Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

13 thg 8, 2012

Cuộc di cư Việt Nam, 1954 (http://vi.wikipedia.org)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

http://bits.wikimedia.org/skins-1.17/common/images/magnify-clip.png
Hàng chục vạn người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do)
Di cư năm 1954 là sự kiện xảy ra sau Hiệp định Genève tại Việt Nam, bao gồm dòng người từ miền Nam "tập kết ra Bắc" và một dòng người lớn hơn với gần một triệu người "di cư vào Nam".
Bài chi tiết: Hiệp định Genève, 1954
Sau trận Điện Biên PhủHiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vàPháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5, 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày,[1] còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày.[2]
Để giám sát thực thi hiệp định, Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến được thành lập theo điều 34 của hiệp định với đại diện của ba nướcẤn ĐộBa Lan, và Canada.
Di cư vào Nam
Nguyên nhân



http://bits.wikimedia.org/skins-1.17/common/images/magnify-clip.png
Một người Thiên Chúa giáo di cư từ miền Bắc đang được cứu trợ
Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[3][4][5]. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.
Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì cho rằng những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức hay "dụ dỗ di cư"[6]. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ[7] về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể[8]. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo[9]. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Nhóm này phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán[7].
Ngược lại, những tờ bích chương và tờ bướm do Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phân phát[10]. Hơn nữa chính Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đã mở cuộc điều tra đơn khiếu nại của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về hành động cưỡng bách di cư. Trong số 25.000 người Uỷ hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả[11].
Ngoài những người di cư vào Nam vì lý do tôn giáo (chiếm 2/3 tổng số), số còn lại là những người thuộc khuynh hướng chính trị chống cộng sản, những người có liên hệ với chính quyền Pháp hay chính phủ quốc gia, thành phần tư sản thành thị và những gia đình nông thôn lo ngại vì chính sách cải cách ruộng đất và đấu tố[12]. Thêm vào đó là những người thuộc dân tộc thiểu số đã từng theo quân đội Pháp chống Việt Minh. Trong đó có khoảng 45.000 người Nùng vùng Móng Cái và 2.000 người Thái và Mèo từ Sơn La và Điện Biên[13][7].
Tiến trình

