Má đã cho con.

Con lạy Má.

Má hiển linh, cũng may mà con chưa có con cái gì, chưa mang nợ con như Má ngày xưa ...





Con xin rước Má vào lòng con, ngự trong tim con, để giúp con phá tan mọi chướng ngại tinh thần. Xin tình thương và sự bao dung vô bờ bến của người Mẹ hiền lành hãy cùng ở với con trong mọi lúc và mọi nơi.

Con lạy Má.

Con nguyện thể hiện tình thương chân chánh đối với bản thân con trước tiên, đối với Ba và các anh chị tiếp theo, đối với Ông Bà và những người có ơn với gia đình chúng ta kế theo sau, và sau cùng, nguyện hướng sự cố gắn này tới sự an vui của muôn loài chúng sinh.

Chúng con thương Má vô cùng. Chúng con tôn kính Má vô cùng. Má đi rồi nhưng chúng con là những gì của Má còn để lại đây. Má luôn sống trong chúng con ... ~ Con của Má. UPK

conguyendk wrote on Mar 2
Kí ức hiện về,những hình ảnh quen thuộc gợi nhớ về những con người được sống trong bầu không khí hạnh phúc và cởi mở.Tâm trạng vừa vui vừa buồn khi xem qua những hình ảnh như thế này...

jen2tk wrote on Mar 2
Coi những hình xưa buồn chảy nước mắt....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này