http://bits.wikimedia.org/skins-1.17/common/images/magnify-clip.png
Tàu há mồm LST đón người di cư rời miền Bắc.
Ngày 9 tháng 8 năm 1954, chính phủ Quốc gia Việt Nam của tân Thủ tướng Ngô Đình Diệmlập Phủ Tổng ủy Di cư Tỵ nạn ở cấp một bộ trong nội các với ba nha đại diện, một ở miền Bắc, một ở miền Trung và một ở miền Nam để xúc tiến định cư. Thêm vào đó là Uỷ ban Hỗ trợ Định cư, một tổ chức cứu trợ tư nhân giúp sức.
Đối với sinh viên đại học, Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng Tám đưa khoảng 1200 sinh viên miền Bắc vào Nam.[14] Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư.[15]
Vì không có đủ phương tiện cho những người di cư vào Nam nên chính quyền Pháp và Bảo Đại phải kêu gọi các nước khác giúp chuyên chở và định cư. Các chính phủ Anh, Ba Lan,Tây ĐứcNam Hàn, Hoa Kỳ, NhậtPhilippinesNew ZealandTrung Hoa Dân quốcÚc và Ýhưởng ứng cùng các tổ chức UNICEFHồng Thập Tự, Catholic Relief Services (CRS), Church World Services (CWS), Mennonite Central Committee (MCC), International Rescue Committee (IRC), CARE và Thanh thương Hội Quốc tế.
Ngày 4 tháng 8 năm 1954 cầu hàng không nối phi trường Tân Sơn NhứtSài Gòn trong Nam với các sân bay Gia LâmBạch MaiHà Nội và Cát BiHải Phòng ngoài Bắc được thiết lập. Nỗ lực đó được coi là cầu không vận dài nhất thế giới lúc bấy giờ (khoảng 1.200 km đường chim bay). Phi cảng Tân Sơn Nhứt trở nên đông nghẹt; tính trung bình mỗi 6 phút một là một máy bay hạ cánh và mỗi ngày có từ 2000 đến 4200 người di cư tới. Tổng kết là 4280 lượt hạ cánh, đưa vào 213.635 người.
Ngoài ra, một hình ảnh quen thuộc với người dân tỵ nạn là "tàu há mồm" (tiếng Anhlanding ship, tank viết tắt là LST) đón người ở gần bờ rồi chuyển ra tàu lớn neo ngoài hải phận miền Bắc. Các tàu thủy vừa hạ xuống, hàng trăm người đã giành lên. Các tàu của Việt Nam, Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung HoaBa Lan... giúp được 555.037 người "vô Nam". "Nam" được hiểu là cả dải duyên hải miền Nam Việt Nam, từ Đà Nẵng tới Vũng Tàu. Vì số người di cư quá đông Cao uỷ Pháp đã xin gia hạn thêm ba tháng và phía Hà Nội đã thoả thuận nên ngày cuối cùng thay vì là ngày 19 tháng 5 được đổi thành ngày 19 tháng 8. Trong thời gian gia hạn thêm 3.945 người đã vượt tuyến vào Nam. Chuyến tàu thuỷ cuối cùng của cuộc di cư cập bến Sài Gòn vào ngày 16 tháng 8.
Thêm vào đó, còn tới 102.861 người tự tìm đường bộ hoặc ghe thuyền và phương tiện riêng.
Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào Nam[16].
Trong văn học và âm nhạc
Bài thơ Nhất định thắng (năm 1955) của nhà thơ Trần Dần[17] có viết về cuộc di cư này cùng với sự đau thương chia cắt Bắc Nam và lời kêu gọi đứng lên đòi hòa bình và thống nhất.
Năm 1955, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài thơ Thuyền viễn xứ của Huyền Chi và sau này là bài 1954 - 1975 nói lên tâm trạng của những người di tản.
Trong miền Nam, những bản nhạc Chuyến đò vĩ tuyếnNắng đẹp Miền NamNhạc rừng khuya và Đoàn người lữ thứ của nhạc sĩ Lam Phương,[18] Ghé bến Sài Gòn của Văn Phụng, Hình ảnh quê xưa của Hoàng Trọng cũng nói về cuộc di cư này.
Tập kết ra Bắc
Sử liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận có 140.000 người di cư ra Bắc bằng phương tiện riêng, băng rừng Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba LanPháp và Liên Xô[16]. Đa số đây là những người theo Việt Minh và gia đình của họ tập kết ra Bắc.
Phủ Tổng uỷ Di cư Tỵ nạn của Quốc gia Việt Nam thì ghi con số 4.358 người đi qua ngả chính phủ.[cần dẫn nguồn] Họ là những người vì vội vã đã bỏ vào Nam nay đổi ý muốn trở lại ra Bắc hay những người tin theo vận động của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tìm đường ra Bắc. Số người này được vận chuyển bằng đường thuỷ và hàng không của Pháp.
Tài liệu tham khảo
3.   ^ Tuần báo Time, The Lesson of Seven Nails21 tháng 2 năm 1955
4.   ^ Tuần báo Time, Wanderer's Rest27 tháng 2 năm 1956
5.   ^ Tuần báo Time, Land of Compulsory Joy22 tháng 11 năm 1954
7.   a b c Neel Sheehan, A Bright Shining Lie, 1988, tr. 137.
8.   ^ Nguyên văn: "...his task was to weaken Ho Chi Minh's Democratic Republic of Viet Nam through any means available..."; Spencer C. Tucker, Encyclopedia of the Vietnam War, ABC-CLIO, 1998, tr. 220.
10. ^ O 'Connor, Patrick. "Violations of Article 14 of the Geneva Agreement" trong cuốn Terror in Vietnam: A Record of Another Broken Pledge. Washington, DC: National Catholic Welfare Conference, 1955.
11. ^ 14th Interim Report by the ICC. London: Her Majesty's Stationaery Office
12. ^ Freeman, James M. Hearts of Sorrow, Vietnamese-American Lives. Stanford, CA: Stanford University Press, 1989. Trang 142-5.
13. ^ Lê Xuân Khoa. Việt nam 1945-1995. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
14. ^ Nguyễn Văn Lục. Lịch Sử Còn Đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Trang 129.
16. a b Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạnFlight from Indochina[1], tr. 80-81
17. ^ “Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần”. Truy cập 15 tháng 3 năm 2010.
18. ^ “Nhạc sĩ Lam Phương”. Truy cập 15 tháng 3 năm 2010.
**********************************

nam64 wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11
Trích đoạn từ http://www.vietlist.us/SUB_VietHistory/VNHistory_12.shtml 

VietSu
Hình chụp của 1 phóng viên Liên Xô: Một cảnh đấu tố tại miền Bắc có hình thờ các lãnh tụ Cộng sản được treo trên cao. Trong hình một thanh niên có vẽ có học thức, đang bị Cộng Sản đấu tố. Cán bộ Cộng Sản ngồi trên bàn chủ tọa. Nông dân nghèo được khích động, hứa hẹn chia của và huấn luyện sẵn để đánh đập, sỉ vả, kết tội người bị đấu tố.
Ce sont des photos d'un journaliste soviétique: Sur la première photo, sont accrochés en hauteur les portraits des dirigeants communistes. En dessous se tiennent des fonctionnaires communistes. Devant des paysans pauvres, l’un après l’autre, réprimandent un bourgeois encourageant la population spectatrice à approuver et à le passer à tabac.

113. Cải cách ruộng đất: Cải cách ruộng đất là một chiến dịch do Cộng Sản phát động ở ngoài miền Bắc vào các năm 1952-1956, theo khuôn mẫu của Trung Cộng và Liên Xô. Người ta tìm thấy thư của Hồ Chí Minh cung kính xin chỉ thị của Stalin, Liên Xô, trong công tác giết hại nhân dân Việt Nam đẫm máu nầy . Một số dân bất lương, nghèo đói được đảng Cộng Sản huấn luyện đấu tố, chửi bới những nông dân khá giả, những người làm ăn giỏi trong làng rồi đem họ ra xử bắn, chém đầu, chôn sống, phơi nắng cho đến chết. Những nông dân nầy bị xử tử bởi những cán bộ Cộng Sản, không qua một tòa án chính thức, và không được quyền biện hộ cho mình. Cộng Sản không cho biết là họ đã giết bao nhiêu người, nhưng người ta ước lượng có gần 200 ngàn nông dân, trí thức bị giết. Khẩu hiệu của Cộng Sản trong thời gian nầy là ''Giết nhiều chia nhiều '' để khuyến khích cán bộ Cộng Sản giết dân và được chia của. Tài sản của người chết bị tịch thu phần lớn chia cho đảng Cộng Sản, một phần chia cho những người tố họ. Đảng Cộng Sản khuyến khích con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy khiến cho xã hội miền Bắc rối loạn về đạo đức, thiếu vắng người trí thức. Con cháu của nạn nhân bị đuổi đi về những vùng rừng sâu nước độc và bị đối xử phân biệt, mất những quyền lợi của những công dân bình thường. Những ảnh hưởng xấu của cuộc tàn sát nầy lên xã hội vẫn còn tác hại đến ngày hôm nay. Trong khi miền Nam dạy học sinh hòa bình, thương yêu và kính trọng thì miền Bắc dạy người dân giết chóc, hận thù. Trong vài hình chụp hiếm hoi của một cuộc đấu tố do một phóng viên Liên Xô ghi nhận được, người ta thấy các hình ảnh của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Stalin được treo trên cao, ở vị trí trang trọng tôn thờ, là những biểu tượng tinh thần cho các cuộc giết chóc đẫm máu. Các câu thơ sau đây của Tố Hữu, bộ trưởng bộ Giáo Dục miền Bắc, được truyền bá rộng rãi trong dân chúng trong thi kỳ đen tối trên, khuyến khích cán bộ Cộng sản giết dân để chiếm đất, thâu thuế và để tôn thờ các tay Cộng sản cuồng sát của nhân loại :
"Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt !"
Land Reform: Land Reform was a campaign that followed the pattern of China and was promoted by Vietnamese communists. The campaign was operated in Northern Vietnam in 1952-1956. A significant number of dishonest, bad and poor people were trained by the communists to wrongly accuse hard working farmers, businessmen and intellectuals in public trials in their villages. Then these innocent people were beheaded or buried alive or exposed to the sunlight until they died. These poor victims were tried and killed without formal court proceedings and had no right to defend for themselves. Of course, the Communists didn’t announce the number of people they killed in the Land Reform. There were approximately more than 100,000 farmers and intellects killed. The slogan of the communist party in this period was “kill more, receive more” to encourage communist cadres to kill innocent people. The communist party confiscated properties of these dead people and gave some to the accusers. The communist party encouraged children to accuse their parents, husbands and wives to accuse each other, and students to accuse their teachers. Consequently, the North was greatly disordered in morality and lack of intellectuals. The descendants of the victims were expelled to uninhabited areas and were discriminated against. The bad effects of Land Reform massacres have continued in society until today. While the South tough their children love and peace, the North tough hating and killing. The following poems of To Huu were publicized at that time to encourage the communist cadres to kill, to collect tax and to worship the international murderers:
"Kill, kill more and don’t stop,
For the green rice field and for fast tax collection,
For our party long lasting and for our people to have the same heart beats,
To worship Mao and Stalin forever !"

Réforme agraire: la réforme agraire fut une campagne qui suivit le modèle de la Chine et fut promu par les communistes viêtnamiens. La campagne fut menée dans le nord du Viêt-Nam en 1952-1956. Un nombre important de malhonnêtes, de mauvais et pauvres gens furent formés par les communistes pour accuser à tort des agriculteurs qui travaillaient dur, des hommes d'affaires et des intellectuels dans des procès publics dans leurs villages. Ces personnes innocentes furent ensuite décapitées ou enterrées vivantes ou exposées à la lumière du soleil jusqu'à leur mort. Ces pauvres victimes furent jugées et tuées sans procédure judiciaire formelle et n'eurent pas le droit de se défendre par eux-mêmes. Bien sûr, les communistes n’annoncèrent pas le nombre de personnes qu'ils avaient tuées durant la réforme agraire. Il y eut environ plus de 100.000 agriculteurs et intellectuels tués. Le slogan du parti communiste durant cette période fut de « tuer plus, percevoir plus » pour encourager les cadres communistes à tuer des gens innocents. Le parti communiste confisqua les propriétés de ces morts et en donna à ses accusateurs. Le parti communiste encouragea les enfants à accuser leurs parents, maris et épouses de s’accuser l'un l’autre et les étudiants à accuser leurs enseignants. Par conséquent, le Nord vit la morale mise à mal et subit le manque d'intellectuels. Les descendants des victimes furent expulsés vers des zones inhabitées et furent victimes de discriminations. Les effets des massacres de la réforme agraire continuent à se faire sentir dans la société jusqu'à aujourd'hui. Si le Sud pratiquait l’amour des enfants et de la paix, le Nord pratiquait la haine et la tuerie. Les poèmes suivants de Tô Huu furent diffusés à l'époque pour inciter les cadres communistes à tuer, à percevoir l'impôt et à adorer les meurtriers internationaux:
« Tue, tue plus et ne t’arrête pas,
Pour la rizière verte et la collecte rapide de l'impôt,
Pour notre parti longue vie et pour notre peuple avoir les cœurs battant à l’unisson,
Pour le culte de Mao et Staline pour toujours! »

VietSu
Người bị đấu tố sắp bị bắn

VietSu
Người bị đấu tố vừa bị bắn chết trước sự chứng kiến của dân chúng. Tài sản người bị đấu tố thường bị tịch thu, gia đình người bị đấu tố bị đuổi ra khỏi nhà. Thân nhân bị cô lập, không được hành nghề, không được làm mướn. Hàng triệu người miền Bắc là nạn nhân của Cộng Sản, đã sống trong tình trạng đói khổ, cùng quẩn suốt cuộc đời. Phần lớn những người bị đấu tố chỉ là những nông dân giỏi, khá giả nhờ vào tài sức của mình. Họ đã bị giết chết, bị cướp đọat tài sản một cách oan uổng
Finalement le bourgeois est exécuté publiquement. Sa famille est chassée dans la rue. Elle est isolée. Ces membres ont l’interdiction de travailler. Des millions de personnes ont été des victimes des communistes du Nord. Ils ont vécu dans un état de pauvreté toute leur vie. Ces gens étaient de bons agriculteurs. On leur a volé injustement tous leurs biens.


VietSu
Cảnh đồng bào miền Bắc trốn chạy Cộng sản
tại Hải Phòng năm 1954. Nguồn ảnh: Corbis
114. Cuộc di cư năm 1954: Hiệp định Geneve được ký kết giửa thực dân Pháp và Việt Cộng để chia đôi đất nước năm 1945. Theo tinh thần của Hiệp Định Geneve thì hai bên phải giải giới, mang cán bộ, binh lính mình về và để cho người dân Việt Nam có 300 ngày được quyền tự do lựa chọn miền đất sinh sống. Cộng Sản Bắc Việt đã có những kế hoạch rất rõ ràng và vi phạm trầm trọng Hiệp Định Geneve ngay từ ngày đầu:
  • Tại miền Nam họ chôn dấu vũ khí, cài cán bộ ở lại trong nhà dân. Họ ra sức khuyến khích và tổ chức người dân miền Nam tập kết ra Bắc.
  • Tại miền Bắc họ chỉ phổ biến hiệp định Geneve rất hạn chế ở thành thị. Ở thôn quê họ cố tình không phổ biến và đàn áp, đánh giết những ai loan truyền những thông tin về Hiệp định Geneve, về tự do lựa chọn miền sinh sống.
  • Mục đích của Cộng Sản là dành dân, mang nhiều người miền Nam ra Bắc và giử người dân miền Bắc lại không cho họ vào Nam.
Nhiều đồng bào miền Bắc biết được sự tàn ác của Cộng Sản đem gia đình trốn chạy vào Nam. Một mặt Cộng Sản cho thanh niên nam nữ giữ đồng bào ở lại, một mặt họ cho binh sĩ bắn vào thuyền, vào đồng bào di cư. Số người chết đếm không xiết. Tổng cộng trên 1 triệu người trốn được vào Nam, được chính quyền tiếp đãi tử tế. Rất nhiều người Bắc di cư đã thành công và có đời sống mới tốt đẹp ở miền Nam.
VietSu
Nguồn ảnh: Corbis
history
Nguồn ảnh: Corbis
The evacuation in 1954: The Geneva agreement was signed by the French colonists and the Viet Cong in 1954 to divide our country with the Ben Hai river as the border. The North was under communism, while the South was trying to form a democratic and republic government. The agreement allowed the Vietnamese to select their own destinations. Many Northerners who understood the cruelty of communists fled to the South. To stop people from escaping to the South, the communists had two strategies. On one hand, they ordered young adults to induce people to stay; on the other hand, they ordered communist soldiers to fire at the boats of fleeing people. The dead people in this time were uncountable. More than 1 million people who escaped to the South were welcomed and treated well by the Southern government. Many of the Northerners succeeded in the South.
VietSu
Đại tướng Pháp Deltheil (trái) và Thủ Tướng Việt Minh
Tạ Quang Bửu (phải), ký hiệp định chia đôi nước Việt Nam
ngày 20 tháng 7 1954 tại Genève. AFP/Getty Images.
VietSu
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, Quảng Trị
chia cắt hai miền Nam Bắc. Ảnh Life Magazine.
L'évacuation en 1954: L'accord de Genève fut signé par les colons français et le viêt-công en 1954 pour diviser notre pays en deux avec la rivière Bên Hai comme la frontière. Le Nord se trouva sous le régime communisme alors que le Sud essaya de former un gouvernement démocratique et républicain. L'accord permit aux viêtnamiens de choisir leur camp. De nombreux habitants du Nord qui avaient compris la cruauté des communistes fuirent vers le Sud. Pour les en empêcher, les communistes eurent deux stratégies. D'une part, ils ordonnèrent aux jeunes d’inciter les adultes à rester, d’autre part, ils ordonnèrent à des soldats communistes de faire feu sur les bateaux des gens en fuite. Les morts en cette période furent innombrables. Plus d’un million de personnes qui s’échappèrent vers le Sud furent accueillies et bien traitées par le gouvernement du Sud. Beaucoup d’habitants du Nord réussirent à passer au Sud.
minhtom wrote on May 20, '11
cuuphansinh wrote on May 20, '11
RÒM sưu tầm tốt quá !
linalol wrote on May 20, '11
Ròm sưu tầm giỏi quá !
nam64 wrote on May 20, '11
linalol said
Ròm sưu tầm giỏi quá ! 
Hehe còn tìm thêm nửa .Em thì thích tìm hình hơn bài text ,nhưng thấy bài hay em rinh về luôn hihi
nam64 wrote on May 20, '11
RÒM sưu tầm tốt quá ! 
Ròm còn sưu tầm thêm hình ảnh về nửa mới đủ bộ lận hehehe
ntqt wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11

"Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít-ta-lin bất diệt!"


Bài thơ của bộ trưởng Bộ Giáo Dục Tố Hữu.
ntqt wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11

…Lôi cổ bọn nó ra đây,
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi,
Bắt chúng đứng, cấm cho ngồi,
Bắt chúng ngước mặt, vạch người chúng ra.
Hỡi phường phú địa, thù xưa,
Bầy choa quyết đấu bây chừa mới nghe. 


Xuân Diệu
ntqt wrote on May 20, '11, edited on May 20, '11
Tay dong tay, thét nổ mặt trời,
Lời cất vọng tung cao: Kim Chủ Tịch.


Lưu Trọng Lư
ntqt wrote on May 21, '11, edited on May 21, '11
Bổ túc thêm

Cuộc di cư từ Bắc vào Nam - Trong âm Nhạc

- Nỗi Lòng Người Đi
Nhạc và lời: Anh Bằng

- Hướng Về Hà Nội
Nhạc và lời: Hoàng Dương

- Giấc Mơ Hoài Hương
Nhạc và lời: Vũ Thành

- Mưa Sài Gòn Mưa Hà Nội
Thơ: Hoàng Anh Tuấn
Phạm Đình Chương phổ nhạc
Ban hợp ca Thăng Long trình bày
ntqt wrote on May 21, '11, edited on May 21, '11
Trong văn học:

Đêm Giã Từ Hà Nội 
Mai Thảo

Viết tại Hà Nội – 100 ngày, sau Hiệp định Genève
ntqt wrote on May 22, '11, edited on May 22, '11
Đem so sánh ngôn từ trong âm nhạc, văn học, câu văn, lời nói ...năm ’54, của người chính gốc Hà Nội thanh lịch khác xa với bọn Giải… gì gì đó của năm ’75; thì thấy người miền bắc dùng toàn ngôn từ, chữ Vẹm đưa vào miền Nam, ép dân chúng nói tiếng Vẹm của chúng, người miền Nam ngao ngán.

- Người Hà Nội thanh lịch nay đã trở thành Người Hà Nội lỗ mãng.
- Hà Nội - đất của Ngàn Năm Văn Vật, đã trở thành: đất của Ngàn Câu Văng Tục”.
- Hà Nội thành Hà Lội
ddsiechs wrote on Apr 6
đất đai ở đâu ra? tài sản ở đâu ra? là do bàn tay, mồ hôi nước mắt, là trí thông minh của họ làm ra. Họ là nguồn sống cho dân nghèo, cho những kẻ đần độn. thời nào không có người giàu người nghèo. chính cộng sản mới là những kẻ ăn cướp trắng trợn. tội ác trời tru đất diệt.
hongdwc wrote on Apr 16
Người viết bài này rất xách mé. Nếu ai đã học cách viết essay thì thấy ngay câu sau:

"Hàng chục vạn người, ĐA SỐ LÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954..." là rất đểu. Đưa thêm thông tin vào câu phải có mục đích, và ở câu này thì mục đích gì ai cũng rõ.

Lại nữa, câu "..."dụ dỗ di cư"[6]. Khẳng định này không mâu thuẫn với các tài liệu của Mỹ[7]" với chú thích số 6 là trích từ tài liệu CS (ai cũng biết là bất khả tín, lại nữa không thể tự chứng minh bằng những gì Chính Mình tạo ra: ngụy tạo chứng cứ) và chú thích số 7 trích từ sách của Neil Sheehan (người nước ngoài) là một sử gia vô tư cách đã bị Mark Moyar vạch rõ bộ mặt dối trá, tác giả Minh Võ cũng viết sách tiếng Việt chứng minh sự mất dạy của "sử gia" Sheehan.

Nhất là sau đó lại thêm "Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo[9]" cũng chú thích lấy tài liệu từ một trang web mà bây giờ đã mất nguồn.

Tất cả những điều trên chứng tỏ người viết bài wiki này KHÔNG LƯƠNG THIỆN.

Đã từ lâu, chúng ta vẫn bảo nhau phải coi chừng những trang wiki Việt ngữ viết về lịch sự hiện đại VN. Nay xin được nhắc lại.

Những ngôn từ kiểu họ viết sẽ làm cho giới trẻ (những người không biết gì về thời gian 54-nay) tin tưởng vào những điều dối trá, dẫn đến những suy nghĩ sai lạc về cha ông minh.

Cảm ơn ntqt đã cung cấp, nhắc nhở về những tài liệu văn học nghệ thuật mà tác giả của wiki đã cố tình không nhắc đến, lại chỉ nhắc những tác phẩm "tiếc vì đã ra đi".
nam64 wrote on Apr 16
hongdwc said
Người viết bài này rất xách mé. Nếu ai đã học cách viết essay thì thấy ngay câu sau: 
Cám ơn chú thích thêm cho Entry này .
trangden wrote on Apr 16
Ngao ngán cho một đất nước đã vô phúc sản sinh ra một thứ con mà mới nhìn qua thì giống người .
hongdwc wrote on Apr 16
nam64 said
Cám ơn chú thích thêm cho Entry này . 
Cảm ơn chi Ròm ơi.

Có điều, phải rất cẩn thận khi vào wiki tiếng Việt. Câu chữ của họ không chỉ là thông tin, mà còn là tuyên truyền. Tôi "nghiên cứu" họ khá lâu rồi mới đi đến kết luận đó. Nếu có thì giờ, Ròm "theo dõi" những người thường xuyên viết ở mục lịch sử và theo dõi các tranh luận của họ để đi đến kết luận đăng gì, bỏ gì.
nam64 wrote on Apr 17
hongdwc said
Có điều, phải rất cẩn thận khi vào wiki tiếng Việt. Câu chữ của họ không chỉ là thông tin, mà còn là tuyên truyền. Tôi "nghiên cứu" họ khá lâu rồi mới đi đến kết luận đó. Nếu có thì giờ, Ròm "theo dõi" những người thường xuyên viết ở mục lịch sử và theo dõi các tranh luận của họ để đi đến kết luận đăng gì, bỏ gì. 
Đây là lý do vì sao Ròm cám ơn "chú thích thêm" .Nhờ những còm Reply phân tích thêm cho Entry tài liệu ,lich sử ,... của bọn chúng đưa ra(?) ,mới biết được cái sự thật ở đằng sau lưng những cái tài liệu Wiki made in csVN này ====> vì vậy mà Ròm rất cần những cái Reply phân tích .

Ròm xa quê hương từ khi còn nhỏ ,học chưa tới nơi tới chốn ,nhưng cũng nhận ra được phần nào thật giả và cũng còn phải xem và học hỏi thêm nhiều điều từ anh chị lớn tuổi từ miền Nam .Những gì Ròm học từ sau 75 toàn là giả dối ,cũng may là chỉ có vài năm thôi và Ròm cũng là thành phần bị tẩy chay trong trường ,lớp ...là thành phần có cha làm việc cho VNCH ...hehe cũng nhờ đó mà chưa có bị tụi cs Bắc Việt nhồi sọ hehehehe.
tyrany1234 wrote on Jun 24
Cả triệu người tỵ nạn hải ngoại cả 40 năm mà ko thấy có đựợc 1 phim ảnh như Tôi Muốn Sống. Thật là useless .
vietnamsaigon wrote on Jul 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ..... sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và "quên" cái việc "Nguồn Hình" hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm


Những bài đăng trong tầng lầu này